Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Văn Chấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 52 - 55)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý huyện Văn Chấn

Huyện Văn Chấn là huyện miền núi với tổng diện tích tự nhiên 120.758,5 ha, chiếm 17% diện tích tồn tỉnh (tỉnh có 9 huyện thị thành phố). Huyện Văn Chấn nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp huyện Mù Cang Chải, phía Đơng giáp huyện Văn Yên và Trấn Yên, phía Tây giáp huyện Trạm Tấu, phía Nam giáp tỉnh Sơn La. Trung tâm huyện Văn Chấn cách trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh 72 km; cách thị xã Nghĩa Lộ 10 km; cách Hà Nội 200 km, có con đƣờng quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là cửa ngõ đi vào thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải, huyện Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. Đƣờng quốc lộ 37 chạy qua 4 xã, đây là điều kiện thuận lợi cho giao lƣu phát triển kinh tế với các huyện trong tỉnh và các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Văn Chấn nằm ở sƣờn phía Đơng Bắc của dãy Hồng Liên Sơn. Địa hình phức tạp, có nhiều rừng, núi, hang động, suối khe chằng chịt, thung lũng. Độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển 400m. Tuy địa hình phức tạp nhƣng chia thành 3 tiểu vùng kinh tế: Vùng trong (cánh đồng Mƣờng Lò) gồm 12 xã, là vùng tƣơng đối bằng phẳng, cánh đồng Mƣờng Lị rộng trên 2.400ha. Vùng ngồi: gồm 9 xã, thị trấn, có lợi thế về phát triển vƣờn đồi, vƣờn rừng và trồng lúa nƣớc. Vùng cao thƣợng huyện: gồm 10 xã, có độ cao trung bình 600m trở lên, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khống sản, chăn ni gia súc.

2.1.1.3. Khí hậu

Văn Chấn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 20-30oC, mùa đơng rét đậm nhiệt độ xuống dƣới tới -2 đến -3oC. Lƣợng

mƣa trung bình hằng năm từ 1200 đến 1600 mm. Do điều kiện địa hình đồi núi dốc mạnh, lƣợng mƣa lớn và tập trung nên tạo cho Văn Chấn một hệ thống ngịi suối khá dày đặc, có tốc độ dịng chảy lớn và lƣu lƣợng nƣớc thay đổi theo từng mùa, đảm bảo việc cung cấp nƣớc để tƣới cho sản xuất nông nghiệp, nƣớc sinh hoạt và có tiềm năng phát triển thuỷ điện nhỏ và vừa.

2.1.2. Đặc điểm về văn hóa, kinh tế, xã hội

2.1.2.1. Văn hoá

Văn Chấn là vùng đất hội tụ của nhiều dân tộc với 18 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân tộc Thái, Tày là những ngƣời cƣ trú trên địa bàn từ lâu đời. Văn Chấn còn là trung tâm đầu tiên của ngƣời Thái ở Việt Nam rồi từ đây toả đi các địa bàn khác. Văn hoá nghệ thuật phong phú, đa dạng; ngƣời Thái có tác phẩm “Sống trụ sơn xao”, tập thơ trữ tình “In khẩu khuống”, sách Cầm Hánh đánh giặc cờ vàng ca ngợi nghĩa quân Cầm Ngọc Hánh đánh giặc Cờ vàng, “Truyền thuyết rêu đá”...

Dân ca, dân vũ đặc sắc, độc đáo chiếm một phần đáng kể trong đời sống của nhân dân, tiêu biểu nhƣ: múa xoè, múa xạp, hát khắp, hát nôm của dân tộc Thái, Tày; múa chiêng, hát Pi- ca- đô của ngƣời Khơ Mú; múa khèn của dân tộc H'Mơng...

Lễ hội và các trị chơi dân gian phong phú, hấp dẫn thƣờng tổ chức vào các dịp lễ tết; ngƣời Thái có lễ hội “Xên đông”, “Xên mƣờng”, “Lồng tồng”; cƣỡi ngựa bắn súng, đánh yến, ném pao dân tộc H'Mông; lễ hội “Tăm khẩu mẩu”, “Hội cầu mùa”, Lễ “Cấp sắc”, “Tết nhảy” dân tộc Dao...

