Biến động thị trường vàng sau Nghị định 24/2012/NĐ-CP

Một phần của tài liệu biến động thị trường vàng ở việt nam và vai trò quản lý độc quyền của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 47 - 52)

2. Biến động thị trường vàng sau Nghị định 24/2012/NĐ-CP và động thái của Ngân

2.1. Biến động thị trường vàng sau Nghị định 24/2012/NĐ-CP

2.1.1. Giá vàng năm 2012

Biểu đồ 2.9.Diễn biến của giá vàng trong nướcnăm 2012

Nguồn: SJC

Trong bối cảnh giá vàng thế giới và trong nước đều có xu hướng giảm tuy nhiên chênh lệch giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước tương đối cao (2,3 triệu

đồng/lượng so với giá vàng thế giới), Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành ngày 03/04/2012. Sau nghị định, giá vàng đã giảm xuống đáng kể. Trong tháng 4/2012 giá vàng là 43,05 triệu/lượng thì đến tháng 5, với sự độc quyền trong quản lý của nhà nước giá vàng đã giảm gần hơn 1,5 triệu/lượng xuống còn 41,59 triệu/ lượng và tiếp tục giữ mức ổn định trong tháng 6,7,8 với các mức giá lần lượt là 41,92 triệu/ lượng, 41,79 triệu/lượng và 42,98 triệu/ lượng. Đến tháng 9/2012 do sự ảnh hưởng của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước đã tăng mạnh gần 3,5 triệu/ lượng lên tới 46.35 triệu/ lượng. Trong những tháng cuối năm, giá vàng tăng lên gần 1 triệu/lượng rồi giảm nhẹ và giữ ổn định mốc 46,32 triệu/ lượng vào ngày 31/12/2012 .

Biểu đồ 2.10: Giá vàng thế giới năm 2012

Nguồn: kitco.com

So sánh giữa 2 biểu đồ giá vàng trong nước và thế giới ta có thể thấy được rằng, đến giữa tháng 4/2012, giá vàng trong nước và thế giới đã biến động cùng chiều với nhau, chênh lệch giá giữa hai thị trường đã được thu hẹp lại. Thị trường vàng trong nước còn thể hiện được tính ổn định rõ nét khi giá vàng thế giới ngày 15/08 là 1600 USD/ ounce, giảm 3,03% so với tháng 4 vào khoảng 1650 USD/ onnce. Trong khi đó giá vàng trong nước cùng thời điểm từ tháng 4 đến tháng 8 chỉ giảm 0,16% từ 43,05 triệu/ lượng xuống 42,08 triệu/ lượng. Tuy nhiên mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới sau năm 2012 vẫn đạt ở mức cao. Giá vàng thế giới ngày cuối năm vào khoảng 1675,6 USD/ ounce tương đương với 42,35 triệu/ lượng; còn giá vàng Việt Nam vào thời điểm đó lên tới 46,32 triệu/ lượng. Chênh lệch giá vàng giữa hai thị trường lên tới gần 4 triệu đồng/ lượng.

Trước những biến động mạnh về giá vàng trong những tháng cuối năm 2012, ngày

28/12/2012, NHNN đã quyết định ban hành Thông tư 38/2012/TT-NHNN về việc quy định trạng thái vàng của các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu hạn chế hiện tượng đầu cơ tích trữ, bán không gây rủi ro các TCTD và cho toàn hệ thống.

2.1.2. Giá vàng năm 2013 đến nay

Biểu đồ 2.11.Giá vàng trong nước từ ngày 1/1/2013 đến nay

Nguồn: giavang.doji.vn

Nhìn tổng thể biểu đồ thể hiện giá vàng trong năm 2013 và 4 tháng đầu năm 2014 ta thấy giá vàng có xu hướng giảm mạnh. Nếu như vào ngày đầu năm 2013 giá vàng vẫn đạt ở ngưỡng khoảng 46,3 triệu đồng/ lượng thì đến thời điểm 1/5/2014, giá vàng đã giảm gần 11 triệu đồng/ lượng xuống còn 35,48 triệu đồng/ lượng.

