1.3.2.3 .Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên
3.2. Các biện pháp quản lý
3.2.2. Phát triển chức năng đào tạo tại các viện nghiên cứu khoa học
* Mục tiêu:
Triển khai đồng bộ, toàn diện trong nhận thức cũng như trong thực hành của các viện nghiên cứu khoa học, cán bộ nghiên cứu khoa học về khả năng đáp ứng, thực hành giữa nghiên cứu và đào tạo.
* Nội dung và phương pháp thực hiện:
Trước khi thành lập Học viện Khoa học và Công nghệ, các viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN đã thực hiện nhiệm vụ đào tạo sau đại học, đặc biệt là đào tạo bậc Tiến sĩ thuộc nhiều ngành khoa học tự nhiên và công nghệ. Sự xuất hiện Học Viện KH&CN là sự kiện thúc đẩy Viện Hàn lâm tự hồn thiện mình để cùng một lúc thực hiện cả chức năng nghiên cứu khoa học lẫn chức năng đào tạo. Sự kiện này đánh dấu quan trọng của chuyển biến “nhất thể hóa giữa khoa học và giáo dục đại học” của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra từ 25 năm trước.
Học viện Khoa học và Công nghệ tuy là một cơ sở đào tạo, nhưng khác với các trường đại học khác là thầy và phịng thí nghiệm lấy từ các viện nghiên cứu chuyên ngành. Việc đào tạo là sự phối kết hợp của các đơn vị nghiên cứu thông qua Học viện, do Học viện là đầu mối quản lý về đào tạo. Tồn bộ q
trình đào tạo nghiên cứu sinh được chuyển về các đơn vị là cơ quan chủ quản của thầy hướng dẫn nghiên cứu sinh. Vì vậy khơng chỉ Học viện cần đáp ứng các tiêu chuẩn trong đào tạo mà các đơn vị nghiên cứu trong Viện Hàn lâm KHCNVN cũng phải thay đổi để phù hợp hơn nữa với chức năng đào tạo. Đó gọi là tái cấu trúc tại các viện nghiên cứu.
Viện Hàn lâm đang triển khai tái cấu trúc, tăng chức năng đào tạo tại các viện nghiên cứu nhằm có thể tạo ra một mơi trường có sự kết hợp giữa nghiên cứu và đào tạo, nên các đơn vị thành viên phải tái cấu trúc để đảm bảo tính đồng nhất và tính hệ thống của tổ chức. Những đặc tính này sẽ tạo ra sức mạnh của toàn hệ thống, tạo ra sức mạnh cho Học viện KH&CN, vì Học viện khơng phải chỉ có sức mạnh riêng của mình mà có sức mạnh của cả hệ thống là Viện Hàn lâm.
Chỉ có tái cấu trúc mới huy động được mọi nguồn lực của các Viện nghiên cứu và của toàn hệ thống cho việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo mà Nhà nước giao. Nếu các Viện khơng tái cấu trúc thì Học viện KH&CN tuy trục thuộc Viện Hàn lâm nhưng vẫn phải tự tạo lập quan hệ với các Viện như những tổ chức ngoài Viện Hàn lâm và khơng có giải pháp huy động nguồn lực cho nhiệm vụ đào tạo. Tái cấu trúc đảm bảo cho mọi hoạt động của Viện hoạt động đồng đều từ nghiên cứu khoa học đến đào tạo, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa khoa học và đào tạo.
Việc tái cấu trúc này phải được các nhà khoa học hiểu về bản chất vì họ vừa phải nghiên cứu khoa học vừa phải làm cơng tác đào tạo, hai nhiệm vụ đó năng nề như nhau. Cơng việc đào tạo không chỉ dành riêng cho các giáo sư đứng trên bục giảng, mà được vận dụng linh hoạt giữa việc giảng dạy và nghiên cứu. Các phịng chun mơn của Viện cũng cần có cả hai chức năng làm cho nó vừa là một phòng nghiên cứu của Viện vừa là một bộ môn của Trường Đại học, các phịng thí nghiệm trở nên lưỡng dụng vừa phục vụ nghiên cứu khoa học vừa phục vụ đào tạo.