Di chỉ khảo cổ học: Tìm thấy cơng cụ bằng đá và xƣơng cốt động vật cách đây khoảng 10 vạn năm ở hang Thẩm Thoóng xã Thƣợng Bằng La, hang Thẩm Han xã Sơn A; công cụ bằng đá thuộc nền văn hố Hồ Bình và Đơng Sơn cách đây từ gần 10 ngàn năm; trống đồng xã Nghĩa Sơn, Thạch Lƣơng, Phù Nham cách đây 2000 năm…

Tín ngƣỡng vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên; chịu ảnh hƣởng của nhiều tôn giáo khác nhau tạo cho Văn Chấn một miền đất đa tôn giáo kết hợp

với những tín ngƣỡng bản địa đặc sắc càng làm cho đời sống văn hố, tín ngƣỡng, tơn giáo thêm đa dạng.

2.1.2.2. Xã hội

Huyện Văn Chấn, có 31 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (03 thị trấn và 28 xã). Dân số 150.191 ngƣời, gồm 18 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Thái, Tày, Mƣờng, Dao, H'Mông, Nùng, Hoa, Khơ Mú, Phù Lá, Bố Y... Trong đó dân tộc Kinh chiếm 34,3%, Thái chiếm 23,4%, Tày chiếm 17,1%, Dao chiếm 9%, Mông chiếm 7,1%, Mƣờng chiếm 7%, các dân tộc khác chiếm 2,1%, chia thành 3 vùng cƣ trú; vùng ngoài đại đa số dân tộc Tày; vùng đồng bằng đa số đồng bào Thái, đồng bào Kinh và Mƣờng; vùng cao chủ yếu dân tộc Dao, H'Mông; Mật độ dân số 121 ngƣời/km2.

Nguồn lao động của huyện là 113.728 ngƣời, trong đó: Lao động trong độ tuổi là 105.102 ngƣời, chiếm 70 % dân số trung bình tồn huyện, với lực lƣợng lao động đông đảo là nguồn lực, tiềm năng phát triển kinh tế của huyện.

2.1.2.3. Kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện Văn Chấn bình quân 5 năm qua đạt 15%. Tổng sản phẩm (GDP) năm 2015 đạt 3.372 tỷ đồng, tăng 1.974 tỷ đồng so với năm 2010; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 42,2%; thƣơng mại - dịch vụ 29%; nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 28,8%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 22 triệu đồng/ngƣời/năm (gấp 2,27 lần so với năm 2010). Sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 62.662 tấn, sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 45.000 tấn, sản lƣợng quả đạt 12.500 tấn… Hàng năm, đã huy động đƣợc trung bình trên 100 tỷ đồng đầu tƣ thực hiện Chƣơng trình xây dựng Nơng thơn mới. Đến nay, tồn huyện có 16/28 xã đạt đƣợc từ 5 tiêu chí trở lên, trong đó có 8 xã đạt từ 8 đến 12 tiêu chí.

Lĩnh vực thƣơng mại phát triển nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng, đa dạng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho sản xuất và đời sống nhân dân. Giá trị sản xuất khối dịch vụ năm 2015 đạt 906 tỷ đồng, tăng 400 tỷ đồng so với năm

2010. Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ năm 2015 đạt 620 tỷ đồng, tăng 408 tỷ đồng so với năm 2010. Công tác quản lý tài nguyên đƣợc quan tâm chỉ đạo nhằm khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng đồng thời đảm bảo cho sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng.

Tổng chi ngân sách địa phƣơng giai đoạn 2011-2015 đạt 3.007 tỷ đồng, đáp ứng đƣợc các nhiệm vụ chi đầu tƣ phát triển, chi thƣờng xuyên, kịp thời giải quyết các nhiệm vụ phát sinh, đột xuất trên địa bàn. Huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng về đổi mới, phát triển các thành phần kinh tế. Đến nay có 148 Cơng ty cổ phần, 69 Hợp tác xã và Quỹ tín dụng nhân dân, 469 tổ hợp tác hoạt động trên các lĩnh vực và hơn 2.000 hộ cá thể sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Các thành phần kinh tế này đang hoạt động có hiệu quả, giải quyết đầu ra cho các sản phẩm nông lâm nghiệp, giải quyết vấn đề lao động việc làm nơng thơn và đặc biệt đóng góp một phần quan trọng vào thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 52 - 55)