Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non hoa đào, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 87)

2.2 .Tổ chức thực hiện khảo sát

3.2.4. Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ theo

tiêu chuẩn vị trí việc làm, lấy hoạt động tự bồi dưỡng làm then chốt

3.2.4.1. Mục đích ý nghĩa của biện pháp

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục và xây dựng xã hội học tập hiện nay, việc bồi dưỡng và phát triển ĐNGVMN trong trường MNHĐ có vai trị quan trọng trong việc khắc phục những tồn tại, hạn chế trong nhận thức, bù đắp những thiếu hụt về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức và những hiểu biết xã hội để nâng cao năng lực thực hiện công việc. Đào tạo và bồi dưỡng

ĐNGVMN trong nhà trường gồm 02 nội dung: bồi dưỡng và đánh giá ĐNGVMN theo VTVL.

3.2.4.2. Nội dung

Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn thực hiện công việc, tiêu chuẩn VTVL:

chuyển từ bồi dưỡng theo hướng nâng cấp về học vị sang đ bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn thực hiện công việc, tiêu chuẩn VTVL và theo định hướng phát triển nghề nghiệp.

Đánh giá ĐNGVMN theo tiêu chuẩn VTVL: trên cơ sở Bảng mô tả công

việc, Bảng tiêu chuẩn công việc, xây dựng quy trình đánh giá ĐNGVMN theo tiêu chuẩn thực hiện cơng việc, tiêu chuẩn VTVL.

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện

* Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn thực hiện công việc, tiêu chuẩn VTVL + Nâng cao khả năng tự bồi dưỡng của ĐNGVMN.

+ Đổi mới việc xác định nhu cầu bồi dưỡng: nhu cầu bồi dưỡng của GVMN hiện nay trong nhà trường chủ yếu là để nâng cấp học vị. Để nâng cao năng lực thực hiện công việc, việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng được đổi mới như sau:

Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng đối với GVMN trước khi thay đổi VTVL, chức danh nghề nghiệp.

Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho GVMN thông qua kết quả đánh giá nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, năng lực giải quyết công việc.

Bồi dưỡng theo định hướng phát triển nghề nghiệp.

+ Đổi mới nội dung bồi dưỡng: nội dung bồi dưỡng của GVMN hiện nay chủ yếu là các nội dung về chuyên mơn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học mà chưa quan tâm đến các năng lực giải quyết công việc. Năng lực giải quyết công việc được thể hiện ở việc chủ động và tự quản lý được công việc; tham mưu, đề xuất điều chỉnh được các thủ tục, quy trình làm việc; soạn thảo được văn bản: có khả năng giao tiếp tốt.

+ Đổi mới phương pháp bồi dưỡng, chủ động sử dụng nội lực về bồi dưỡng tại chỗ.

+ Đổi mới việc đánh giá kết quả bồi dưỡng, chú trọng liên kết giữa kết quả bồi dưỡng với công việc.

* Đánh giá ĐNGVMN theo tiêu chuẩn VTVL, tiêu chuẩn thực hiện công việc

Trên cơ sở Bảng mô tả công việc, Bảng tiêu chuẩn công việc của GVMN trường MNHĐ; Luật Viên chức; trình tự, thủ tục đánh giá GVMN hàng năm được quy định tại Khoản 2, Điều 37, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP; tiêu chí đánh giá phân loại viên chức được quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, tác giả xin đề xuất quy trình đánh giá ĐNVCCNHC theo tiêu chuẩn VTVL, tiêu chuẩn thực hiện công việc như sau:

Bước 1: Quy định về kế hoạch công tác

Dựa vào Bảng mô tả công việc, GVMN phải lập kế hoạch tuần, tháng cho cơng việc của mình.

Bước 2: GVMN tự đánh giá kết quả công tác - Nội dung tự đánh giá

+ Đánh giá thực hiện công việc: dựa trên kế hoạch, tình hình thực tiễn, đối chiếu với tiêu chuẩn thực hiện cơng việc, GVMN phải tự đánh giá tình hình thực hiện cơng việc theo mức độ hồn thành hoặc khối lượng cơng việc đã làm. Nêu rõ những công việc đã làm được, chưa làm được và nguyên nhân.

+ Đánh giá việc thực hiện các nội quy, quy định của nhà trường về giờ giấc làm việc, phịng chống lãnh phí, tham gia sinh hoạt và hội họp của nhà trường.

+ Đánh giá về phẩm chất cá nhân (đạo đức và trách nhiệm trong công việc). + Đánh giá về học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực giải quyết công việc.

- Tiêu chuẩn và các mức tự xếp loại

+ Mức A: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (hoàn thành 100% nhiệm vụ theo kế hoạch với chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn thực hiện công việc; thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các nội quy, quy định của nhà trường; có đạo đức và trách nhiệm trong cơng việc; tham gia đầy đủ các buổi học chính

trị, nâng cao trình độ, năng lực giải quyết cơng việc; có ý kiến tham mưu, đề xuất với CBQL đề điều chỉnh thủ tục, quy trình làm việc nhằm nâng cao hiệu quả cơng việc hoặc có bài báo khoa học, đề tài khoa học liên quan đến công việc đang thực hiện).

