Học viện Khoa học và Công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học tham gia đào tạo sau đại học tại học viện khoa học và công nghệ việt nam, viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 45 - 51)

1.3.2.3 .Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên

2.1.2. Học viện Khoa học và Công nghệ

Học viện Khoa học và Công nghệ là cơ sở giáo dục công lập, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN; có chức năng đào tạo và cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ về các chuyên ngành khoa học tự nhiên và công nghệ;

Cơ cấu tổ chức của Học viện gồm:

+ Hội đồng Khoa học và Đào tạo + Các đơn vị chức năng:

(1) Phịng Tổ chức - Hành chính; (2) Phịng Kế tốn;

(3) Phòng Đào tạo;

(4) Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế; (5) Phịng Cơng tác học viên.

+ Các Khoa và Bộ môn: (1) Khoa Toán học (2) Khoa Vật lý (3) Khoa Hoá học

(4) Khoa Cơ học và Tự động hóa

(5) Khoa Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (6) Khoa Địa lý

(7) Khoa Các khoa học trái đất

(8) Khoa Khoa học và Công nghệ biển (9) Khoa Khoa học vật liệu và Năng lượng (10) Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông (11) Khoa Công nghệ sinh học

(12) Khoa Công nghệ môi trường. Các Bộ mơn:

- Bộ mơn Lý luận chính trị - Bộ môn Ngoại ngữ

- Bộ môn Tin học.

+ Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học: - Thư viện.

Cơ sở của Học viện:

- Cơ sở của Học viện tại Thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở của Học viện tại Thành phố Nha Trang.

Đội ngũ giảng viên:

Đội ngũ giảng viên của Học viện gồm 711 giảng viên là cán bộ nghiên cứu của các đơn vị thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN, trong đó có 48 giáo sư, 187 phó giáo sư và 476 tiến sĩ (tính đến tháng 6/2017).

5% 25% 70% Giáo sư Phó Giáo sư Tiến sĩ

Hình 1. Cơ cấu đội ngũ giảng viên tại Học viện KHCN

Cơ sở vật chất

Thư viện

Ngoài hệ thống thư viện xây dựng tại Học viện KHCN và các viện nghiên cứu chuyên ngành, người học (học viên cao học, NCS và chủ nhiệm đề tài/ nhiệm vụ sau tiến sĩ...) được truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN, bao gồm Thư viện tổng hợp tại Trung tâm Thông tin tư

liệu với số lượng bản in chuyên ngành KH&CN gồm gần 10 nghìn tạp chí và trên 20 nghìn đầu sách, được cung cấp quyền truy cập vào thư viện số của Viện Hàn lâm KHCNVN (http://elib.isivast.org.vn/), qua đó học viên sẽ được nghiên cứu và sử dụng các dịch vụ của các nguồn cơ sở dữ liệu trực tuyến như: Science Direct', Springer Link, IOP, APS, ACS, AIP, Proquest Central...

Hình 2. Phịng tạp chí trong hệ thống thư viện tại Viện Hàn lâm KHCNVN

Hệ thống các phịng thí nghiệm

Học viên được sử dụng hệ thống trang thiết bị của Viện Hàn lâm KHCNVN với hàng trăm phịng thí nghiệm, trong đó có 4 phịng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Công nghệ Gen; Công nghệ mạng; Vật liệu và linh kiện điện tử; Công nghệ tế bào thực vật, cùng nhiều phịng thí nghiệm nghiên cứu của 35 viện nghiên cứu chuyên ngành, hoàn toàn đáp ứng yêu cầu NCKH và đào tạo sau đại học.

Hoạt động đào tạo

Đào tạo trình độ thạc sĩ

Học viện KHCN có 18 mã ngành đào tạo trình độ thạc sĩ. Các mã ngành đào tạo này thuộc 6 khoa: Tốn học, Vật lý, Hóa học, Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Công nghệ thông tin và Viễn thơng, Cơng nghệ sinh học.

Tính đến tháng 10/2017, Học viện đào tạo 53 mã ngành tiến sĩ. Chương trình sau tiến sĩ

Học viện KHCN được Viện Hàn lâm KHCNVN giao tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình sau tiến sĩ (Posdoc) từ năm 2017 nhằm tạo nguồn nhân lực khoa học và cơng nghệ trình độ sau tiến sĩ cho Viện Hàn lâm KHCNVN, đáp ứng nhu cầu phát triển theo Quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 2133/QĐ-TTg ngày 1/12/2011).

