Những yếu tố ảnh hƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học tham gia đào tạo sau đại học tại học viện khoa học và công nghệ việt nam, viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 41 - 45)

1.3.2.3 .Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên

1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng

1.4.1. Yếu tố chủ quan

1.4.1.1. Uy tín của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Viện Hàn lâm KHCNVN là cơ quan đầu ngành của cả nước về nghiên cứu khoa học tự nhiên và công nghệ, đây là nơi tập trung nhiều các nhà khoa học nổi tiếng của cả nước về lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ. Học viện được thành lập trong chiếc nơi có nhiều nhà khoa học vì vậy sẽ có nhiều thuận lợi trong việc tuyển chọn các nhà khoa học tham gia đào tạo ở Học viện, trở thành giảng viên của Học viện.

1.4.1.2. Môi trường tự do và thân thiện.

Việc kết hợp giữa nghiên cứu và đào tạo, đào tạo trong nghiên cứu là một môi trường mềm mại và thân thiện hơn. Môi trường sư phạm sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với việc huy động các nhà khoa học tham gia đào tạo tại Học viện. Việc xây dựng một môi trường tự do, thân thiện, mọi người quan tâm tìm ra

những phương pháp nhằm trao đổi kỹ năng sư phạm, khả năng truyền đạt giữa thầy và trị sẽ có tác dụng thúc đẩy đội ngũ giảng viên nâng cao trình độ sư phạm cho bản thân.

1.4.1.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tạo môi trường giáo dục tốt, CBQL giáo dục Học viện là những người đầu đàn, nịng cơts trong các hoạt động, nắm chắc và hiểu sâu sắc điều kiện đặc thù của Học viện, mục tiêu, chương trình, nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp giáo dục, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả, là trung tâm của sự đoàn kết, thu hút ĐNGV, được các nhà khoa học đánh giá cao.

Ban Giám đốc Học viện là các nhà quản lý tâm huyết, có trình độ cao, bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn quan tâm đến sự phát triển nhà trường, ln tìm các biện pháp xây dựng tập thể Học viện đồn kết, đặc biệt ln chú trọng đến việc huy động các nhà khoa học tham gia đào tạo sau đại học tại Học viện, trở thành đội ngũ giảng viên ở Học viện.

1.4.1.4. Bộ máy quản lý.

Tại Học viện, bộ máy quản lý được phân công tránh nhiệm rõ ràng tới các bộ phân, phịng, khoa, viện nghiên cứu…khơng có sự chồng chéo trong quản lý. Vì vậy việc xây dựng bộ máy quản lý phù hợp với tính đặc thù là đào tạo trong các viện nghiên cứu sẽ có vai trị trong việc ổn định và phát triển đội ngũ khoa học tham gia đào tạo tại Học viện KHCN.

1.4.2. Yếu tố khách quan

1.4.2.1. Các cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo Đào tạo

Đối với các nhà khoa học tham gia đào tạo thì vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đối với họ là cơ chế quản lý hành chính. Khi các nhà khoa học tham gia

nghiên cứu, ngày nay tính theo ngày cơng, vì vậy đa phần các nhà khoa học gần như hết ngày công để tham gia thực hiện đề tài, ngày công dành cho đào tạo được rất ít.

Cơ chế quản lý nặng về hành chính với các thủ tục giấy tờ đan xen khiến cho các nhà khoa học mất nhiều thời gian để trong quá trình giảng dạy. Với điều kiện phải yêu cầu giảng viên cơ hữu, biệt phái thời gian ngắn giảng dạy tại cơ sở đào tạo cũng gây rất nhiều khó khăn cho các nhà khoa học muốn tham gia vào đào tạo.

Các văn bản giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Giáo dục và Đào tạo cịn có một số nội dung chồng chéo, thiếu kịp thời nên chưa huy động được tối đa việc tham gia của các nhà khoa học vào hoạt động đào tạo.

1.4.2.2. Sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 được mở đường bằng những đột phá khoa học vào thế giới vi mô và khám phá ra những quy luật mới của thế giới này, từ đó hình thành những cơng nghệ mới như công nghệ na-nô, in 3D, công nghệ sinh học phân tử, công nghệ di truyền, cơng nghệ của trí tuệ nhân tạo, internet của vạn vật… Do đó, để có được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thị trường, các trường cần giảng dạy những kiến thức tích hợp giữa nhiều kiến thức, đồng thời rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, tự học, biết cách tìm hiểu và tra cứu tài liệu, biết cách xử lý thông tin để trở thành tri thức của mình. Việc áp dụng các mơ hình như phịng học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo, phịng thí nghiệm, thư viện ảo… dưới sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh; tạo điều kiện và yêu cầu học viên phải tham gia các nhóm nghiên cứu, và các đề tài này phải gắn liền với giải quyết một vấn đề cụ thể trong chuyên môn, hoặc hoặc trong đời sống kinh tế, xã hội...

Điều này đã dẫn đến việc nâng cao kiến thức, luôn cập nhận để bổ sung trình độ là yêu cầu đối với việc phát triển đội ngũ giảng viên. Việc phát triển

ĐNGV phải đảm bảo cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu, luôn được quan tâm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

1.4.2.3. Trình độ nhận thức của đội ngũ giảng viên.

Trình độ nhận thưucs của giảng viên góp phần lớn trong việc việc phát triển ĐNGV. Phát huy năng lực thế mạnh của GV trong giảng dạy, giáo dục và các hoạt động sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đồng thời góp phần quan trọng trong công tác phát triển ĐNGV.

Kết luận Chƣơng 1

Những trường đại học cổ xưa nhất của thế giới đã có cách đây cả gần thiên niên kỷ, nhưng chức năng nghiên cứu chỉ mới được những người Đức gắn cho các tổ chức này cách đây hơn hai thế kỷ. Kể từ đó đến nay, ý tưởng gắn nhiệm vụ nghiên cứu vào các trường đại học đã phát triển ra khắp các châu lục trên thế giới. Ngày nay, ở các nước phát triển đều có các trường đại học nghiên cứu. Nhiều nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ cũng đều có tham vọng xây dựng những đại học nghiên cứu tầm cỡ quốc tế.

Trên cơ sở đó, việc hình thành một học viện trong viện hàn lâm khoa học là mơ hình lý tưởng cho việc nghiên cứu kết hợp với giảng dạy, giảng dạy trong mơi trường nghiên cứu. Vì vậy việc phát triển lực lượng nịng cốt làm nên chất lượng đào tạo của nhà trường đó chính là phát triển lực lượng giảng viên. Việc lồng ghép, phát huy những tìm tịi sáng tạo trong NCKH, với việc trau dồi khả năng giảng dạy, truyền thụ để tạo môi trường tốt nhất cho cán bộ NCKH tham gia vào đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học là một vấn đề phải được phát huy và mở rộng. Hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ khoa học phục vụ đào tạo sau đại học cũng chính là hoạt động phát triển ĐNGV, vì vậy cũng cần quán triệt các nội dung quan điểm từ phương diện truyển thống đến phát triển ĐNGV theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực. Đảm bảo phát triển cân đối, hài hòa về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA HỌC THAM GIA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Ở HỌC VIỆN KHCN

2.1 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học tham gia đào tạo sau đại học tại học viện khoa học và công nghệ việt nam, viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)