* Điều kiện thực hiện
Học viện xây dựng thỏa thuận đào tạo với từng viện nghiên cứu trong việc quản lý, học tập, phịng thí nghiệm,,,của học viên. Mỗi viện nghiên cứu là một khoa, bộ môn của Học viện, chịu trách nhiệm trước Học viện về quá trình học tập, trình độ sau khi tốt nghiệp bảo đảm và tuân thủ theo tiêu chuẩn đầu ra đã đăng ký.
3.2.3. Xây dựng môi trường nghiên cứu - đào tạo hài hịa, bình đẳng
* Mục tiêu
Mơi trường trong các viện nghiên cứu khoa học nặng về tính nghiên cứu, việc trao đổi học thuật mang tính bình đẳng giữa các nhà khoa học, tuy nhiên mơi trường sư phạm có những nét đặc trưng khác với mơi trường nghiên cứu, đó là mơi trường giảng dạy truyền thụ mang tính hai chiều. Vì vậy, cần tạo mơi trường hài hịa, bình đẳng có hợp tác giữa nghiên cứu và đào tạo để những mặt mạnh trong nghiên cứu sẽ được tiếp nhận trong môi trường đào tạo.
* Nội dung và cách thực hiện
Chất lượng đội ngũ giảng viên là nhân có có tính quyết định trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục. Do vậy, việc phát triển đội ngũ giảng viên được coi là giải pháp mang tính cơ bản trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Để phát triển đội ngũ giảng viên của Học viện KHCN đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có chất lượng, bảo đảm sự kết nối một cách nhuần nhuyễn giữa các thế hệ, giữa các chuyên ngành và bậc đào tạo, cần thiết phải có một số chuyển biến đột phá trong kiến tạo môi trường nghiên cứu - đào tạo hài hịa, bình đẳng trong Viện Hàn lâm KHCNVN, tạo điều kiện để các cán bộ NCKH có thể làm tốt cơng tác đào tạo, góp phần thúc đẩy và khẳng định vai trò thực thụ là đại học nghiên cứu của Học viện KHCN.
- Xây dựng khoản mục ngân sách riêng cho các nghiên cứu liên quan đến đào tạo của Viện Hàn lâm KHCNVN;
- Xây dựng cơ chế thu hút cán bộ khoa học có trình độ chun mơn cao ở trong và ngoài nước tham gia giảng dạy tại Học viện KHCN
- Xem xét đề nghị các chức danh như trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp cho các cán bộ NCKH tham gia công tác đào tạo
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn đối với cán bộ NCKH tham gia đào tạo tại Học viện KHCN; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo và đào tạo lại đối với đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng của giảng viên cả về năng lực chuyên môn lẫn kiến thức, nghiệp vụ sư phạm;
- Cho phép xuất bản ấn phẩm chuyên đăng tải các cơng trình nghiên cứu của các giảng viên, NCS, học viên cao học của Học viện KHCN.
3.2.4. Đổi mới công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu tham gia đào tạo.
* Mục tiêu:
Khắc phục những mặt tồn tại, hạn chế trong công tác quy hoạch phát triển đội ngũ nhằm đảm bảo duy trì đủ và ổn định số lượng ĐNGV.
Làm cơ sở cho việc xây dựng ĐNGV đồng bộ và căn đối về cơ cấu đội tuổi, giới tính, trình độ, làm cho cơ cấu đó ngày càng trở lên hồn thiện, phù hợp đáp ưungs các yêu cầu, nhiệm vụ của Học viện.
Làm cơ sở cho việc xây dựng ĐNGV có đủ trình độ, năng lực sư phạm, đáp ứng được mục tiêu phát triển và nhiệm vụ mang tính chiếu lược lâu dài của Học viện.
* Nội dung và phương pháp thực hiện:
Đội ngũ giảng viên là nguồn lực quan trọng nhất của mỗi cơ sở đào tạo. Việc quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên nhằm đảm bảo duy trì đủ về số lượng, cơ cấu cân đối về trình độ, ngành nghề, độ tuổi, giới tính…, có đủ trình
độ, năng lực, phẩm chất theo quy định và đáp ứng được mục tiêu giáo dục của nhà trường.
