Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tủa Chùa tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 47)

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên tỉnh Điện Biên

2.1.1. Vị trí địa lý, dân số, điều kiện tự nhiên

Tủa Chùa là huyện miền núi, vùng cao nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Điện Biên, trung tâm huyện cách quốc lộ 6 hơn 18 km, cách thành phố Điện Biên Phủ 125 km. Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng 22,09o Bắc; 105,28o

Đông và có địa giới hành chính phía Bắc giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; phía Nam giáp huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên; phía Đơng giáp huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; phía Tây giáp huyện Mường Chà và thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.

Tủa Chùa có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn Tủa Chùa và 11 xã: Mường Báng, Xá Nhè, Mường Đun, Sính Phình, Trung Thu, Tủa Thàng, Lao Xả Phình, Tả Phìn, Tả Sìn Thàng, Huổi Só, Sín Chải.

Dân số ước tính năm 2015 là 51.942 người, với 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó: dân tộc Mơng chiếm 71%, dân tộc Thái chiếm 16% còn lại là các dân tộc khác như: Kinh, Dao, Hoa, Khơ mú, Phù lá [40].

Nằm trên độ cao trung bình 800 m so với mực nước biển, địa hình Tủa Chùa chủ yếu là núi đá vơi có độ dốc từ 25 - 300. Điểm cao nhất ở Tủa Chùa là đỉnh Nam Quan (1.874m). Địa hình Tủa Chùa thấp dần về phía Nam, do bị chia cắt bởi những dãy núi đá vôi và suối ngắn nên có nhiều lịng máng, lịng thung hiểm trở. Tủa Chùa có sơng Đà, sơng Nậm Mức chảy qua và khoảng 20 suối lớn nhỏ. Hầu hết sông, suối ở Tủa Chùa đều có độ dốc cao, lưu vực nhỏ, lắm ghềnh, nhiều thác, lưu lượng thay đổi theo mùa. Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 8), mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 3). Tủa Chùa là huyện thiếu nước nhất vào mùa khơ của tỉnh.

38

Huyện Tủa Chùa có tổng diện tích đất tự nhiên là 68.526,45 ha, chiếm 7,15% tổng diện tích tồn tỉnh, trong đó: 40.080,8 ha đất nơng- lâm nghiệp, chiếm 58,6% diện tích đất tự nhiên; 1.687,6 ha đất phi nông nghiệp, chiếm 2,46% diện tích đất tự nhiên; 26.168,6 ha đất chưa sử dụng, chiếm 38,94% diện tích đất tự nhiên [36].

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế

Trong những năm qua, nhờ thực hiện tốt cơng tác dân tộc và các chính sách dân tộc đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc và miền núi, trong đó có huyện Tủa Chùa. Huyện đã và đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, hạ tầng cơ sở từng bước đầu tư. Các lĩnh vực văn hoá- xã hội và thực hiê ̣n chính sách an sinh xã hô ̣i được triển khai thực hiê ̣n đa ̣t nhiều kết quả , đời sống của các tầng lớp nhân dân tiếp tu ̣c được cải thiê ̣n, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8%/năm, lương thực đạt 386 kg/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 5%; 100% hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ đã hoàn thành việc xóa nhà tạm, dột nát; 12/12 xã, thị trấn, 98/138 thơn, bản có điện thắp sáng; 100% các xã, thị trấn có sóng điện thoại di động và Internet. Tình hình an ninh, chính trị tiếp tục củng cố và giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo [37].

Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp nên Tủa Chùa vẫn là một huyện nghèo. Huyện có 12 đơn vị hành chính cấp xã gồm 01 thị trấn và 11 xã với 143 thôn, bản, tổ dân phố; 11 xã đều thuộc xã đặc biệt khó khăn (khu vực III) theo Quyết định số 2405/2013/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 447/2013/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Ủy ban Dân tộc.

Kinh tế- xã hội của huyện cịn nghèo và nhiều khó khăn: Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 56,54%, hộ cận nghèo chiếm 10,66%, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cịn chậm; tính tự phát, manh mún trong sản xuất của người dân còn phổ biến; sản xuất nông nghiệp của địa phương chưa đáp ứng đủ nhu cầu lương thực; công

39

tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng còn nhiều yếu kém, một số nơi rừng bị tàn phá nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái; công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và hệ thống dịch vụ khơng có hoặc còn sơ khai; hệ thống hạ tầng KT-XH còn yếu kém. Các vấn đề thiết yếu như: nhà ở, đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng, nước, điện sinh hoạt chưa được giải quyết căn bản. Đời sống của nhân dân trong vùng còn thấp xa so với các vùng khác trong tỉnh. Trình độ dân trí thấp, điều kiện phát triển giáo dục, y tế khó khăn, học sinh bỏ học cịn nhiều; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao. Đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tồn tại một số tập tục lạc hậu. Do đó kết quả xóa đói, giảm nghèo chưa thật bền vững, nguy cơ tái nghèo cịn cao và thường trực [40].

