Nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 98)

3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non

3.2.4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý

trường mầm non

3.2.4.1. Ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra nhằm hỗ trợ, tư vấn, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBQL. Kiểm tra còn nhằm tác động đến hành vi của người CBQL, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ, khuyến khích tính tích cực, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ của người CBQL. Qua kiểm tra chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm trong hoạt động quản lý, giúp CBQL thấy được kết quả hoạt động của mình, từ đó rút kinh nghiệm cho cơng tác quản lý đạt hiệu quả cao hơn. Thông qua kiểm tra, cơ quan quản lý cấp trên có thể đánh giá đúng đắn hơn đội ngũ CBQL, từ đó giúp cho quy trình bổ nhiệm lại CBQL chính xác và khách quan hơn.

Đánh giá, xếp loại CBQL ở các trường MN để từng cá nhân CBQL thấy được mức độ hoàn thành nhiệm vụ, tập thể đơn vị và các cấp QLGD thấy được kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của CBQL, từ đó thúc đẩy nâng cao chất lượng hiệu quả QL. Đánh giá để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả cơng tác, phẩm chất đạo đức, làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với CBQL. Đánh giá, xếp loại gắn liền với kết quả, hiệu quả công tác của cá nhân CBQL và kết quả các mặt công tác của nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

89

Mọi hoạt động quản lý của CBQL phải được kiểm tra, đánh giá. Tăng cường việc kiểm tra, nhận xét, đánh giá của cán bộ, giáo viên đối với CBQL. Quá trình kiểm tra phải có kết luận, đánh giá cụ thể, rõ ràng nhằm đạt được mục đích là nâng cao chất lượng của đội ngũ CBQL trường MN.

Cần đổi mới phương thức, lề lối công tác thanh tra, kiểm tra ở các cấp QL giáo dục sao cho phù hợp với chủ trương phân cấp trong QL giáo dục. Tổ chức bộ máy thực hiện hoặc phối hợp thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát từ Sở GD&ĐT, Thanh tra huyện, Phòng GD&ĐT đến các cơ sở GDMN, trong đó có bộ phận thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác cán bộ. Xây dựng kế hoạch, nội dung hình thức kiểm tra liên quan đến xây dựng, tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và thực hiện các chế định pháp lý.

Phòng GD&ĐT nâng cao chất lượng các hoạt động kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó trọng tâm là kiểm tra việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học nhằm đánh giá tiến độ, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của các nhà trường, năng lực sư phạm và phẩm chất đội ngũ. Tập trung kiểm tra công tác QL và trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ. Chú trọng kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm (những khâu, những nơi còn yếu kém, gây bức xúc trong dư luận xã hội) như việc thực hiện cơng khai, thu - chi tài chính, quản lý nhân sự và an tồn trường học.

Coi trọng tổ chức kiểm tra nội bộ (đột xuất hoặc định kỳ) các mặt hoạt động trong các cơ sở GDMN.

Tổ chức đánh giá HT, PHT theo Chuẩn đúng quy định hiện hành.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Ðể biện pháp này đạt hiệu quả, trước hết cần nâng cao nhận thức cho CBQL về công tác kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá CBQL nhằm phát triển chuyên môn và năng lực nghề nghiệp chứ không chỉ là hình thức để xét thi đua - khen thưởng hằng năm. Mặt khác, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá cần chú trọng khả năng tự đánh giá của mỗi CBQL nhằm tạo sự đồng thuận, là điều kiện quan trọng thúc đẩy quá trình phấn đấu của CBQL sau kiểm tra.

90

Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan QL nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền thanh tra theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục theo Nghị định 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ ban hành về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục. Trong Nghị định đã phân rõ trách nhiệm của Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở GD&ĐT, Thanh tra Tỉnh, Thanh tra Huyện trong việc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về giáo dục.

Phòng GD&ĐT thực hiện việc kiểm tra theo thẩm quyền, không thực hiện chức năng thanh tra mà phối hợp với Thanh tra Sở, Thanh tra Huyện để thực hiện việc thanh tra về giáo dục trên địa bàn; đồng thời tăng cường kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 115/2010/NĐ-CP; trong đó tập trung làm tốt các nhiệm vụ sau:

Phối hợp với Thanh tra Sở GD&ĐT xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành hằng năm đối với các trường MN của huyện;

Giới thiệu CBQL, giáo viên thuộc quyền quản lý của Phòng để Sở GD&ĐT lựa chọn, bồi dưỡng, công nhận và trưng tập cộng tác viên thanh tra;

Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao, hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ đối với các trường MN trên địa bàn;

Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của đoàn thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Tổ chức rút kinh nghiệm từ hoạt động thanh tra, kiểm tra qua các hội nghị giao ban Hiệu trưởng. Qua đó đánh giá phẩm chất, năng lực đội ngũ CBQL, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng CBQL và điều chỉnh hoạt động quản lý nhằm đạt hiệu quả cao hơn.