– Quy hoạch về số lượng: Trên cơ sở dự báo về quy mơ, lộ trình đào tạo của nhà trường để quy hoạch số lượng GV, đảm bảo tỷ lệ GV/SV theo các tiêu chí đảm bảo chất lượng để GV hoàn thành được nhiệm vụ giảng dạy và có điều kiện thời gian dành cho các hoạt động NCKH, tự học, tự nghiên cứu để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
– Quy hoạch về cơ cấu: Trên cơ sở dự báo về nhu cầu của từng ngành nghề đào tạo, chính sách hưu trí, ln chuyển cơng tác… để xây dựng quy hoạch, tạo ra sự đồng bộ và cân đối cơ cấu đội ngũ giảng viên trong nhà trường, tránh sự hẫng hụt về đội ngũ.
– Quy hoạch về chất lượng: Căn cứ theo chuẩn năng lực và định hướng chiến lược phát triển của nhà trường để quy hoạch chất lượng đội ngũ giảng viên đảm bảo có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất để hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng được mục tiêu chiến lược của nhà trường.
Việc quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên phải đảm bảo tính định hướng chiến lược, phù hợp với chiến lược phát triển của nhà trường; đảm bảo tính thống nhất trong cơng tác quy hoạch từ cấp bộ môn đến cấp khoa và cấp trường; cách tiếp cận cá nhân thông qua việc quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển tạo điều kiện cho mỗi cá nhân GV phát triển nghề nghiệp và có cơ hội được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn, từ đó nâng cao năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người GV.
Với đặc thù là mơ hình đào tạo trong nghiên cứu, giảng viên của Học viện là các cán bộ nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm KHCNVN tham gia giảng dạy tại Học viện, vì vậy việc sắp xếp thời gian, khả năng tham gia đào tạo cần phải lên kế hoạch rõ ràng và chi tiết.
Phịng Tổ chức – Hành chính là đầu mối tham mưu giúp giám đốc về công tác quy hoạch phát triển ĐNGV của nhà trường. Dựa trên Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 4/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, Học viện xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo các phòng, khoa xây dựng quy hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bảo đảm đủ về số lượng, chất lượng của đội ngũ giảng viên phù hợp với chiến lược phát triển của Học viện.
Dự báo và xác định nguồn giảng viên: Học viện cần xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng tại Học viện. Các Khoa sau khi xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn và ngắn hạn, đề xuất giảng viên phù hợp với yêu cầu đào tạo thông qua nguồn ngân hàng dữ liệu đã có của Học viện.
Ngân hàng dữ liệu về giảng viên của Học viện là tập hợp những cán bộ nghiên cứu trong Viện Hàn lâm KHCNVN và ngồi Viện Hàn lâm có đủ điều kiện giảng dạy và hướng dẫn học viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được phân chia theo Khoa và Bộ môn. Dựa trên ngân hàng dữ liệu này, Học viện sẽ đề xuất đội ngũ giảng viên phù hợp có điều kiện tham gia đào tạo. Bên cạnh đó ngân hàng dữ liệu có khả năng dự báo những ngành có khả năng thiếu hụt giảng viên, dựa trên dự báo đó Học viện sẽ xây dựng chiến lược phát triển thu hút các nhà khoa học trẻ trong nước và ngoài nước tham gia đào tạo tại Học viện.
Bên cạnh đó ngân hàng dữ liệu giảng viên cịn có khả năng phân loại chất lượng giảng viên làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch: Loại 1 là những giảng viên đạt trên chuẩn; Loại 2: Giảng viên đạt chuẩn; Loại 3: Giảng viên cận chuẩn, cần được đào tạo, bồi dưỡng; Loại 4: Giảng viên không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.
Ngân hàng dữ liệu giảng viên cần được đánh giá và cập nhật hàng năm dựa trên sự đánh giá về chất lượng đào tạo. Thông qua kiểm tra, đánh giá để rút kinh nghiệm trong công tác hoạch định và phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu tham gia đào tạo tại Học viện.
Dựa và ngân hàng dữ liệu này, Học viện sẽ xây dựng chiến lược quy hoạch cho sự phát triển đội ngũ các nhà khoa học tham gia vào hoạt động đào tạo tại Học viện.
