Tự động kiểm tra giám sá t:

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu 22500 tấn đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển từ xa Diesel và đo tốc độ máy chính (Trang 71 - 76)

- Quá trình đốt bằng tay.

e, Tự động kiểm tra giám sá t:

Thực hiện chức năng này người ta sử dụng PLC, các cảm biến đặt ở các vị trí khác nhau trong buồng máy, chúng cảm nhận thông số cần kiểm tra giám sát và đưa về trung tâm xử lý tín hiệu. Tín hiệu gửi về có thể là tín hiệu số hoặc tín hiệu tương tự. Trung tâm xử lý tín hiệu này gồm hai modul vào ra phân tán TMC P10 LU1 và TMC21 P10LU2 được nối mạng với nhau và với 2 màn hình hiển thị LCD Touch key 8 inch (Hình 11). CPU quản lý các modul này là PLC của hãng OMRON.

Các thông số được kiểm tra giám sát của máy chính gồm: - Hệ thống bôi trơn: Nhiệt độ, áp suất, mức dầu bôi trơn xilanh. Nhiệt dộ, áp suất dầu bôi trơn tuabin.

- Hệ thống làm mát: Nhiệt độ, áp suất nước làm mát xilanh. Nhiệt độ, áp suất nước làm mát pitton. Nhiệt độ, áp suất nước làm mát vòi phun. - Hệ thống nhiên liệu: Áp suất, nhiệt độ, độ nhớt, mức nhiên liệu. - Hệ thống khí: Nhiệt độ khí xả, khí nén.

Áp suất khí nén, gió khởi động, gió điều khiển. Và ngồi ra cịn 1 vài thơng số khác nữa.

Hệ thống này cịn có chức năng giám sát các thông số của các Diesel máy phát, mức nước, dầu trong các két ...

Hình 11.Sơ đồ khối trung tâm xử lý tín hiệu của hệ thống tự động kiểm tra giám sát

Các cách hiển thị của đèn báo động và LCD (Hình 12): - Loại AM2 Cam2:

Khi một thống số giám sát nào đó khơng bình thường thì đèn báo động và LCD nhấp nháy ở vị trí thơng số đó trên màn hình, chng kêu. Khi báo động đó được khắc phục thơng số đó trở lại bình thường thì ấn nút tắt chng và nháy LCD, đèn. Chng và nháy có thể tắt trước hoặc sau khi thơng số trở lại bình thường.

- Loại AM2T Cam 2T: Loại này có trễ thời gian. Khi một thơng số được giám sát nào đó khơng bình thường thì phải sau một thời gian chuông mới kêu, đèn và LCD mới nhấp nháy. Chng và nháy có thể tắt trước hoặc sau khi thơng số trở lại bình thường.

- Loại CRA1: Khi đang hoạt động bình thường mà dừng hệ thống thì LCD tắt, chng khơng kêu. Khi đang hoạt động bình thường mà phải tắt vì LCD có sự cố thì LCD đang sáng chuyển sang nhấp nháy, chuông kêu. Ấn tắt chng thì chng ngừng kêu, ấn tắt nhấp nháy thì LCD lại chuyển sang sáng bình thường và chỉ tắt khi có stop mà khơng có sự cố.

5.3.SƠ ĐỒ QUẠT GIĨ TĂNG ÁP MÁY CHÍNH: 5.3.1.Giới thiệu phần tử: 5.3.1.Giới thiệu phần tử:

Sơ đồ quạt gió số 1(077 682 004 002): Mạch động lực:

- 52-1: Aptomat cấp nguồn cho động cơ lai quạt gió. - R1S1T1: Đầu dây lấy điện 3 pha 440V, 60Hz.

- U1V1W1: Đầu vào động cơ lai quạt gió. - A1: Đồng hồ đo dòng tải.

- CT1: Biến dịng cấp tín hiệu cho đồng hồ đo dòng tải. - 51-1: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ.

- 88-1: Tiếp điểm của contactor. Mạch điều khiển:

- F11,F12: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho biến áp hạ áp Tr1. - F13,F14,F15: Các cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển. - Tr1: Biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển.

- WL1: Đèn màu trắng báo có nguồn. - GL1: Đèn màu đỏ báo quạt gió hoạt động. - 2-1T: Rơle thời gian.

- 88-1: Contactor cấp nguồn cho động cơ quạt gió. - 43L1: Contac chọn chế độ điều khiển tại chỗ hay từ xa. - PB12: Nút dừng ở trạm điều khiển tại chỗ.

- PB11: Nút khởi động tại trạm điều khiển tại chỗ.

- Stop: Nút dừng ở chế độ bằng tay của trạm đều khiển từ xa. - Start: Nút khởi động ở chế độ bằng tay của trạm điều khiển từ xa. - PSAA,PSLA: Hai rơle trung gian.

- PSA: Cảm biến áp lực gió máy chính, tiếp điểm thường đóng của nó mở ra khi áp lực gió lớn hơn giới hạn đặt.

- PSL: Cảm biến áp lực dầu bơi trơn tuabin, tiếp điểm này đóng khi áp lực dầu bôi trơn tuabin cao và mở ra khi áp lực dầu bôi trơn tuabin thấp hơn giới hạn đặt.

- LS: Tiếp điểm ở tay chuông truyền lệnh, tiếp điểm này đóng khi tay chng ở vị trí F/E.

- 4-S11,84-: Rơle trung gian.