2.1.3. Tình hình phát triển văn hóa- xã hội

Tủa Chùa có nền văn hóa địa phương đậm đà bản sắc dân tộc. Nhân dân các dân tộc Tủa Chùa sinh sống đoàn kết, cần cù lao động. Thế hệ con em các dân tộc huyện Tủa Chùa có tinh thần hiếu học, nhiều gia đình, dịng họ đạt danh hiệu gia đình, dịng họ hiếu học. Trong những năm học gần đây, nhiều học sinh là con em các dân tộc huyện Tủa Chùa thi đỗ và được xét tuyển vào các trường trung cấp, cao đẳng và đại học. Nhân dân các dân tộc trong huyện đang từng bước xóa bỏ các hủ tục khơng phù hợp.

Đời sống nhân dân từng bước được nâng lên cùng với các hoạt động văn hóa - xã hội được đẩy mạnh và cải thiện không ngừng. Công tác GD&ĐT phát triển mạnh cả về quy mơ và chất lượng. Các hoạt động văn hóa - thơng tin ngày càng đa dạng, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Ngành GD&ĐT Tủa Chùa đã có những phát triển đáng khích lệ: Quy mơ mạng lưới trường, lớp và học sinh tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Tủa Chùa có đủ hệ thống trường mầm non, phổ thông, Trung tâm GDTX huyện, Trung tâm học tập cộng đồng ở 12 xã, thị trấn tạo điều kiện con em đồng bào các dân tộc được học tập.

Năm học 2014-2015, tồn huyện có 45 trường mầm non và phổ thông, tổng số 676 lớp với 15.692 học sinh.

40

Bảng 2.1. Quy mô trƣờng, lớp, học sinh huyện Tủa Chùa năm học 2014-2015 STT Cấp học Trường Lớp Trẻ /học sinh 1 Giáo dục Mầm non 15 198 4.143 2 Giáo dục Tiểu học 16 317 7.053 3 Giáo dục THCS 11 121 3.359 4 Giáo dục THPT 3 40 1.137 Tổng cộng 45 676 15.692

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tủa Chùa - Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015)

Chất lượng giáo dục: Cấp Mầm non 100% trẻ 5 tuổi hồn thành chương trình GDMN. Cấp Tiểu học: Tỷ lệ học sinh đạt yêu cầu chiếm 98,6%. Cấp THCS: Tỷ lệ học lực giỏi 4,7%; khá 38,1%; trung bình 56,3%; yếu 0,9%. Cấp THPT: Tỷ lệ học lực giỏi 5,7%; khá 37,2%; trung bình 56,1%; yếu, kém 1%. Trung tâm GDTX: Tỷ lệ học viên khá, giỏi: 28%; trung bình 61%; yếu, kém 11% [26].

Hiện nay, 12/12 xã đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi; 8/12 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; phổ cập THCS được giữ vững; 42 trường MN, tiểu học và THCS đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 19,0% (04 trường MN, 03 trường tiểu học, 01 trường THCS).

Tổng số CBQL, giáo viên, nhân viên thuộc các trường THCS, tiểu học và MN trong tồn huyện là: 1.184 người (trong đó MN: 324 người; tiểu học: 550 người; THCS: 310 người).

Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Thạc sĩ: 02 người, tỷ lệ 0,2%; Đại học: 210 người tỷ lệ 17,7%; Cao đẳng: 519 người tỷ lệ 43,8%; Trung cấp: 440 người tỷ lệ 37,2%; chưa qua đào tạo (bảo vệ và phục vụ): 13 người, tỷ lệ 1,1%. Đảng viên 365/1.184 đạt tỷ lệ 30,8%.

100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo. Trong đó trình độ trên chuẩn: 582/905 đạt 64,3%.

