Phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học tham gia đào tạo sau đại học tại học viện khoa học và công nghệ việt nam, viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 32 - 35)

Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Chính sự phân cơng, hợp tác lao động nhằm đạt hiệu quả, năng suất cao hơn trong cơng việc địi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý. Đây là hoạt động để người lãnh đạo tập hợp sức mạnh của các thành viên trong nhóm, trong tổ chức đạt được mục tiêu đề ra. Nói về điều này, Các-Mác từng viết: “Một người chơi vĩ cầm riêng rẽ thì tự điều khiển mình nhưng một dàn nhạc thì cần có một nhạc trưởng” [49, tr.30]. Trong q trình tồn tại và phát triển của quản lý đặc biệt trong quá trình xây dựng lý luận quản lý, khái niệm về quản lý được nhiều nhà lý luận cũng như thực hành quản lý đưa ra: Ư.Taylor - người đầu tiên nghiên cứu quá trình lao động trong từng bộ phận của nó cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”. A.Fayon - nhà lý luận quản lý kinh tế người Pháp, khi áp dụng lý thuyết vào thực tiễn quản lý một xí nghiệp thì nói: “Quản lý là đưa xí nghiệp tới đích, cố gắng sử dụng tốt nhất các nguồn nhân lực (nhân, tài, vật lực) của nó”. Theo Từ điển tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”. Các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải và Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm mục tiêu đề ra” [10, tr40].

Như vậy, tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau, song bản chất của khái niệm quản lý có thể hiểu là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận động theo mục tiêu đề ra và tiến tới trạng thái chất lượng mới.

Quản lý phát triển nhân lực là q trình phát triển cơng tác quản lý nhân lực sao cho tổ chức hay hệ thống đạt tới một trình độ mới về chất, trong đó nhân lực của tổ chức có đủ năng lực và điều kiện đáp ứng được những yêu cầu và nhiệm vụ mới ở mức độ cao hơn.

Quản lý phát triển nhân lực có thể được coi là một lĩnh vực của lý thuyết “Phát triển nguồn nhân lực”. Phát triển nguồn nhân lực liên quan đến giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực, sử dụng những tiềm năng con người và tạo môi trường thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển. Do đó, phát triển nhân lực gắn liền với giáo dục và đào tạo, sử dụng và tạo môi trường thuận lợi cho nhân lực phát triển. Các yếu tố này xâm nhập vào nhau và phụ thuộc lẫn nhau, song giáo dục là cơ sở cho tất cả những yếu tố khác, là nhân tố thiết yếu để tuyển chọn, bố trí và sử dụng, để duy trì một mơi trường có chất lượng cao, để mở rộng và cải thiện lao động, để duy trì sự đáp ứng yêu cầu về kinh tế và xã hội.

Quản lý giáo dục theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [12, tr.30]. Cịn theo Đỗ Hồng Tồn thì: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổ chức, phương pháp giáo dục, kế hoạch hóa, tài chính,... nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” [18, tr.29]. Từ những quan điểm trên, ta thấy bản chất của hoạt động quản lý giáo dục là quản lý hệ thống giáo dục, là sự tác động có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý theo các quy luật khách quan nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn.

Nguồn lực trong giáo dục vừa là mục tiêu, nội dung và động lực của quản lý và phát triển trong giáo dục. Nguồn nhân lực trong giáo dục đó chính là yếu tố con người: Đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Vai trò của nhà giáo là “người định hướng, dẫn dắt sự phát triển của học trị”. Chính vì vậy trong văn bản Luật giáo dục đã khẳng định: “Đội ngũ nhà giáo có vai trị quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục...”.

Việc quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục có một số đặc điểm sau: - Nguồn nhân lực trong giáo dục đa dạng với nhiều trình độ đào tạo và đặc thù lao động khác nhau.

- Nguồn nhân lực trong giáo dục phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hố, dân chủ hóa và xã hội hóa và hội nhập quốc tế.

- Nhiều cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục.

- Quản lý nguồn nhân lực là cơng việc thường xun kết hợp hài hịa lợi ích của các thành viên và tập thể.

Dựa trên những đặc điểm đó để xây dựng nguyên tắc trong quản lý nguồn nhân lực:

- Đảm bảo tính thống nhất mục tiêu.

- Đảm bảo tính khoa học trong quản lý nguồn nhân lực. - Quản lý nguồn nhân lực đảm bảo tính hiệu quả.

Ngồi những nguyên tắc trên, quá trình quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục cần chú ý đến các khía cạnh khác bao gồm sự kế thừa, tính liên tục khơng bị đứt đoạn của q trình và tính trọng người “thực tài” cũng như tính chuyên nghiệp trong xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tổng hòa trong việc thực hiện các nguyên tắc quản lý sẽ

là cơ sở vững chắc cho việc phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách bền vững.

Vì vậy, quản lý phát triển nhân lực trong giáo dục vừa mang tính chất khoa học vừa mang tính nghệ thuật nhằm điều hành và điều chỉnh được mọi thành viên của cơ sở giáo dục hoàn thành tốt các nhiệm vụ và đạt các mục tiêu giáo dục đã đề ra. Quá trình quản lý phát triển nhân lực bao gồm sáu hoạt động: kế hoạch hóa nhân lực của cơ sở giáo dục, tuyển chọn, sử dụng, đánh giá, đào tạo - bồi dưỡng và chế độ chính sách đãi ngộ.

Trong khn khổ của đề tài này, vấn đề về phát triển nhân lực trong giáo dục muốn đề cập đến là phát triển đội ngũ giảng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học tham gia đào tạo sau đại học tại học viện khoa học và công nghệ việt nam, viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)