2. Giải pháp
2.5. Khuyến nghị trả lại kinhdoanh vàng miếng cho DN, xoá bỏ vàng thương hiệu
hiệu Quốc gia của SJC.
Tính đến thời điểm hiện tại, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng các văn bản khác liên quan đã khẳng định được vai trò của mình trong việc bình ổn thị trường vàng. Tổng hợp lại những kết quả đạt được, thị trường vàng hiện tại đã tương đối ổn định:giá vàng trong
nước,cơn sốt vàng không tái diễn,chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới giảm, hiện tượng vàng hóa được giải quyết tương đối triệt để (thể hiện ở điểm các NHTM đã đóng trạng thái, chấm dứt không còn huy động và cho vay vàng),tình trạng nhập lậu vàng giảm hẳn (nhờ việc chọn vàng SJC trở thành thương hiệu vàng quốc gia duy nhất)… cho thấy đã đến lúc nhà nước trả lại vàng cho thị trường và các DN được phép kinh doanh vàng miếng như trước đây. Lý do chính là vì tuy chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới giảm nhưng giá vàng trong nước không liên thông với giá vàng thế giới. Khi NHNN vẫn độc quyền NK, quản lý kinh doanh vàng miếng thì quy luật cung - cầu của thị trường không được tuân theo do giá vàng được quy định bởi NHNN. Giả dụ trong trường hợp giá vàng quốc tế dao động mạnh hơn, hoặc xuống sâu hơn, mức chênh lệch giá 2 thị trường sẽcao lên
và mặt khác, nếu cơ quan quản lý không có giải pháp kiểm soát, tác động sẽ không chỉ lên giá vàng và thị trường mà còn lên tỷ giá.
Vì vậy, nhiệm vụ của NHNN tới đây là phải quản lý giám sát thị trường đảm bảo hoạt động kinh doanh lành mạnh. NHNN cần có các quy định cụ thể về mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới để đảm bảo sự an toàn và ổn định của thị trường. Nhà nước chỉ can thiệp vào thị trường vàng khi mức chênh lệch vượt quá quy định đã đặt ra. Nếu bây giờ tiếp tục duy trì, nghĩa là kéo dài chính sách NHNN là người duy nhất gánh chịu rủi ro của thị trường vàng, thì chắc chắn không tốt cho NHNN và cả nền kinh tế.
Trong suốt thời giantrở thành vàng thương hiệu Quốc gia của SJC (SJC là đơn vị sản xuất gia công duy nhất vàng miếng được giao dịch), thì xuất hiện tình trạngphân biệt đối xử vàng miếng theo thương hiệu, chứ không theo hàm lượng vàng và chất lượng dịch vụ thực tế. Vàng miếng SJC được chọn làm Thương hiệu vàng Quốc gia do có bề dày, uy tín được cả thị trường trong nước và quốc tế chấp nhận. Hơn nữa, vàng SJC chiếm thị phần lớn trên thị trường nên việc tiếp tục sử dụng thương hiệu này vừa tiết kiệm chi phí khi không phải dập lại tên mới, đồng thời lại tránh được việc gây xáo trộn trên thị trường. Nếu phải làm lại tất cả các khâu từ đầu thì sẽ rất tốn kém. Thực tế, xưa nay người dân mua vàng miếng theo tuổi vàng hay mua vàng trang sức theo kiểu dáng và giá trị gia tăng nhờ chế tác tinh xảo, mua theo thương hiệu cũng có nhưng không phải là chính. Nhưng từ khi vàng miếng SJC bất ngờ trở thành Thương hiệu vàng Quốc gia, danh giá SJC cũng lập tức nổi như cồn và làm dấy lên làn sóng săn lùng mua mới SJC chính hiệu (và có nơi, có lúc bị mua phải SJC “không chính hiệu”), cũng như làn sóng đổi vàng cũ phi SJC thành SJC cho an tâm, cho rằng nắm giữ vàng SJC mới có giá trị.