41

Tổng số có 715 phòng học ở các cấp THCS, Tiểu học và Mầm non, trong đó: 362 phịng kiên cố (tỷ lệ 50,6%), 248 phòng bán kiên cố (tỷ lệ 34,7%), 105 phòng tạm, mượn (tỷ lệ 14,7%). Riêng cấp học Mầm non có 208 phịng học, trong đó: 95 phịng kiên cố (tỷ lệ 45,7%), 67 phòng bán kiên cố (tỷ lệ 32,2%), 46 phòng tạm, mượn (tỷ lệ 22,1%) [26].

Bên cạnh những thành quả đạt được, việc thực hiện nhiệm vụ phát triển GD huyện Tủa Chùa vẫn còn những hạn chế nhất định. Nhìn chung, hầu hết các trường đều gặp khó khăn trong việc huy động học sinh ra lớp và thực hiện các nhiệm vụ giáo dục do địa bàn phân tán, giao thơng khó khăn, bất đồng ngơn ngữ; cơ sở vật chất thiếu thốn... Công tác giáo dục dân tộc chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Hiện tượng học sinh bỏ học, nghỉ học tùy tiện vẫn cịn tồn tại do đời sống khó khăn, vào mùa làm nương rẫy, tảo hơn, chơi xn kéo dài,... Chất lượng giáo dục nói chung cịn thấp, nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn.

Tình hình an ninh chính trị cịn tiềm ẩn yếu tố phức tạp như di dịch cư tự do, tuyên truyền đạo trái pháp luật, buôn bán và sử dụng trái phép chất ma túy, tệ nạn xã hội... là những nguy cơ gây mất ổn định an ninh trật tự tại cơ sở.

2.1.4. Tình hình phát triển giáo dục mầm non huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên

2.2.4.1. Phát triển quy mô trường, lớp, số lượng trẻ mầm non

Số nhóm/ lớp và số trẻ ra lớp tăng hàng năm, đảm bảo kế hoạch giao. 12/12 xã của huyện đã có trường mầm non, xóa được bản trắng về GDMN.

Bảng 2.2. Quy mô phát triển trƣờng, lớp, trẻ mầm non đến trƣờng

Năm học Tổng số trường Tổng số nhóm/lớp Tổng số trẻ đến trường 2012 - 2013 15 156 3.082 2013 - 2014 15 175 3.613 2014 - 2015 15 198 4.143

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tủa Chùa - Báo cáo tổng kết các năm học)

42

Năm học 2014-2015, huyện có 15 trường mầm non với 15 điểm trung tâm và 92 điểm trường. Trường có số điểm trường nhiều nhất là trường mầm non Xá Nhè (có 13 điểm trường), trường có số điểm trường ít nhất là trường mầm non Thị trấn (có 1 điểm trường), trung bình mỗi trường có 6 điểm trường.

Tổng số lớp: 198 lớp (nhà trẻ 21 lớp; mẫu giáo 177 lớp). Trong đó: số lớp mẫu giáo đơn: 114 lớp (tỷ lệ 64,4%), lớp mẫu giáo ghép: 63 lớp (tỷ lệ 35,6%).

Tổng số trẻ mầm non được đến trường: 4.143/8.765 trẻ, đạt tỷ lệ: 47,3%. Trong đó: trẻ Nhà trẻ 362/4.336 cháu đạt 8,3%; trẻ Mẫu giáo 3.781/4.429 cháu đạt 85,3%. So với tỉ lệ huy động trung bình tồn tỉnh: trẻ nhà trẻ thấp hơn 6,4%; trẻ mẫu giáo thấp hơn 9,8%. Nguyên nhân: Số biên chế giáo viên hiện có và điều kiện cơ sở vật chất phòng học còn nhiều thiếu thốn; trong điều kiện cịn khó khăn, các chính sách tập trung ưu tiên chủ yếu cho phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi; nhu cầu thực tế và khả năng đáp ứng nhu cầu huy động các độ tuổi mẫu giáo bé và trẻ nhà trẻ ra lớp còn hạn chế.

Tổng số trẻ mầm non là người dân tộc thiểu số đến trường là 3.703 trẻ, tỷ lệ 89,4%. Tỷ lệ trẻ được học 2 buổi/ngày đạt 100%.

Tổng số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia: 04/15 trường, đạt tỷ lệ 26,7%. Tổng số trường mầm non đạt chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: 03/15 trường đạt tỷ lệ 20,0% [26].

Huyện đã tích cực triển khai thực hiện Đề án “Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi”. Tại thời điểm tháng 5 năm 2014, toàn bộ 12/12 đơn vị cấp xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, huyện được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, góp phần vào thành tích chung, đưa Điện Biên trở thành tỉnh thứ 22 trong cả nước hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi.

