Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 107)

đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường MN vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay đã đề xuất.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường MN vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay.

3.4.3. Cách thức khảo nghiệm

- Đối tượng khảo nghiệm: 50 người là lãnh đạo và chuyên viên GDMN Sở GD&ĐT (03 người), lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT huyện Tủa Chùa (05 người), HT, PHT các trường mầm non huyện Tủa Chùa (42 người).

- Cách thức khảo nghiệm: Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến và kết hợp trao đổi trực tiếp với các đối tượng khảo nghiệm về 05 biện pháp pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường MN vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay mà tác giả đã đề xuất.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

98

Sau khi sử dụng phiếu thăm dò ý kiến và kết hợp trò chuyện với các đối tượng khảo nghiệm, tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trƣờng MN vùng đặc biệt

khó khăn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay

TT Biện pháp Đơn vị tính Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Khơng cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch CBQL các trường mầm non Số người 11 39 0 17 34 1 Tỉ lệ % 22,0 78,0 0 34,0 68,0 2,0 2

Cải tiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường MN Số người 12 37 1 19 29 2 Tỉ lệ % 24,0 74,0 2,0 38,0 58,0 4,0 3

Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường mầm non

Số

người 16 34 0 21 28 1

Tỉ lệ % 32,0 68,0 0 42,0 56,0 2,0

4

Nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra, đánh giá hoạt động QL trường MN Số người 9 39 2 17 30 3 Tỉ lệ % 18,0 78,0 4,0 34,0 60,0 6,0 5 Hồn thiện chính sách, tạo môi trường phát triển phù hợp với thực tiễn địa phương

Số

người 12 38 0 17 29 4

Tỉ lệ % 24,0 76,0 0 34,0 58,0 8,0

Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy 5 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường MN mà tác giả đề xuất được trên 90% ý kiến người được hỏi cho

99

rằng cần thiết và đảm bảo tính khả thi. Đặc biệt, biện pháp 1,3,5 có tới 100% ý kiến được hỏi cho rằng rất cần thiết và cần thiết. Điều này chứng tỏ: Nâng cao chất lượng quy hoạch CBQL các trường MN; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL; hồn thiện chính sách, tạo môi trường phát triển phù hợp với thực tiễn địa phương là những biện pháp tối cần thiết nhằm phát triển đội ngũ CBQL các trường MN.

Có 98% ý kiến được hỏi cho rằng biện pháp 1 và 3 là khả thi và rất khả thi vì cơng tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL hiện nay được sự chỉ đạo, quan tâm, ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền; của ngành Giáo dục cùng sự tham gia có trách nhiệm của CBQL, giáo viên, nhân viên các nhà trường. Có 96% ý kiến được hỏi cho rằng biện pháp 2 là khả thi và rất khả thi vì cải tiến cơng tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường MN theo những quy định khá cụ thể. Có 94% ý kiến được hỏi cho rằng biện pháp 4 là khả thi và rất khả thi vì chất lượng, hiệu quả kiểm tra, đánh giá hoạt động QL trường MN sẽ được nâng cao nếu có những thay đổi tích cực về nhận thức và cách tiến hành. Biện pháp 5 khơng dễ thực hiện, có 8% ý kiến cho rằng khơng khả thi vì Tủa Chùa là một huyện nghèo nên việc địa phương có các chính sách riêng để động viên, thu hút CBQL sẽ khó khăn và vì thế mơi trường làm việc chậm được cải thiện.

Tiểu kết chƣơng 3

Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường MN vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay đã được đề xuất dựa trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường MN; căn cứ thực trạng đội ngũ CBQL trường MN; căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển GD&ĐT của huyện Tủa Chùa. Để có được đội ngũ CBQL trường MN có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực quản lý giỏi, điều hành có hiệu quả các hoạt động trong các cơ sở GDMN, cần phải thực hiện đồng bộ cả 5 biện pháp nêu trên. Các biện pháp này đã được các đối tượng khảo nghiệm, tán thành với mức độ cần thiết và tính khả thi cao.

100

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn đã tập trung làm sáng tỏ những khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ CBQL ... và vận dụng các khái niệm đó vào lĩnh vực quản lý trường Mầm non; khái quát mục tiêu, chủ trương đổi mới và phát triển GDMN trong giai đoạn hiện nay; nhấn mạnh vai trò của đội ngũ CBQL trường MN; nội dung, yêu cầu và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL các trường MN vùng đặc biệt khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Từ đó khẳng định việc phát triển đội ngũ CBQL các trường MN vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa là rất cần thiết đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả của đội ngũ CBQL, góp phần quyết định chất lượng, chăm sóc giáo dục trẻ của ngành học Mầm non.

Qua khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL các trường MN vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên cho thấy thực trạng chất lượng CBQL trường MN trên địa bàn hiện nay còn ở mức thấp so với yêu cầu chung; các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường MN vùng đặc biệt khó khăn ở huyện còn nhiều bất cập và chưa mang lại hiệu quả cao; thiếu các biện pháp khả thi, đồng bộ để phát triển đội ngũ CBQL trường MN.