- 88-1T, 63-1T, 62-11T, 62-12T: Các rơle thời gian.

5.3.2. Nguyên lý hoạt động

Đóng aptomat 52-1 cấp nguồn cho mạch điều khiển và mạch động lực. Đèn WL1 có điện sáng báo mạch điều khiển được cấp nguồn. Rơle thời gian 2-1T có điện, sau 10 giây tiếp điểm 2-1T(2-11) đóng cấp nguồn cho chế độ tự động ở trạm điều khiển từ xa. Rơle 84-1 có điện đóng tiếp điểm 84-1 (3-15) báo có nguồn ở trạm điều khiển từ xa. Quạt gió chỉ hoạt động được khi:

- Áp lực chai gió thấp, tiếp điểm PSAA(2-14), PSAA(2-7) của rơle PSAA đóng. - Áp lực dầu bơi trơn thấp, tiếp điểm PSLA(2-13), PSLA(2-7) của rơle PSLA đóng lại.

Nếu thoả mãn 2 điều kiện trên thì ta có thể thực hiện khởi động động cơ quạt gió tăng áp. Bật cơng tắc 43L-1 sang vị trí Starter hoặc Remote để chọn trạm điều khiển tại chỗ hay từ xa.

Nếu để 43L-1 sang vị trí Starter. Muốn khởi động thì ấn PB11, rơle 4-11 có điện đóng tiếp điểm 4-S11(2-13) tự ni. Rơle thời gian 88-1T có điện, sau 5 giây tiếp điểm

88-1T(2-12) đóng lại cấp nguồn cho contactor 88-1. Tiếp điểm của contactor 88-1 ở mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho động cơ hoạt động, tiếp điểm 88-1(2-16) đóng cấp nguồn cho đèn GL sáng báo quạt gió đang hoạt động. Tiếp điểm 88-1(3-15) đóng báo động cơ đang hoạt động tại trạm điều khiển từ xa. Sau khi khởi động quạt gió số 1 thì có thể khởi động quạt gió số 2 để hai quạt cùng hoạt động, không nên khởi động cùng 1 lúc 2 quạt mà phải có 1 thời gian trễ. Rơle thời gian 88-1T thực hiện chức năng tạo trễ thời gian là 5s giữa quá trình khởi động 2 quạt.

Muốn dừng quạt thì ấn PB12, khi đó contactor 88-1 mất điện mở tiếp điểm 88-1 ở mạch động lực cắt nguồn đến động cơ, đèn GL1 tắt.

Nếu để 43L-1 ở vị trí Remote ta có thể cho quạt gió hoạt động ở chế độ bằng tay hoặc tự động bằng cách bật công tắc trong hộp điều khiển từ xa RE:

- Chế độ điều khiển bằng tay: Bật công tắc trong hộp điều khiển từ xa sang vị trí Manu, q trình khởi động và dừng tương tự như trạm điều khiển tại chỗ với các nút Start, Stop. Tại trạm điều khiển từ xa nút Start của hai máy có liên động cơ khí với nhau nên chỉ cần ấn vào 1 vị trí thì cả hai động cơ cùng được lệnh khởi động. Rơle thời gian 88-1T tạo độ trễ thời gian khởi động giữa 2 động cơ là 5s, động cơ quạt gió số 2 khởi động trước, sau 5s quạt gió số 1 sẽ khởi động. Sau khi ấn nút khởi động thì quá trình diễn ra như ở trạm điều khiển tại chỗ. Nút Stop cũng có liên động cơ khí nên khi muốn dừng thì chỉ cần ấn một nút 2 động cơ sẽ dừng.

- Chế độ điều khiển tự động: Bật công tắc trong hộp điều khiển từ xa sang vị trí Auto, cả hai máy đều ở chế độ tự động do có liên động cơ khí. Do hai rơle thời gian 2-1T và 2-2T đều đóng tiếp điểm sau khi có điện 10s nên 2 động cơ sẽ khởi động cách nhau 5s như ở chế độ bằng tay do có rơle thời gian 88-1T tạo độ trễ. Quá trình sau đó diễn ra giống như chế độ Manu và trạm điều khiển tại chỗ.

Ở chế độ này quá trình hoạt động và dừng quạt gió là do áp lực gió trong máy chính quyết định. Khi áp lực gió giảm thấp qua giới hạn đặt thì cảm biến PSA sẽ đóng làm rơle PSAA có điện đóng tiếp điểm PSAA(5-9) và PSAA(6-10) cấp nguồn cho rơle thời gian rơle thời gian 63-1T, 63-2T. Sau thời gian trễ 2s mở tiếp điểm 63-1T(2-14), 63- 2T(2-6) ngắt nguồn rơle thời gian 62-12T, 62-22T. Đồng thời 2-1T,1-2T có điện đóng tiếp điểm 2-1T(2-16) và 2-2T(2-5) cấp điện cho rơle 88-1T và 88-2. Rơle 88-2 có điện đóng tiếp điểm ở mạch động lực, quạt gió số 2 được khởi động. Rơ le 88-1T có điện sau 5s đóng tiếp điểm 88-1T(2-13) cấp nguồn cho 88-1, tiếp điểm 88-1 ở mạch động lực đóng lại làm quạt gió số 1 khởi động.

5.3.3. Các báo động và bảo vệ:

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu 22500 tấn đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển từ xa Diesel và đo tốc độ máy chính (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)