CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Hịa Bình
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Đội ngũ GV là lực lượng nòng cốt quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chiến lược giáo dục. Việc phát triển ĐNGV của trường Đại học Hịa Bình là giải pháp then chốt, là yêu cầu cấp bách, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của toàn Đảng bộ và mọi tổ chức trong hệ thống chính trị của nhà trường vì đây là đội ngũ quyết định trực tiếp chất lượng đào tạo và NCKH làm nên thương hiệu của nhà trường. Do đó, cần phải tác động vào nhận thức của đội ngũ CBQL giáo dục và GV để thay đổi tư duy có cái nhìn đúng đắn về vai trị và tầm quan trọng của cơng tác phát triển ĐNGV. Cụ thể:
Tổ chức cho cán bộ, giảng viên học tập nghiên cứu các chính sách giáo dục, đào tạo của Đảng và Nhà nước; thấm nhuần đường lối đổi mới giáo dục và đào tạo; nắm vững Luật giáo dục và Điều lệ trường đại học tạo nền tảng tư tưởng, nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác phát triển ĐNGV.
Tuyên truyền ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNGV đến toàn thể CBQL giáo dục và GV của nhà trường.
Trên cơ sở vị trí, chức năng, nhiệm vụ của người giảng viên quy định tại Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học và Điều lệ trường đại học, cần nghiên cứu đánh giá một cách khách quan công tác phát triển ĐNGV của trường ở cả
mặt mạnh, mặt yếu của công tác này.
Tổ chức buổi sinh hoạt chính trị thậm chí có thể là các hội thảo khoa học chun đề để nói chuyện, trao đổi, bàn về cơng tác phát triển ĐNGV của
nhà trường trong thời gian tới.
Đối với các giảng viên mới tuyển dụng, tổ chức một buổi nói chuyện riêng giữa lãnh đạo nhà trường với các giảng viên này để giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, sứ mạng, phương hướng, chiến lược phát triển của nhà trường. Đồng thời, lồng ghép truyền bá các nội quy của nhà trường về chức trách, nhiệm vụ của giảng viên được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp luật của nhà nước nhằm quán triệt tư tưởng, thống nhất nhận thức ngay từ đầu về công tác phát triển ĐNGV của nhà trường. Và hàng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá nhận thức của họ về vai trị và tầm quan trọng của cơng tác phát triển ĐNGV.
Ban hành thành văn bản về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển ĐNGV của nhà trường và phát cho toàn thể cán bộ trong trường. Các đơn vị sẽ tổ chức họp, nghiên cứu qua đó giúp cho ĐNGV cũng như đội ngũ CBQL giáo dục xác định được vai trò, nhiệm vụ của bản thân đối với việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường.