Nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ quản lý các trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 80)

3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non

3.2.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ quản lý các trường mầm non

3.2.1.1. Ý nghĩa của biện pháp

Quy hoạch cán bộ là để chuẩn bị từ xa nguồn cán bộ vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, có kiến thức, trí tuệ, năng lực thực tiễn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ; chuẩn bị nhân sự lãnh đạo, quản lý các cấp, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

Nâng cao chất lượng quy hoạch CBQL các trường mầm non nhằm phát triển đội ngũ CBQL đảm bảo đủ về số lượng; đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng tính đặc thù của vùng đặc biệt khó khăn; chất lượng từng bước được nâng lên theo định hướng chuẩn Hiệu trưởng trường MN.

Nâng cao chất lượng quy hoạch CBQL các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn tạo ra sự chủ động và có tính lâu dài trong cơng tác cán bộ, khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ CBQL, đảm bảo tính kế thừa và phát triển; là căn cứ giúp các cấp quản lý xây dựng được các bước tiếp theo của việc chọn lựa, bổ nhiệm CBQL, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ CBQL, giữ được đoàn kết nội bộ.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Phòng GD&ĐT cần chủ động tham mưu với huyện ủy, UBND huyện trong việc xây dựng quy hoạch; phối hợp với Phòng Nội vụ huyện hướng dẫn các trường MN thực hiện quy hoạch đội ngũ CBQL, trọng tâm vào những vấn đề chủ yếu sau:

(1) Quy hoạch CBQL trường MN phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ, đảm bảo có sự kế thừa liên tục trong hệ thống quản lý của đơn vị.

(2) Phải đánh giá đúng cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch. Căn cứ để lựa chọn, giới thiệu cán bộ quy hoạch là tiêu chuẩn chức danh tương ứng với

71

từng cán bộ quy hoạch, theo các nội dung cơ bản: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực thực tiễn; uy tín; sức khỏe; chiều hướng, triển vọng phát triển... Kết quả đánh giá công chức, viên chức hàng năm, đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp (khơng q 6 tháng tính đến thời điểm xem xét) được sử dụng cho việc lựa chọn, giới thiệu quy hoạch.

(3) Quy hoạch phải đảm bảo phương châm “mở” và “động”:

Quy hoạch “mở” được hiểu là một chức danh cần quy hoạch một số người và một người có thể quy hoạch nhiều chức danh.

Quy hoạch “động” là quy hoạch được định kỳ rà soát bổ sung theo sự phát triển của cán bộ và nhu cầu của ngành, kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, khơng có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấp thơng qua lấy phiếu tín nhiệm hàng năm, bổ sung vào quy hoạch những cán bộ có triển vọng phát triển.

(4) Xác định rõ mối quan hệ giữa quy hoạch và bố trí nhân sự:

Bố trí nhân sự là lựa chọn cán bộ trong quy hoạch để bổ nhiệm, giới thiệu đảm đương vị trí lãnh đạo, quản lý khi có nhu cầu.

Quy hoạch cán bộ là tạo nguồn chủ động chuẩn bị cán bộ cho việc bổ nhiệm, bố trí nhân sự nêu trên.

Cán bộ trong quy hoạch là những người có triển vọng đảm nhận chức danh quy hoạch, do vậy ở thời điểm đưa vào quy hoạch không nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn của chức danh quy hoạch, mà cần được rèn luyện, thử thách, đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn của chức danh quy hoạch.

(5) Làm tốt quy hoạch đối với cán bộ đương chức:

Để khắc phục tình trạng quy hoạch bị bó hẹp như hiện nay (như đã nêu ở phần thực trạng chương 2), cần thống nhất thực hiện chủ trương quy hoạch cán bộ lên chức vụ cao hơn, không quy hoạch tái bổ nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm khi xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ tới. Các đồng chí đương nhiệm về nguyên tắc đã phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ đang đảm nhiệm,

72

nếu có triển vọng phát triển thì đưa vào quy hoạch chức vụ cao hơn; nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tiếp tục tái cử thì là nguồn đương nhiên để xem xét khi tiến hành công tác nhân sự cho nhiệm kỳ tới.