2.1.4.2. Chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

Trong điều kiện KT-XH của huyện cịn nhiều khó khăn, các chính sách hỗ trợ ăn trưa của Nhà nước còn eo hẹp, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường huy động sự đóng góp của nhân dân, sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội

43

nhằm tổ chức tốt bữa ăn trưa cho trẻ tại trường, góp phần nâng cao chất lượng ni dưỡng. 100% trẻ được đảm bảo an tồn trong trường MN, được khám sức khỏe định kì theo quy định. Cơng tác tổ chức bán trú được quan tâm chú trọng, tỷ lệ trẻ bán trú tăng từ 45,7% (năm học 2012-2013) lên đến 97,5% (năm học 2014-2015); nhờ đó, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối mỗi năm học đều giảm so với đầu năm. Tại thời điểm cuối năm học 2014-2015:

- Trẻ nhà trẻ: Số trẻ phát triển bình thường về chiều cao là 337 trẻ (tỷ lệ 93,1%), tổng số trẻ thấp còi độ 1 là 25 trẻ (tỷ lệ 6,9%), khơng có trẻ thấp cịi độ 2. Số trẻ phát triển bình thường về cân nặng là 342 trẻ (tỷ lệ 94,5%), số trẻ suy dinh dưỡng vừa là 20 trẻ (tỷ lệ 5,5%), khơng có trẻ suy dinh dưỡng nặng.

- Trẻ mẫu giáo: Số trẻ phát triển bình thường về chiều cao: 3.598 trẻ (tỷ lệ 95,2%), số trẻ thấp còi độ 1 là 183 trẻ (tỷ lệ 4,8%), khơng có trẻ thấp cịi độ 2. Số trẻ phát triển bình thường về cân nặng là 3.636 trẻ (tỷ lệ 96,2%), số trẻ suy dinh dưỡng vừa là 145 trẻ (tỷ lệ 3,8%), khơng có trẻ suy dinh dưỡng nặng.

Trên tồn huyện, 100% các nhóm, lớp, trường MN đã triển khai thực hiện Chương trình GDMN 2 buổi/ngày; thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo là người DTTS và lồng ghép các chuyên đề trong quá trình thực hiện chương trình GDMN. Chất lượng thực hiện chương trình ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từng bước được nâng lên. Kết quả cuối năm học 2014-2015, số trẻ nhà trẻ đạt yêu cầu theo từng lĩnh vực phát triển đạt từ 87,0% trở lên; số trẻ mẫu giáo đạt yêu cầu theo từng lĩnh vực phát triển đạt từ 92,0% trở lên.

Chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từng bước được nâng lên song vẫn thấp hơn mức trung bình tồn tỉnh. Chất lượng chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ ở các xã không đồng đều, ở các xã đặc biệt khó khăn chất lượng thường thấp hơn. Xã có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp cịi cao nhất là các xã Huổi Só, Lao Xả Phình, Xá Nhè (khoảng 8%); xã có chất lượng các lĩnh vực phát triển thấp nhất là các xã Huổi Só, Tả Sìn Thàng, có lĩnh vực dưới 90% [26].

2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các trƣờng mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên

44

2.2.1. Số lượng cán bộ quản lý

Tổng số CBQL các trường mầm non năm học 2014- 2015 là: 42 người, trong đó có 14 HT, 28 PHT. So với quy định, cịn thiếu 01 HT, 03 PHT và có nhu cầu bổ sung 09 PHT cho những trường có từ 05 điểm trường trở lên.

Bảng 2.3. Sự phát triển về số lƣợng CBQL trƣờng mầm non

Năm học Tổng số CBQL trường MN

Chia ra

Hiệu trưởng Phó Hiệu trưởng

2012-2013 35 14 21

2013-2014 39 14 25

2014-2015 42 14 28

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tủa Chùa - Báo cáo tổng kết các năm học)

0 10 20 30 40 50 2012-2013 2013-2014 2014-2015 Năm học S C B Q L Tổng số CBQL Hiệu trưởng Phó Hiệu trưởng

Biểu đồ 2.1. Sự phát triển về số lƣợng CBQL trƣờng mầm non

Số lượng HT các trường MN của huyện Tủa Chùa trong 03 năm học vừa qua không thay đổi, số lượng PHT đã được bổ sung qua từng năm học song so với quy định cũng như nhu cầu thực tế thì số CBQL vẫn thiếu. Cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)