*Điều kiện:
Căn cứ chủ trương chính sách của cơ quan quản lý, lãnh đạo cấp trên vào mục tiêu nhiệm vụ của Học viện trong hiện tại và sự phát triển trong tương lai.
Phát huy dân chủ trong việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ. Hình thành ý thức trách nhiệm trong các cấp, từng phòng, khoa, viện nghiên cứu, giảng viên phải xác định được nhu cầu, nội dung và hình thức đào tạo bồi dưỡng phù hợp, khả thi.
3.2.5. Sử dụng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học hợp lý, khoa học, đảm bảo đúng chuyên môn, nghiệp vụ.
* Mục tiêu:
Nâng cao hiệu quả sự dụng nguồn nhân lực là đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đơng đảo và có trình độ cao của Viện Hàn lâm KHCNVN.
Các nhà khoa học được bố trí giảng dạy phù hợp với thời gian, trình độ chun mơn, năng lực, sở trường…
* Nội dung và phương hướng thực hiện
Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ kế hoạch của Học viện trong từng năm học, căn cứ vào quy mô số lớp, số chuyên ngành đào tạo, dựa trên nguồn cơ sở dữ liệu sẵn có về đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học tham gia đào tạo tại Học viện để lập phương án bố trí, phân cơng cơng tác sao cho phù hợp với trình độ và năng lực chuyên môn theo quy định.
Hàng năm Học viện cần có định hướng chung cho cơng tác xây dựng kế hoạch bố trí giảng viên, từ đó các khoa, bộ mơn phân cơng cơng tác đối với giảng viên là cán bộ khoa học tham gia đào tạo, bảo đảm phù hợp với năng lực và nhiệm vụ năm học theo định hướng chung của Học viện.
Trong cơng tác quản lý, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực trong Học viện cần quan tâm đến đặc điểm tâm lý và điều kiện cụ thể của từng đối tượng để có sự phân cơng cho phù hợp.
* Điều kiện thực hiện:
Phải được quán triệt thống nhất trong tập thể cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt và mọi thành viên của Học viện.
Xây dựng tiêu chí đánh giá đội ngũ cán bộ khoa học tham gia đào tạo tại Học viện. Dựa trên bảng tiêu chí cần thường xuyên, định kỳ nhận xét, đánh giá về trình độ, năng lực, phẩm chất của từng cán bộ khoa học tham gia đào tạo tại Học viện.
3.2.6. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ nghiên cứu tham gia đào tạo.
*Mục tiêu:
Việc đào tạo tăng cường năng lực cho giảng viên cần xác định đúng mục đích, có tác dụng thiết thực, phục vụ tích cực cho việc nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Học viện, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ.
* Nội dung và phương pháp thực hiện:
Theo GS. Đặng Bá Lãm (2012), phát triển đội ngũ giảng viên là sự tăng trưởng về mặt số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên. Đây chính là q trình chuẩn bị lực lượng để GV có thể theo kịp được sự thay đổi và chuyển biến của giáo dục.
Phát triển về chất lượng là những tác động của nhà quản lý nhằm nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng giảng dạy và NCKH, đạo đức nghề nghiệp của
đội ngũ giảng viên để đáp ứng yêu cầu của cơ sở GDĐH. Nói cách khác, đó chính là nâng cao những năng lực cần thiết để họ thực hiện tốt các chức năng của người giảng viên.
Việc phát triển chất lượng giảng viên là một công việc không bao giờ ngừng nghỉ, và liên tục cần hoàn thiện nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu đào tạo của xã hội.
Học viện cần xây dựng kế hoạch, đào tạo bồi dưỡng giảng viên, triển khai các hình thức đào tạo, bồi dưỡng như đào tạo tại chỗ, cử đi đào tạo ở nước ngoài trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn…dựa trên cơ sở số liệu khảo sát, điều tra về năng lực thực hiện nhiệm vụ, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhằm xác định nhu cầu cần đáp ứng của đội ngũ giảng viên phù hợp với mục tiêu của Học viện.
Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cần tiến hành thường xuyên và có kế