Phân bố của các loài cây thuộc ngành Hạt trần tại khu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố của thực vật hạt trần ở khu bảo tồn rừng đặc dụng Côpia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 58 - 62)

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.Phân bố của các loài cây thuộc ngành Hạt trần tại khu vực

Hệ thực vật tại đây có thể chia làm 3 đai độ cao đó là: Đai dưới 800m, từ 800 đến 1500m và trên 1500m.

4.3.1. Phân bố thực vật Hạt trần theo đai cao

Độ cao phân bố là một trong những đặc điểm sinh thái quan trọng của thực vật. Tại khu rừng đặc dụng Copia có độ cao phổ biến từ 600 – 1800 m.

59

Chính vì vậy, khi lập tuyến điều tra chúng tơi lựa chọn các tuyến có thể đi qua nhiều đai cao của khu vực; Dựa vào điều kiện địa hình của vùng núi Copia, đề tài tiến hành chia khu vực nghiên cứu làm 3 đai cao : < 800m, 800 – 1500m, > 1500m.

Kết quả tổng hợp tại Bảng sau:

Bảng 4.12: Phân bố thực vật Hạt trần theo đai cao

TT Đai cao Số loài % Tên loài

1 < 800m 1 20 Dây gắm

2 800-1500m 5 100 Pơ mu, thông nàng, thông tre, thông đỏ, dây gắm

3 >1500m 1 20 thông Tre

Dựa vào kết quả ở trên cho ta thấy: Các loài cây hạt trần phân bố hầu hết ở các đai cao nhưng tập trung chính ở đai cao từ 800-1500 xuất hiện cả 5 loài, chiếm 100% số loài phát hiện được. Nguyên nhân là do các lồi Hạt trần thích hợp với điều kiện khí hậu lạnh, ẩm. Vì vậy, khi ở đai cao lớn, nhiệt độ xuống thấp, sương mù, ẩm quanh năm nên phù hợp cho các thực vật trên sinh trưởng và phát triển. Còn lên đai cao lớn hơn, trên 1500m điều kiện khí hậu trở nên khắc nghiệt hơn, chỉ có một số lồi mới thích nghi được. Vì vậy, số lượng lồi giảm đi mạnh, chỉ còn xuất hiện lồi thơng nàng tại đai cao này.

Còn ở đai cao thấp dưới 800m, đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới thích hợp với các lồi cây lá rộng nên ít sự có mặt của thực vật Hạt trần. Ở đây, chỉ thấy xuất hiện dây gắm, là loại cây dây leo thuộc Hạt trần nhưng mang nhiều đặc điểm của của thực vật Hạt kín. Đây cũng được coi là nhóm thực vật trung gian giữa Hạt trần và Hạt kín. Ngồi ra, theo nhiều nghiên cứu về loài này cho thấy, dây gắm là loài phân bố rất phổ biến tại rừng thường xanh. Vì vậy, lồi này xuất hiện nhiều ở hầu hết các đai cao.

60

Tuy vậy, những nhận x t trên đây có thể chỉ là nhận x t ban đầu bởi số lượng tuyến điều tra tại đai cao lớn cịn hạn chế. Vì vậy, cần có những nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của đai cao tới sự phân bố các loài Hạt trần tại khu vực.

Kết quả ở Bảng trên được thể hiện ở Biểu đồ sau:

Hình 4.9. Biểu đồ phân bố thực vật ngành Hạt trần theo đai độ cao

Tóm lại tại các đai cao khác nhau sự phân bố của thực vật ngành Hạt trần cũng khác nhau và tuân theo các quy luật nhất định, phụ thuộc vào từng loài. Tuy nhiên, tại khu vực Copia thực vật ta ngành thực vật hạt trần, đặc biệt là những lồi q hiếm như pơ mu, thơng đỏ chỉ phân bố chủ yếu ở độ cao từ 800 – 1500m.

4.3.2. Phân bố thực vật Hạt trần theo dạng sinh cảnh

Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành điều tra các dạng sinh cảnh chính: Rừng trên núi đá, rừng tre nứa, rừng lá rộng xen tre nứa, rừng già trên núi đất, rừng phục hồi sau nương rẫy và rừng trồng.

61

Bảng 4.13. Phân bố thực vật hạt trần theo dạng sinh cảnh

TT Sinh cảnh Số loài Tỷ lệ (%) Tên loài

1 Rừng trên núi đá 1 20 Dây gắm

2 Rừng tre nứa 1 20 Dây gắm

3 Rừng lá rộng xen

tre nứa 3 60

Dây gắm, Thông nàng, Pơ mu

4 Rừng già trên núi

đất 5 100

Dây gắm, Thông nàng, Thông tre, Pơ mu, Thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đỏ 5 Rừng phục hồi sau

nương rẫy 2 40 Dây gắm, Thông nàng

6 Rừng trồng 1 20 Thông nàng

Theo dạng sinh cảnh ta thấy thực vật Hạt trần phân bố ở 6 dạng sinh cảnh (rừng trên núi đá, rừng tre nứa, rừng lá rộng xen tre nứa, rừng già trên núi đất, rừng phục hồi sau nương rẫy, rừng trồng), từ rừng già cho đến cả rừng trồng đều xuất hiện. Tuy nhiên, số loài ở mỗi sinh cảnh biến động không giống nhau. Dạng sinh cảnh rừng già, tập trung ở khu vực Co Mạ với độ cao so với mặt nước biển lớn là khu vực phân bố nhiều loài nhất, chiếm 100% số loài tại khu vực. Tiếp đến là rừng lá rộng xen tre nứa phân bố 3 loài, chiếm 60%, và rừng phục hồi sau nương rẫy có 2 lồi, chiếm 40%. Cịn lại 3 dạng sinh cảnh chỉ xuất hiện 1 loài là rừng trên núi đá, rừng tre nứa, rừng trồng)

t các lồi ở mỗi dạng sinh cảnh cho thấy, có dây gắm là lồi xuất hiện ở 5/6 dạng sinh cảnh. Đặc biệt là dạng sinh cảnh núi đá và rừng tre nứa khơng có lồi nào khác phân bố ngoài dây gắm. Điều này cho thấy, đây là lồi dễ sống, dễ thích nghi với nhiều dạng sinh cảnh nên có phân bố rộng. Tiếp đến là thơng nàng có mặt ở 3/6 dạng sinh cảnh. Loài này ở dạng sinh cảnh rừng phục

62

hồi và rừng trồng cũng thấy xuất hiện theo đám và sinh trưởng phát triển khá tốt. Các lồi khác như pơ mu và thơng tre, thơng đỏ chỉ xuất hiện ở dạng sinh cảnh rừng già trên núi đất. Đây là những lồi có giá trị, số lượng cịn lại ngồi tự nhiên ít, chủ yếu là những cây tái sinh phân bố rải rác. Đây là nhóm cần quan tâm trong công tác bảo tồn trong thời gian tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố của thực vật hạt trần ở khu bảo tồn rừng đặc dụng Côpia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 58 - 62)