0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Cấu trúc tổ thành

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT HẠT TRẦN Ở KHU BẢO TỒN RỪNG ĐẶC DỤNG CÔPIA, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA (Trang 36 -37 )

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Cấu trúc rừng tại khu vực có Hạt trần phân bố

4.2.1.2. Cấu trúc tổ thành

* Tầng cây gỗ

Từ kết quả điều tra ở các ơ tiêu chuẩn, chúng tơi đã tính tốn được tổ thành của tầng cây gỗ nơi có pơ mu (Fokienia hodginsii) phân bố như sau:

Ở khu vực tuyến điều tra 9, pơ mu có ưu thế hồn toàn vượt trội so với các loài cây khác trong quần xã thực vật ở đây. Các chỉ tiêu sinh trưởng, mật độ của pơ mu ở khu vực này cao nhất. Mức độ ưu thế và các chỉ tiêu sinh trưởng của pơ mu giảm dần từ khu vực tuyến điều tra 9 đến khu vực trung cây số 13. Đặc điểm này cũng hoàn toàn giống với đặc điểm phân bố diện tích Pơ mu ở các khu vực trong rừng đặc dụng Cơpia. Như vậy, có thể thấy khu vực ở tuyến điều tra số 9 là vùng sinh thái phù hợp nhất với pơ mu. Các loài thường xuyên xuất hiện đi k m thuộc các họ Tô hạp (Altingiaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Sơn liễu (Clethraceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ D (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Hồi (Illiciaceae),... Như vậy, bước đầu có thể nhận thấy đây là những lồi thường xun mọc cùng pơ mu và giữa chúng có mối quan hệ nhất định. Tuy nhiên, để kiểm tra mối quan hệ này chúng ta cần nghiên cứu mức độ thân thuộc của chúng.

37

Tiến hành điều tra cây tái sinh ở các ô tiêu chuẩn chúng tôi thu được kết quả như sau:

Qua điều tra các ô dạng bản trong các ƠTC, chúng tơi nhận thấy một số loài cây khác cũng tái sinh và luôn đi kèm với lồi Pơ mu đó là: Ĩc tốt (Ostodes paniculata), Chân chim bodinier (Schefflera bodinieri), Bộp lông (Actinodaphne pilosa), Hồi lá mỏng (Illicium tenuifolium),... điều này cũng phù hợp với tổ thành loài cây đi kèm trong tầng cây cao.

Trong công thức tổ thành của cây tái sinh ta thấy rằng cây tái sinh pơ mu đứng thứ hai, chứng tỏ số lượng cây pơ mu tái sinh ở đây so với cây tái sinh của các loài khác chiếm ưu thế và chắc chắn rằng nếu khơng có tác động thì sau này cây pơ mu sẽ là lồi tạo thành tầng tán chính cho rừng sau này.

* Tầng cây bụi thảm tươi

Qua điều tra thực địa chúng tôi thấy cây bụi thảm tươi ở đây chủ yếu là: thượng duyên, mua rừng, viễn chí ba sừng, mộc xỉ, mạch mơn đơng, mua liềm, vọt, những lồi này mọc rất nhiều số lượng rất lớn chủ yếu ở 2 họ đó là Lan (Orchidaceae) và Mua (Melastomataceae).

Chiều cao từ 0.05 m đến 5m, tầng cây bụi cao 0.5m chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong đó có hai cây có độ che phủ cao nhất đó là: mạch mơn đơng và viễn chí ba sừng (độ che phủ của mỗi loài là 10% ).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT HẠT TRẦN Ở KHU BẢO TỒN RỪNG ĐẶC DỤNG CÔPIA, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA (Trang 36 -37 )

×