Đối với cán bộ đảm nhiệm chức danh có quy định một người khơng giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp, cần xem xét đưa vào quy hoạch chức vụ khác, hoặc bố trí giữ chức vụ đó ở địa phương, cơ quan, đơn vị khác.

(6) Xác định số lượng nguồn đưa vào quy hoạch một cách hợp lý:

Đối với chức danh lãnh đạo của CBQL: phải quy hoạch từ 02 đến 04 người vào một chức danh, không quy hoạch 01 người cho một chức danh;

Không quy hoạch một người vào quá 02 chức danh; Không quy hoạch một chức danh quá 04 người.

(7) Đảm bảo yêu cầu về độ tuổi, trình độ đào tạo và cơ cấu cán bộ: Về độ tuổi: Phải đủ tuổi để có thể cơng tác từ hai nhiệm kỳ trở lên hoặc ít nhất phải trong một nhiệm kỳ. Việc định hướng cơ cấu 3 độ tuổi, cán bộ trẻ được vận dụng phù hợp với tình hình thực tế của từng trường.

Về trình độ đào tạo: Phải có trình độ đào tạo về chuyên môn trên chuẩn. Có đầy đủ chứng chỉ tin học và ngoại ngữ.

Về cơ cấu CBQL: Phải hài hòa về tuổi đời, tuổi nghề, có tính kế cận. Đối với các trường vùng đặc biệt khó khăn cần chú ý về cơ cấu thành phần dân tộc; khuyến khích người cùng dân tộc thiểu số với người dân địa phương, người biết tiếng dân tộc thiểu số tại địa phương.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Để biện pháp này thực hiện được đầy đủ các nội dung và kết quả cho một quy hoạch hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế của huyện, Phòng GD&ĐT huyện Tủa Chùa cần tiến hành những việc sau:

(1) Xác định nhu cầu CBQL và dự nguồn CBQL cần có:

Xây dựng dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ CBQL theo quy mô phát triển về số trẻ đi học, số lớp, số trường, hạng trường để xác định nguồn quy hoạch; thực hiện rà soát và nhận xét đánh giá đội ngũ CBQL đương nhiệm về

73

độ tuổi, về phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, sức khỏe, để xác định nguồn bổ sung. Cụ thể:

- Về số lượng CBQL, cần thực hiện:

Lập kế hoạch bổ sung số lượng CBQL trường MN theo quy định tại Điều lệ trường MN hiện hành và Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Theo đó, số lượng CBQL cần bổ sung cho đủ so với quy mô trường MN hiện có trong tồn huyện là: 14 người (01 HT, 13 PHT). Có kế hoạch tuyển dụng giáo viên mới để thay thế cho 14 giáo viên sẽ bổ nhiệm CBQL trường MN.

Xác định số lượng CBQL dự nguồn bổ sung cho đội ngũ CBQL nghỉ hưu, bãi nhiệm, chuyển vùng...

Xác định số lượng CBQL tăng thêm do nhu cầu phát triển quy mô mạng lưới trường, lớp MN (tăng trường, tăng lớp, tăng điểm trường do tỉ lệ huy động tăng).

- Về trình độ đội ngũ CBQL, cần quan tâm: Trong tổng số 42 CBQL trường MN của huyện cịn 07 CBQL có trình độ đào tạo trung cấp sư phạm mầm non, cần động viên số cán bộ này theo học các lớp nâng cao trình độ đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia và nâng cao chất lượng chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN.

- Về nghiệp vụ quản lý giáo dục: Tạo điều kiện cho 12 CBQL chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tham gia học Đại học QLGD hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD để kịp thời cập nhật kiến thức về nghiệp vụ QLGD. Mặt khác, tạo điều kiện để các cán bộ trong quy hoạch (cán bộ dự nguồn) được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ kế cận. Hàng năm, phòng GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng cập nhật nội dung mới, cần thiết cho đội ngũ CBQL trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học.

