Lý thuyết quản lý phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện điện biên đông tỉnh điện biên (Trang 26 - 30)

Các hoạt động quản lý phát triển đội ngũ nói chung và quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các bậc học nói riêng hồn tồn có thể và cần phải dựa trên nghiên cứu, vận dụng các lý thuyết hiện đại của khoa học quản lý, trong đó có lý thuyết quản lý phát triển nguồn nhân lực.

1.4.1. Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là tạo ra sự phát triển bền vững về hiệu quả

chung của mỗi tổ chức và hiệu suất của mỗi thành viên, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về mặt số lượng và chất lượng của đội ngũ cũng như chất lượng sống của nguồn nhân lực.

Nội dung của phát triển nguồn nhân lực xét trên bình diện xã hội là một phạm trù rất rộng. Theo quan điểm của chương trình phát triển của Liên hiệp

quốc, có các nhân tố phát năng của sự phát triển nguồn nhân lực sau đây: đào

Trong các nhân tố đó, nhân tố đào tạo - bồi dưỡng là nhân tố giữ vai trò quan trọng hơn cả bởi vì nó là cơ sở cho sự phát triển của các nhân tố khác.

Việc phát triển nguồn nhân lực thực sự đạt hiệu quả nếu có chính sách

phát triển nguồn nhân lực đúng đắn. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

bao gồm: giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng, phát triển; quy hoạch, tuyển dụng, chế độ chính sách, sử dụng, phân bổ nguồn nhân lực, tiền lương, khen thưởng...

1.4.2. Quản lý nguồn nhân lực

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí [14], q trình quản lý nguồn nhân lực gồm các hoạt động:

+ Kế hoạch hoá nguồn nhân lực; + Tuyển mộ; Chọn lựa;

+ Xã hội hoá hay định hướng; + Huấn luyện và phát triển; + Thẩm định kết quả hoạt động;

+ Đề bạt, thuyên chuyển, giáng cấp và sa thải.

Có thể hình dung quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực với quản lý

nguồn nhân lực.

Sơ đồ 1.1. Quản lý phát triển nguồn nhân lực Quản lý nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực - Giáo dục - Đào tạo - Bồi dưỡng - Phát triển - Nghiên cứu Sử dụng nguồn nhân lực Môi trường nguồn nhân lực - Tuyển dụng - Sàng lọc - Bố trí - Đánh giá - Đãi ngộ - Kế hoạch hóa - Mở rộng việc làm - Mở rộng quy mô việc làm - Phát triển tổ chức

1.4.3. Nội dung chủ yếu của công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở theo quan điểm phát triển nguồn nhân lực Trung học cơ sở theo quan điểm phát triển nguồn nhân lực

1.4.3.1. Quy hoạch đội ngũ giáo viên

Quy hoạch là một kế hoạch mang tính tổng thể, thống nhất với chiến lược về mục đích, yêu cầu đề ra; là sự bố trí, sắp xếp tồn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch.

Quy hoạch ĐNGV trường THCS là xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV để đáp ứng nhu cầu hiện tại và lâu dài của các trường THCS khi tính đến cả những nhân tố bên trong và bên ngoài.

Nội dung của quy hoạch ĐNGV trường THCS bao gồm: + Đánh giá thực trạng ĐNGV trường THCS.

+ Dự báo quy mô phát triển của nhà trường theo từng cơ cấu, loại hình...

+ Các điều kiện đảm bảo thực hiện.

1.4.3.2. Sử dụng đội ngũ giáo viên

Sử dụng ĐNGV là sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm, thuyên chuyển… giáo viên vào các nhiệm vụ, chức danh nhằm phát huy cao nhất khả năng hiện có của ĐNGV để hồn thành được mục tiêu của tổ chức.

Vì vậy, sau khi tuyển chọn thì vấn đề về bố trí, sử dụng ĐNGV là việc làm hết sức quan trọng. Nếu sử dụng đúng người, đúng việc thì sẽ phát huy được năng lực, sở trường của giáo viên, hiệu quả công tác của họ rất cao. Ngược lại, nếu bố trí sử dụng khơng hợp lí sẽ làm cho việc phát huy khả năng của giáo viên kém hiệu quả, không phát huy được những khả năng tiền ẩn, vốn có của từng giáo viên.

Việc sử dụng ĐNGV sao cho có hiệu quả cao nhất luôn là câu hỏi lớn của các nhà quản lý. Điều đó địi hỏi cơng tác quản lý phải làm tốt một số công việc như sau:

- Nắm bắt đặc điểm, cá tính của mỗi cá nhân, tìm ra được ưu nhược điểm của họ để từ đó có sự phân cơng lao động hợp lí.

- Phân cơng cơng việc phù hợp, phát huy được ưu thế của họ. - Đề ra được quy chế làm việc, phân công rõ ràng, công bằng.

- Gắn chặt nghĩa vụ với quyền lợi của người lao động, đảm bảo sự công bằng trong đãi ngộ.

- Khi sử dụng ĐNGV phải sử dụng đúng ngành nghề đào tạo, bố trí sắp xếp, sử dụng sao cho khoa học.

- Sử dụng những nhà làm cơng tác quản lý cấp dưới: phải có năng lực trong công tác quản lý, hiểu biết sâu về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực được phân công điều hành, phải có uy tín với cấp dưới và biết sử dụng nhân viên thuộc quyền mình quản lý.

1.4.3.3. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Tổ chức bồi dưỡng giáo viên là quá trình tác động thường xuyên của nhà quản lý giáo dục đối với ĐNGV, tạo điều kiện và cơ hội cho giáo viên tham gia các hoạt động bồi dưỡng tập trung, nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất, năng lực sư phạm, từng bước phát triển tiềm lực giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đổi mới và yêu cầu của sự nghiệp giáo dục.

Học tập thường xuyên, liên tục là nhu cầu tất yếu để tồn tại và phát triển của mỗi người giáo viên thích ứng với các yêu cầu của đổi mới giáo dục, phát triển KT - XH và của thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay...

Bồi dưỡng ĐNGV là cách thức tốt nhất để khai thác mọi tiềm năng và phát huy nội lực của đội ngũ giáo viên trong các nhà trường và cũng là động lực mạnh mẽ nhất trong quá trình tự hoàn thiện của bản thân để nâng cao tiềm lực của người thầy.

1.4.3.4. Tạo điều kiện, môi trường phát triển đội ngũ giáo viên

Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với ĐNGV là điều kiện cần để động viên, khuyến khích giáo viên gắn bó với nhà trường, cống hiến hết mình trong cơng tác góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Do vậy, người cán bộ quản lý nhà trường cần phải làm thật tốt việc tạo ra các môi trường pháp lý, xây dựng môi trường sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần và vật chất... cho ĐNGV là sự động viên kịp thời, giúp họ tái tạo sức lao động.

1.5. Nội dung cơ bản của quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện điện biên đông tỉnh điện biên (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)