Yêu cầu CBQL các cơ sở GDMN xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra nội bộ hằng năm; thực hiện chế độ báo cáo về công tác kiểm tra nội bộ theo quy định; cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thơng tin, tài liệu theo u cầu của đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp; thực hiện yêu cầu, kiến

91

nghị của đoàn thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với công tác đánh giá: Việc đánh giá CBQL trường MN thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011 của Bộ GD&ĐT, đặc biệt là thực hiện hệ thống minh chứng của tiêu chí theo đúng hướng dẫn tại công văn số 3619/BGDĐT-CNGCBQLGD ngày 02/6/2011 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn đánh giá HT trường MN theo Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT.

Phịng GD&ĐT chú ý tham mưu, bố trí ngân sách cho cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý ở trường MN.

3.2.5. Hồn thiện chính sách, tạo mơi trường phát triển phù hợp với thực tiễn địa phương

3.2.5.1. Ý nghĩa của biện pháp

Chế độ, chính sách đảm bảo, hợp lý có tác dụng là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ CBQL, GV. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ CBQL trường MN vùng đặc biệt khó khăn phải gắn liền với việc thực hiện các chế độ, chính sách hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu: khuyến khích vật chất đi đơi với xây dựng lý tưởng, hoài bão cách mạng, động viên tinh thần phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của huyện và đảm bảo cơng bằng xã hội, khuyến khích những người làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả, phát huy gương mẫu, tài năng của CBQL, chống bình quân, bao cấp.

Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm đến phát triển GDMN bằng các chủ trương, chính sách cụ thể, các nguồn lực đầu tư cho GDMN được tăng cường. Tuy nhiên, một số chế độ, chính sách đã được ban hành đến nay vẫn có nhiều bất hợp lý, khơng cịn phù hợp với thực tế, cần được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Tại các vùng đặc biệt khó khăn cịn thiếu các chính sách đãi ngộ đặc thù; địa phương cũng chưa có các chính sách riêng để động viên, thu hút CBQL n tâm gắn bó cơng tác lâu dài... Do đó, hồn thiện

92

chính sách là một đòi hỏi tất yếu để giáo dục miền núi nói chung, GDMN vùng đặc biệt khó khăn nói riêng phát triển. Cùng với đó, CBQL và giáo viên MN phải được làm việc trong mơi trường thích hợp mới nâng cao được chất lượng và hiệu quả công việc.

Môi trường bên trong nhà trường - văn hóa nhà trường có tầm quan trọng đặc biệt (tạo nên động lực làm việc cho mọi thành viên; là con đường khơng chính thức để kiểm sốt, điều khiển hành vi; hạn chế tiêu cực và xung đột; nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường...), do đó văn hóa nhà trường tốt sẽ tạo nên “ưu thế cạnh tranh” của trường. Văn hóa bên trong nhà trường phù hợp với những nhu cầu của mơi trường bên ngồi cũng như chiến lược của nhà trường, các thành viên của nhà trường sẽ có sự cam kết cao độ để thực hiện mục tiêu chung và tạo ra một tập thể vững mạnh trước những tác động của môi trường.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Nhằm hồn thiện chế độ chính sách, tạo mơi trường phát triển phù hợp với thực tiễn địa phương, tạo động lực phấn đấu cho CBQL, cần thực hiện đồng bộ các nội dung sau đây:

(1) Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ về lương và các loại phụ cấp theo quy định của Chính phủ và Thông tư liên bộ. Nghiên cứu đề xuất với các cơ quan quản lí có thẩm quyền tiếp tục cải tiến, đổi mới chính sách tiền lương, cải tiến hơn nữa phụ cấp trách nhiệm của CBQL tương xứng với chức danh và nhiệm vụ hiện tại đảm nhiệm, đặc biệt là CBQL công tác tại vùng đặc biệt khó khăn.

(2) Tiếp tục tham mưu bổ sung hồn thiện chính sách thu hút đối với những CBQL giỏi như: hỗ trợ đào tạo, nâng lương trước thời hạn, tăng phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp ưu đãi đặc biệt;

(3) Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL: Tăng cường nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, kinh phí của các tổ chức Đảng, Đồn thể cũng như các lực lượng xã hội khác. Có chính sách đãi ngộ hợp lý, thỏa

93

đáng cho đội ngũ này được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về nghiệp vụ QL, lý luận chính trị, trình độ chun mơn, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc; được tham gia học tập kinh nghiệm tiên tiến của các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh.

(4) Tăng cường đầu tư CSVC thiết bị cho các trường MN vùng đặc biệt khó khăn; trang bị các phương tiện, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc tạo thuận lợi cho CBQL.

(5) Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng trong từng trường và trong phạm vi toàn huyện: khen thưởng kịp thời đi đơi với khuyến khích bằng vật chất những CBQL nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng thời xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những CBQL vi phạm kỷ luật và mắc sai phạm trong công tác quản lý.