74

- Về trình độ chính trị: Sắp xếp tạo điều kiện cho 32 CBQL chưa tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao về trình độ lý luận chính trị được học tập, bồi dưỡng; quan tâm đến công tác phát triển Đảng ở các trường MN nhằm nâng cao tỷ lệ CBQL, cán bộ dự nguồn là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Quan tâm tốt hơn đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, đặc biệt là bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với đặc thù của huyện có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống.

- Cơ cấu đội ngũ CBQL trường MN: độ tuổi của đội ngũ CBQL mới tuyển chọn nên từ 30 đến 40 tuổi, vì độ tuổi này vừa có kinh nghiệm, vừa nhạy bén và có bản lĩnh trong quản lý.

(2) Tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ cán bộ trong quy hoạch và chuẩn y danh sách ở các trường cần thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Hiệu trưởng yêu cầu các tổ chuyên môn tiến hành họp và giới thiệu viên chức thuộc tổ để đưa vào diện quy hoạch theo hướng “mở”, đảm bảo phát huy dân chủ từ cơ sở.

- Bước 2: Chi bộ Đảng cùng lãnh đạo nhà trường (HT, PHT, Chủ tịch Hội đồng trường, Chủ tịch Cơng đồn) họp và nhận xét, đánh giá từng cá nhân viên chức được giới thiệu từ các tổ chuyên môn, xem xét hội đủ điều kiện để đưa vào quy hoạch.

Nguồn cán bộ giới thiệu đưa vào quy hoạch bao gồm CBQL đương nhiệm còn đủ điều kiện bổ nhiệm lại; cán bộ công chức, viên chức hội đủ tiêu chuẩn của đơn vị.

- Bước 3: Đơn vị tổ chức “Hội nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên” để lấy phiếu tín nhiệm (bằng phương thức bỏ phiếu kín) để lựa chọn, đưa vào danh sách quy hoạch cán bộ đối với từng chức danh.

Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đưa vào danh sách quy hoạch cán bộ đối với các cá nhân đã được Chi ủy và lãnh đạo đơn vị nhất trí cao để giới thiệu. Cơ quan, đơn vị đóng góp ý kiến cho người được đưa vào danh sách lấy phiếu tín nhiệm quy hoạch.

75

- Bước 4: Tổ chức “Hội nghị cán bộ chủ chốt” của đơn vị trường (Bí thư Chi bộ, HT, PHT, Chủ tịch Hội đồng trường, Chủ tịch cơng đồn, Bí thư Chi đồn, các tổ trưởng chuyên môn) để nghiên cứu, thảo luận kết quả giới thiệu nguồn quy hoạch đã được tổng hợp và lấy phiếu biểu quyết, tổng hợp kết quả biểu quyết của hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu nguồn quy hoạch.

Những người được trên 50% tổng số thành viên tham dự hội nghị cán bộ chủ chốt tán thành thì đưa vào danh sách đề nghị phê duyệt quy hoạch.

(3) Lập danh sách quy hoạch CBQL trường MN toàn huyện cần thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Tổ chức hội nghị quy hoạch CBQL các trường MN trực thuộc Phòng GD&ĐT.

Thành phần gồm: Lãnh đạo Phòng GD&ĐT, chuyên viên các bộ phận chun mơn, nghiệp vụ của Phịng GD&ĐT: Giáo dục Mầm non, Tổ chức cán bộ, Kế toán - Tài vụ.

Nội dung: Thảo luận bình xét giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh CBQL ở các trường MN trong huyện, trên cơ sở danh sách đã có từ kết quả “Hội nghị cán bộ chủ chốt” của các đơn vị trường, lập danh sách dự kiến nguồn quy hoạch CBQL các trường MN toàn huyện.

- Bước 2: Trưởng phòng GD&ĐT huyện phê duyệt danh sách quy hoạch tổng thể, làm cơ sở để thực hiện công tác bồi dưỡng, bổ nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL hàng năm.