Từ nghiên cứu lý luận và căn cứ thực trạng, tác giả đề xuất 5 giải pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường MN vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên, đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng quy hoạch CBQL các trường MN Biện pháp 2: Cải tiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường mầm non.

Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường mầm non.

Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý trường mầm non.

101

Biện pháp 5: Hồn thiện chính sách, tạo mơi trường phát triển phù hợp với thực tiễn địa phương.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy cả 5 biện pháp đề xuất trong luận văn được đánh giá có tính cần thiết và khả thi cao. Tác giả hy vọng và tin tưởng rằng nếu áp dụng vào thực tiễn sẽ có tác dụng tích cực cho việc phát triển đội ngũ CBQL các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên cùng như các huyện có điều kiện tương tự.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý tại các cơ sở GDMN, kịp thời nắm bắt những mặt mạnh, điểm yếu của CBQL trường mầm non, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.

- Thực hiện và phối hợp thực hiện các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng QL cho CBQL các trường MN trong tỉnh.

- Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh về những chế độ, chính sách riêng của địa phương đối với CBQL, GVMN cơng tác tại các vùng đặc biệt khó khăn.

2.2. Đối với UBND huyện Tủa Chùa

- Xây dựng đề án thực hiện việc luân chuyển CBQL các trường MN phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và phù hợp với điều kiện thực tế của huyện.

- Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách của huyện nhằm động viên, hỗ trợ đội ngũ CBQL, đặc biệt là đối với CBQL công tác ở các vùng đặc biệt khó khăn.

- Thực hiện phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường MN.

- Tạo điều kiện về kinh phí cho Phịng GD&ĐT thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường mầm non.

- Tăng cường công tác thanh tra hoạt động quản lý giáo dục của CBQL các cơ sở trường học nói chung và trường MN nói riêng.

102

2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tủa Chùa

- Hằng năm, rà soát và bổ sung quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non.

- Tham mưu UBND huyện và Sở GD&ĐT mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ QL cho CBQL các trường MN trong huyện, quan tâm tới đội ngũ CBQL trẻ đang công tác tại các xã vùng đặc biệt khó khăn.

- Tạo điều kiện cho CBQL và cán bộ dự nguồn tham gia các khố đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động quản lý của CBQL trường MN để có kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng cho phù hợp.

- Tích cực tham mưu và thực hiện việc đầu tư xây dựng nhà công vụ, bổ sung thiết bị và các điều kiện làm việc cho CBQL, nhất là các trường MN vùng đặc biệt khó khăn.

2.4. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện Tủa Chùa

- Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên, đẩy mạnh việc tự học, tự bồi dưỡng, tích cực học tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương nơi đang công tác và ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường.

- Chủ động tham mưu, đề xuất các nội dung cần bồi dưỡng để các cấp có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Tích cực tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng CBQL do các cấp tổ chức. - Quan tâm bồi dưỡng đội ngũ CBQL kế cận; xây dựng tốt văn hóa nhà trường; chủ động đề xuất các cấp quan tâm đến chế độ chính sách cho đội ngũ CBQL, GV nhà trường phù hợp với thực tế địa phương./.

103

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (2004), Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường

CBQL giáo dục và đào tạo, Hà Nội).

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Điều lệ trường mầm non (Ban hành

kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008).

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011).

5. Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ (2015), Hướng dẫn về chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch số

11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ).

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ (2015), Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (Ban hành kèm theo Thông tư số

06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015).

7. Nguyễn Quốc Chí, (2005), Những cơ sở lý luận quản lý giáo dục (Bài

giảng cho học viên Cao học QLGD K6 khoa Sư phạm Đại học quốc gia Hà Nội).

8. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học

quản lý. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

9. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về việc Quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,

tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập.

104

10. Chính phủ (2006), Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg, ngày 23 tháng 06 năm 2006, Phê duyệt Đề án "Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006- 2015"

11. Chính phủ (2010), Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010

Quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

12. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTG ngày 13/6/2012).

13. Vũ Trọng Dung- Lê Doãn Tá- Lê Thị Thủy (2013), Giáo trình Triết

học Mác- Lê nin. NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB

Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp

hành Trung ương Đảng khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy

mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW ngày

04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về Đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

17. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Đặng Xuân Hải (2012), Quản lý sự thay đổi. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục - K13.

19. Đặng Xuân Hải (2014), Hệ thống giáo dục quốc dân, quản lý nhà trường. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục - K13.

20. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo

dục. NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. Hà Quang Khê (2010), “Báo cáo chuyên đề nghiên cứu khái niệm, giải

nghĩa và sử dụng thuật ngữ vùng đặc biệt khó khăn”. Viện Dân tộc.

105

22. Trần Kiểm (2006), “Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) - Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Trọng

Hậu - Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Sĩ Thƣ (2012), Quản lý giáo dục:

một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

24. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, tập 5. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng - Trung tâm từ

điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.

26. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tủa Chùa, Báo cáo tổng kết năm

học (từ năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015).

27. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tủa Chùa (2013), Hướng dẫn quy hoạch cán bộ của Phòng GD&ĐT (Hướng dẫn số 570/PGDDT- TCCB ngày 16/10/2013).

28. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

30. Thủ tƣớng Chính phủ (2003), Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân

chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)