+ Mức B: Hoàn thành tốt nhiệm vụ (hoàn thành 100% nhiệm vụ theo kế hoạch với chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn thực hiện công việc; thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các nội quy, quy định của nhà trường; có đạo đức và trách nhiệm trong cơng việc; tham gia đầy đủ các buổi học chính trị, nâng cao trình độ, năng lực giải quyết công việc).

+ Mức C: Hoàn thành nhiệm vụ (hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo kế hoạch với chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn thực hiện công việc; thực hiện đầy đủ các nội quy, quy định của nhà trường; có đạo đức và trách nhiệm trong công việc và tham gia đầy đủ các buổi học chính trị, nâng cao trình độ, năng lực giải quyết cơng việc khi được yêu cầu).

+ Mức D: Khơng hồn thành nhiệm vụ (có một trong các tiêu chí sau đây mà khơng có lý do chính đáng: hồn thành dưới 70% nhiệm vụ theo kế hoạch; thực hiện không đầy đủ các nội quy, quy định của nhà trường; thiếu đạo đức và trách nhiệm trong công việc và tham gia không đầy đủ các buổi học chính trị, nâng cao trình độ, năng lực giải quyết cơng việc khi được yêu cầu).

+ Sau khi tự đánh giá, GVMN gửi kết quả cho CBQL trực tiếp. Bước 3: Các phịng, ban chức năng nơi GVMN cơng tác tổ chức đánh giá + Cuối mỗi tháng, quý và năm học, căn cứ vào nhiệm vụ của từng VTVL, đối chiếu giữa tình hình thực hiện với tiêu chuẩn thực hiện cơng việc và căn cứ vào kết quả tự đánh giá của GVMN, các tổ chuyên môn tổ chức họp đánh giá theo 3 mức A, B, C (đánh giá theo hình thức bỏ phiếu kín)

+ Sau khi tổ chức đánh giá, các tổ gửi kết quả về Hội đồng thi đua nhà trường quản lý.

+ Cuối năm học, Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường họp phân loại GVMN dựa trên các căn cứ:

- Kết quả đánh giá, phân loại GVMN theo năm học của các tổ chuyên môn (do Hội đồng thi đua cung cấp).

- Kết quả theo dõi về việc thực hiện các nội quy, quy định của nhà trường về giờ giấc làm việc, chống lãng phí, về tham gia sinh hoạt chính trị và hội họp của nhà trường.

- Kết quả theo dõi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực giải quyết cơng việc.

+ Phân loại GVMN dựa vào tiêu chuẩn và các mức xếp loại, A, B, C Hội đồng thi đua khen thưởng trường tiến hành họp phân loại.

Bước 5: Thơng báo cơng khai tồn trường kết quả phân loại GVMN. Bước 6: Lưu trữ hồ sơ đánh giá, phân loại GVMN để dùng cho các quyết định khác về bồi dưỡng, khen thưởng, tính lương tăng thêm,... nhằm tạo động lực, cải thiện hiệu suất làm việc và làm cơ sở cho định hướng phát triển nghề nghiệp.

Ngồi ra GVMN hàng năm cịn đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theoQuy trình ba bước:

- Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại - Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá xếp loại

- Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá xếp loại, thực hiện quy trình tự đánh giá và đánh giá một cách hệ thống chặt chẽ giúp giáo viên, và CBQL nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ, điểm mạnh điểm yếu của bản thân giáo viên, xác định nhu cầu cần được BDCM của giáo viên để đáp ứng các mức độ yêu cầu của CNN.

Các mức độ đánh giá GVMN theo CNN: loại tốt (9-10 điểm); loại khá (7-8 điểm); loại trung bình (5- 6 điểm); loại kém (< 5 điểm)

Cách xếp loại giáo viên gồm 4 loại:

- Loại xuất sắc: là những giáo viên xếp loại tốt cả 3 lĩnh vực, phẩm chất chính trị đạo đức lối sống, kiến thức, kỹ năng sư phạm.

- Loại khá: là những giáo viên đạt loại khá trở lên cả 3 lĩnh vực.

- Loại trung bình: là những giáo viên đạt loại trung bình trở lên cả 3 lĩnh vực.

- Loại kém: Là những giáo viên bị xếp loại kém ở một trong 3 lĩnh vực, hoặc vi phạm một số trường hợp như: xúc phạm danh dự, nhân phẩm, khơng đảm bảo an tồn cho trẻ. Xuyên tạc nội dung giáo dục, ép buộc trẻ học thêm để thu tiền. Nghiện ma túy và các tệ nạn khác, vắng mặt không lý do trên 60% các cuộc sinh hoạt chuyên môn định kỳ.

Sau khi đánh giá nhà trường thơng báo cơng khai tồn trường kết quả phân loại GVMN và lưu trữ hồ sơ đánh giá, phân loại GVMN để dùng cho các quyết định khác về bồi dưỡng, khen thưởng, tính lương tăng thêm,... nhằm tạo động lực, cải thiện hiệu suất làm việc và làm cơ sở cho định hướng phát triển nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non hoa đào, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 87)