Kinh nghiệm từẤn Độ càng khẳng định thêm sự cấp thiết của giải pháp này.Ấn Độ là một quốc gia có truyền thống sử dụng vàng. Đồng thời đây cũng là quốc gia đã từng trải qua thời gian dài kiểm soát rất chặt thị trường vàng trong quá khứ nhưng sau đó phải tiến hành cải cách thị trường vàng theo hướng tự do hóa và họ đã đạt được các thành công đáng kể.
Với mục đích kiểm soát thị trường này, năm 1962, chính phủ Ấn Độ đã ban hành một đạo luật hạn chế dân chúng sử dụng vàng và tập trung vàng vào NHTW, trao quyền độc lập
trong xuất nhập khẩu vàng cho NHNN. Trong những năm đầu, chính phủ Ấn Độ đã kiểm soát khá thành công thị trường vàng. Tuy nhiên, chính sách này sau đó đã bộc lộ những hạn chế: dân chúng tiếp tục tích trữ, xuất - nhập lậu vàng liên tục và không thể kiểm soát, chính sách ngoại hối bị ảnh hưởng bởi vàng,.... Trước tình hình đó, vào đầu thập niên 1990 của thế kỷ 20, Ấn Độ bãi bỏ đạo luật kiểm soát vàng trước đó.Một chính sách toàn diện để "giải phóng" thị trường vàng được ban hành bởi Ủy ban về tài khoản vốn của chính phủ Ấn Độ vào năm 1997 với mục tiêu chính sách này bao gồm: dỡ bỏ các rào cản đối với việc XNK vàng nhằm chống các hoạt động buôn lậu và tích trữ vàng; phát triển các công cụ tài chính phái sinh gắn với vàng; phát triển các thị trường đối với vàng vật chất và vàng phái sinh; khuyến khích các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tham gia vào thị trường vàng. Sau năm 2000, Ấn Độ đã phát triển các thị trường phái sinh và kỳ hạn liên quan đến vàng. Nhờ những chính sách giải phóng thị trường vàng này, Ấn Độ không những đáp ứng được nhu cầu sử dụng vàng của dân chúng, ngăn cản được hoạt động buôn lậu mà còn giải phóng được một nguồn vốn khổng lồ dưới dạng vàng vào phát triển kinh tế. Tỷ giá
USD/INR được duy trì ổn định ở mức trên dưới 45 suốt từ năm 2000 đến nay.
Áp dụng vào thị trường vàng Việt Nam nói riêng, việc cho phép các DN kinh doanh lại vàng miếng như trước đây cần được thực hiện, tức là DN sẽ được quyền tự nhập và xuất vàng, hoạt động trơn tru ở thị trường theo đúng vai trò và chức năng của các DN. Qua đó, giá vàng trong nước có thể tuân theo đúng quy luật cung – cầu để đưa ra giá cân bằng, giá vầng trong nước có cơ hội liên thông với giá vàng trên thế giới.
Ngoài ra, NHNN có thể xem xét việc loại bỏ Thương hiệu vàng Quốc gia của SJC, đưa vàng SJC trở về vàng giao dịch thông thương như trước kia, có sức cạnh tranh với thị trường một vài thương hiệu vàng miếng uy tín khác cũng như vàng PNJ, Agribank,…. NHNN khẳng định, các thương hiệu vàng miếng khác đã, đang và sẽ vẫn được thừa nhận hợp pháp và người dân không bắt buộc phải chuyển đổi thương hiệu vàng miếng đang sở hữu nếu không muốn. Điều này giúp chiếc máy dập vàng miếng SJC đỡ quá tải và NHNN không còn phải vất vả điều hành “tạm xuất tái nhập” và “xin miễn kiểm tra vàng nhập khẩu” nữa trong gánh nặng trách nhiệm bảo đảm thời gian và an toàn cung ứng nhu cầu vàng
miếng SJC cho thị trường trong nước theo tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Nhờ đó, cầu trên thị trường sẽ được đáp ứng tốt hơn, hài hoà hơn và kịp thời hơn.