Chương trình Posdoc xây dựng mơ hình theo thơng lệ quốc tế, gắn kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ sau tiến sỹ với hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm khuyến khích, tạo động lực và đam mê nghiên cứu khoa học cho các nhà khoa học tham gia học tập và làm việc. Thơng qua đó xây dựng nguồn nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm để trở thành cán bộ nghiên cứu của Viện Hàn lâm KHCNVN.

Trong năm 2017 Học viện đã cấp kinh phí cho 34 đề tài và 7 nhiệm vụ nghiên cứu trong chương trình đào tạo sau tiến sĩ.

Liên kết đào tạo quốc tế

Kế thừa thế mạnh và truyền thống hợp tác quốc tế với trên 50 tổ chức khoa học công nghệ lớn trên thế giới của Viện Hàn lâm KHCNVN, Học viện tiếp tục mở rộng hợp tác về đào tạo và nghiên cứu với nhiều đối tác đào tạo ở nước ngoài như: Đại học tổng hợp kỹ thuật Kazan KNRTU (LB Nga), Đại học Công nghệ Sydney UTS (Úc), Viện Công nghệ AIT (Áo), Đại học King Mongkut (KMUTB, Thái lan), Đại học Khoa học và Công nghệ, UST (Hàn quốc). Trong thời gian tới sẽ tiếp tục ký kết văn bản hợp tác liên kết đào tạo với đại học quốc gia Pusan PNU (Hàn Quốc), Học viện sau đại học UCAS, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Viện KH và CN tiên tiến JAIST (Nhật bản).

Hoạt động nghiên cứu khoa học

Trong năm 2016 Học viện KHCN đã công bố 24 bài báo trên các tạp chí thuộc danh mục SCI, 20 bài SCI-E (bao gồm cả tạp chí Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology), 15 bài đăng trên các tạp chí trong nước, 1 sách chuyên khảo ISBN.

Trong năm 2017 thực hiện 1 đề tài cấp quốc gia, 2 đề tài cấp Viện Hàn lâm KHCNVN, 1 đề tài hợp tác quốc tế.

Hoạt động quản lý đào tạo của Học viện KHCN mang tính đặc thù cao:

Thứ nhất, đặc thù về hoạt động đào tạo: Học viện KHCN chỉ đào tạo sau

đa ̣i ho ̣c (không đào tạo đại học), kế thừa và tiếp tục phát huy truyền thống đào tạo sau đại học của các viện chuyên ngành trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN, trên cơ sở thống nhất công tác đào tạo sau đại học của các cơ sở đào tạo trước đây đang hoạt động riêng lẻ về một đầu mối nhằm nâng cao sự đồng bộ, tính chuyên nghiệp và hiệu quả, đảm bảo sự thống nhất trong quản lý các chương trình đào tạo, thống nhất trong kế hoạch đào tạo, tạo cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển các ngành/chuyên ngành đào tạo trong tương lai một cách hài hòa, hợp lý, tương xứng với nguồn lực.

Thứ hai, đặc thù về điều kiện đất đai và cơ sở vật chất: Mơ hình hoạt

động của Học viện KHCN khác biệt với một Đại học độc lập, tự chủ: ngồi trụ sở chính tại Tịa nhà Ươm tạo công nghệ , cơ sở vâ ̣t chất của Học viện KHCN chính là hệ thống hội trường , phòng học, hệ thống trang thiết bị nghiên cứu, phịng thí nghiệm, hệ thống thông tin thư viện đặt tại 37 Viện nghiên cứu chuyên ngành, các học viên của Học viện KHCN được học tập và làm việc tại hàng trăm PTN của Viện Hàn lâm KHCNVN hoàn toàn đáp ứng được với yêu cầu cho công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học ở trình độ cao.

Thứ ba, đặc thù về đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên tham gia công

công tác tại các viện chuyên ngành, trong đó có nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học… là các chuyên gia đầu ngành của nhiều lĩnh vực KHCN. Đây chính là những giảng viên có học hàm học vị cao, dày dạn kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và đào tạo mà ít cơ sở đào tạo trong nước có được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học tham gia đào tạo sau đại học tại học viện khoa học và công nghệ việt nam, viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)