Biểu đồ 2.12.Giá vàng thế giới 2013

NgNguồn: bullion-rates.com

Từ biểu đồ giá vàng trong nước và thế giới trên ta có thể thấy: Trong 1 năm trở lại đây, giá vàng thế giới đã có những biến động rất mạnh mẽ.Tiêu biểu là sự sụp giảm giá rất

mạnh vào tháng 6 năm 2013 và tháng 12 năm 2013.Giá vàng giảm gần 5 triệu/lượng (tháng 6/2013) và hơn 3 triệu/lượng (tháng 12/2013). Tuy nhiên có thể nhìn thấy đường biểu đồ giá vàng tại Việt Nam, do không tránh khỏi sự ảnh hưởng của giá vàng thế giới nên giá vàng tại Việt Nam cũng có những biến động tăng giảm tương ứng với từng thời kì của giá vàng thế giới. Tuy nhiên do có sự can thiệp của Ngân hàng nhà nước sau nghị định số 24, biên độ dao động của giá vàng Việt nam nhỏ hơn rất nhiều so với giá vàng thế giới.

Thực tế cho thấy, từ khi Nghị định 24 được triển khai, thị trường vàng đã trở nên ổn định, không còn xảy ra hiện tượng có những cơn sốt vàng, người dân đổ xô đi mua vàng khi giá biến động mạnh. Cũng không còn hiện tượng mua gom ngoại tệ để nhập lậu vàng, dẫn đến tỷ giá biến động ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, thực hiện chính sách chống “vàng hóa” nền kinh tế, Nghị định 24 cũng đã có quy định cấm sử dụng vàng miếng làm phương tiện thanh toán. Trên thực tế, kể từ khi ban hành Nghị định 24, vàng không còn là phương tiện thanh toán phổ biến và nhu cầu đầu tư vàng ở Việt Nam giảm rõ rệt. Các NHTM tránh được những rủi ro từ cuộc đua huy động vàng; dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tăng lên gấp 3 lần khi áp dụng chính sách hạn chế nhập khẩu vàng.Tỷ giá ngoại tệ ổn định trong một thời gian dài. Đối với một nước vay nợ nước ngoài, xuất nhập khẩu lớn như Việt Nam thì thị trường ngoại hối có tính chiến lược, quan trọng hơn vàng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới chuyện vay nợ nước ngoài, cán cân thanh toán, tỷ giá, dự trữ ngoại hối… Đó là những kết quả hết sức quan trọng cần được ghi nhận một cách khách quan.

Rõ ràng, sau hơn một năm thực hiện Nghị định 24, thể chế quản lý và kinh doanh trên thị trường vàng miếng đã được cơ bản hoàn thiện và vận hành thông suốt, một mặt đã lập lại trật tự trên thị trường vàng vốn rất khó kiểm soát và nhiều biến động trước đây, mặt khác đã cụ thể hóa và sử dụng công cụ quản lý, can thiệp của Nhà nước vào thị trường vàng một cách hữu hiệu, hợp lý và hiệu quả. Chính sách quản lý thị trường vàng vẫn cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện, song không phải là quay trở lại như trước khi có Nghị định 24 mà là theo hướng xử lý tốt hơn mối quan hệ giữa chính sách quản lý ngoại hối và vàng với chính sách tiền tệ tín dụng nhằm củng cố, lành mạnh hóa hệ thống tài chính quốc gia, phát triển hệ

thống thị trường tài chính lành mạnh, có tổ chức; đồng thời hướng các nguồn lực kinh tế tài chính tập trung vào phát triển KT - XH.

Một phần của tài liệu biến động thị trường vàng ở việt nam và vai trò quản lý độc quyền của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w