Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 88 - 90)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý- các quan điểm đường lối chỉ đạo của các cấp.

Là nguyên tắc cơ bản, quan trọng, nguyên tắc này chi phối tới mọi biện pháp mà các ngƣời nghiên cứu phải quan tâm, tất cả các biện pháp đề xuất chỉ có giá trị, có tính khả thi khi các biện pháp đó nằm trong khn khổ của pháp luật, đƣợc hiến pháp, các bộ luật, các văn bản pháp quy cho phép.

Khi thực hiện nghiên cứu và đề xuất các biện pháp, ngƣời nghiên cứu cần tìm hiểu một số nội dung cơ bản trong quản lý nhà nƣớc về giáo dục nhƣ: Các văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành TW, Luật Giáo dục, các Nghị định của Chính phủ, các Quyết định của Thủ tƣớng, Quyết định, thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT, các văn bản hành chính của các cấp quản lý…

Trong giai đoạn giáo dục hiện nay, để các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng PTDT bán trú đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên của huyện, ngƣời nghiên cứu cần phải bám sát Chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, Luật Giáo dục, quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS đã ban hành. Đồng thời cần nắm vững Chiến lƣợc phát triển KT-XH, công tác tuyển chọn, quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phƣơng, sao cho các biện pháp đề xuất mang lại hiệu quả giáo dục cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phƣơng.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp mà ngƣời nghiên cứu đề xuất phải dựa trên trên hệ thống những kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục, khoa học quản lý giáo dục, đã

Các biện pháp này phải đƣợc phản ánh khách quan quá trình giáo dục của ngƣời giáo viên, phù hợp với các đối tƣợng, các quy luật của quá trình phát triển giáo dục.

Tính khoa học đƣợc thể hiện ở sự đồng bộ, quy trình hình thành chặt chẽ, các luận điểm vững vàng mang tính hiệu quả cao.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng PTDT bán trú huyện Văn Chấn phải xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT huyện Văn Chấn. Phải phát huy đƣợc những thành công của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng PTDT bán trú đã và đang đƣợc sử dụng trên địa bàn, phù hợp với tình hình và điều kiện KT-XH của địa phƣơng, hạn chế và khắc phục những yếu kém để có thể đẩy mạnh hơn nữa chất lƣợng giáo dục dân tộc trong toàn huyện.

Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng PTDT bán trú huyện Văn Chấn không thể là những giải pháp chung chung, không chỉ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của huyện Văn Chấn, phù hợp với đặc điểm của các trƣờng phổ thông trên địa bàn huyện; phù hợp với các vùng có điều kiện kinh tế và đối tƣợng học sinh khác nhau, phù hợp với đặc điểm tâm lí của đội ngũ giáo viên mà cịn phải phù hợp với những quy định của Bộ GD&ĐT và các văn bản quy định hiện hành của Nhà nƣớc.

Các biện pháp đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý đội ngũ của Phòng GD&ĐT một cách thuận lợi, có tính hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các nhiệm vụ của ngƣời giáo viên. Đƣợc nhƣ vậy, các biện pháp đề xuất sẽ có giá trị trong thực tiễn chỉ đạo giáo dục ở các địa phƣơng.

3.1.4. Nguyên tắc đảm tính hiệu quả

Các giải pháp đề xuất phải bám sát mục tiêu của từng bậc học để đạt đƣợc hiệu quả nhất định trong việc phát triển đội ngũ GV trong thời kỳ hiện

nay, nâng cao chất lƣợng giáo dục dân tộc trên địa bàn huyện. Thơng qua đó mang lại hiệu quả cho việc phát triển sự nghiệp GD&ĐT của huyện Văn Chấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 88 - 90)