Sau mỗi đợt rà sốt quy hoạch, Phịng GD&ĐT tổng kết, kiểm tra các bước thực hiện xem đã đảm bảo khoa học, khách quan, đúng quy trình chưa, quy hoạch đã được bổ sung đầy đủ theo nhu cầu chưa, từ đó có sự chỉ đạo cơ sở điều chỉnh hoặc khuyến nghị nhằm thực hiện tốt hơn.

(4) Một số lưu ý đối với việc thực hiện quy hoạch:

- Thực hiện công khai trong công tác quy hoạch cán bộ: Các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ quản lý trường học được công khai để cán bộ, đảng viên tham gia bỏ phiếu giới thiệu quy hoạch ở

76

đơn vị được biết. Danh sách cán bộ đưa vào quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch được công khai trong cấp ủy Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường, đồng thời thông báo cho cá nhân cán bộ biết.

- Các đơn vị trường tiến hành quy hoạch theo giai đoạn 5 năm, tuy nhiên hàng năm căn cứ vào kết quả hoạt động cơng tác, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, công chức, viên chức, đơn vị trường có thể tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để đưa ra và bổ sung vào nguồn quy hoạch theo hình thức “thêm vào, đưa ra” đúng quy định, đồng thời gửi tờ trình và danh sách cán bộ, công chức, viên chức được bổ sung cũng như đưa ra khỏi quy hoạch về Phòng GD&ĐT.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với phòng Nội vụ huyện kiểm tra, giám sát việc lấy phiếu tín nhiệm quy hoạch và hướng dẫn thủ tục quy hoạch cho các đơn vị trường học trên địa bàn huyện.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Trên cơ sở các chủ trương và quy định mang tính chất pháp lý của Đảng và Nhà nước, phịng GD&ĐT cần thể chế hóa thành các quy định đối với công tác quy hoạch đội ngũ CBQL nói chung và CBQL các trường MN vùng đặc biệt khó khăn của huyện nói riêng.

- Tổ chức bộ máy có năng lực làm tốt cơng tác cán bộ, thu thập và xử lý thông tin cán bộ kịp thời, nhìn nhận vấn đề quy hoạch đội ngũ CBQL là vấn đề chiến lược, cần có kinh phí để triển khai thực hiện.

- Tạo mơi trường lành mạnh, tích cực cho công tác quy hoạch, có sự đồng tình ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia có trách nhiệm của CBQL, giáo viên, nhân viên các trường MN.

3.2.2. Cải tiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm cán bộ quản lý trường mầm non

3.2.2.1. Ý nghĩa của biện pháp

Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL ở các trường MN nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các trường và đội ngũ CBQL, giáo

77

viên; giúp cho ngành GD&ĐT có đội ngũ CBQL tốt; sàng lọc, đưa ra khỏi đội ngũ CBQL những người không đủ phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực quản lý; bổ sung và hoàn thiện đội ngũ CBQL.

Cải tiến, làm tốt công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL ở các trường MN vùng đặc biệt khó khăn sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, tiêu cực trong công tác cán bộ; góp phần thúc đẩy đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL. Luân chuyển CBQL là để đào tạo, rèn luyện, thử thách cán bộ, tạo sự công bằng và cơ hội phát triển cho mỗi cá nhân trong đội ngũ; nhằm bồi dưỡng đội ngũ ngày càng vững vàng, trưởng thành và thích nghi với điều kiện cơng tác tại các xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Phòng GD&ĐT thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm căn cứ các văn bản quy định của Nhà nước, kết quả đánh giá CBQL theo Chuẩn Hiệu trưởng, đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp; căn cứ vào nhu cầu của nhà trường và danh sách quy hoạch các chức danh CBQL đã được phê duyệt.

Việc lựa chọn và bổ nhiệm CBQL trường MN là một trong những hoạt động cơ bản nhất của công tác cán bộ, được thực hiện theo “Quy chế bổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)