(6) Thực hiện giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, biên chế và tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao trình độ quản lý, phát huy khả năng sáng tạo, chủ động hơn trong công việc để nâng cao hoạt động của đơn vị.

Nội dung giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Hiệu trưởng nhà trường phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tổ chức thực hiện nhiệm vụ của nhà trường trước Sở/Phòng GD&ĐT và UBND tỉnh/huyện. Về quản lí, sử dụng cán bộ, viên chức: HT nhà trường ngoài việc được giao biên chế của đơn vị hàng năm còn cần được chủ động trong việc đề nghị tiếp nhận, thuyên chuyển, bố trí, sử dụng CBGV. Về tài chính: Chủ tịch UBND tỉnh/huyện thực hiện việc giao kinh phí cho các trường bao gồm các chi phí tiền lương và các chi phí cho các hoạt động của đơn vị trong năm. Thông qua việc xây dựng và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế quản lí sử dụng tài sản cơng, HT nhà trường được chủ động sử dụng kinh phí được giao, quản lí sử dụng tài sản cơng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả.

Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, có 2 hình thức “tự chủ và tự chịu trách nhiệm” về tài chính, đó là tự chủ một phần và tự chủ hồn tồn. Phịng

94

GD&ĐT huyện Tủa Chùa cần triển khai kế hoạch chỉ đạo các trường MN chuyển dần sang cơ chế tự chủ một phần về tài chính; đồng thời khuyến khích mở rộng xã hội hóa giáo dục, tăng cường vận động các ngành, các cấp, các nhà tài trợ và nhân dân đầu tư phát triển GDMN.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

(1) Đối với các chính sách, chế độ đãi ngộ:

Ngoài việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách của Nhà nước, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của CBQL ở các trường MN cần phải ban hành chính sách, chế độ đãi ngộ của huyện, địa phương như:

- Có chế độ tăng giờ cho CBQL đứng lớp quá số giờ quy định (do thiếu giáo viên, giáo viên nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhiều nên số nghỉ thai sản nhiều, trong giai đoạn xây dựng trường chuẩn quốc gia...).

- Hỗ trợ kinh phí cho CBQL học tập nâng cao trình độ quản lý và trình độ chun mơn, nghiệp vụ; xem xét hỗ trợ kinh phí xăng xe cho CBQL các trường vùng đặc biệt khó khăn đi lại kiểm tra các điểm trường.

- Bố trí nhà ở cơng vụ cho CBQL hoặc tham mưu UBND huyện cấp đất hoặc bán đất theo chế độ ưu đãi để họ làm nhà, tạo điều kiện cho họ yên tâm, gắn bó với địa bàn cơng tác.

- Phân cơng vị trí cơng tác phù hợp với hồn cảnh từng CBQL.

- Xây dựng và tổ chức tốt đời sống tinh thần cho CBQL ở các nhà trường nói chung, ở các trường MN vùng đặc biệt khó khăn nói riêng (chú trọng tổ chức các hoạt động phong trào văn hóa- văn nghệ- thể dục thể thao, giao lưu kết nghĩa với đơn vị bạn; xem xét bố trí cân đối tỉ lệ nam: nữ của các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên cùng một địa bàn...). Phát huy vai trò của cơng đồn trong việc động viên đối với những CBQL giỏi, có thành tích xuất sắc như tổ chức đi tham quan, du lịch trong dịp hè.

Thực hiện tốt các nội dung trên sẽ làm cho đội ngũ CBQL thêm gắn bó với trường lớp, có cơ hội hợp thức hóa gia đình, có thêm động lực trong công

95

tác, trong học tập và rèn luyện, tạo tâm lý vui tươi, thoải mái nâng cao hiệu quả công việc.

Để thực hiện được các chính sách, chế độ đãi ngộ theo đề xuất trên, phòng GD&ĐT cần:

- Tham mưu, xây dựng quy chế và tiêu chuẩn riêng về chính sách, chế độ đãi ngộ, tiêu chí cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL của địa phương, trình UBND huyện phê duyệt.

- Phối hợp với Cơng đồn giáo dục huyện tìm hiểu hồn cảnh, tâm tư nguyện vọng của đội ngũ CBQL để thực hiện chế độ đãi ngộ cho phù hợp.

- Tham mưu UBND huyện cấp kinh phí để đảm bảo các chế độ chính sách cho CBQL, giáo viên, học sinh một cách kịp thời.

- Thành lập Hội đồng bình xét các tiêu chuẩn theo quy chế đã đề ra. (2) Đối với khen thưởng

Ngoài các quy định chung về khen thưởng như chiến sỹ thi đua các cấp, nhà giáo ưu tú, lao động tiên tiến... Phịng GD&ĐT cần có hình thức khen thưởng riêng cho từng lĩnh vực công tác trong năm học như: Khen thưởng cho CBQL làm tốt công tác xây dựng CSVC trường học; CBQL làm tốt công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; CBQL có biện pháp QL giỏi nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)