Tình hình phát triển giáo dục THCS của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện điện biên đông tỉnh điện biên (Trang 46 - 50)

2.1. Vài nét về địa bàn huyện Điện Biên Đông

2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục THCS của huyện

2.1.3.1. Về quy mô trường, lớp

Quy mô trường lớp, học sinh của giáo dục THCS trên địa bàn huyện tiếp tục được ổn định.

Năm học 2013 - 1014 tồn huyện có 15 trường THCS với 165 lớp và 4365 học sinh. Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với trường chuẩn Quốc gia, từng bước đối với các trường phổ thơng dân tộc bán trú. Có 14/14 xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, đạt 100% kế hoạch. Có 4 trường đạt chuẩn quốc gia.

Bảng 2.1. Quy mô giáo dục THCS giai đoạn 2009-2014 Các chỉ số 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 2013- 2014 Số học sinh 4413 4413 4251 4349 4365 Số trường 15 15 15 15 15 Số lớp 175 170 167 167 165

(Nguồn: Phịng GD&ĐT huyện Điện Biên Đơng)

Theo bảng 2.01: ta thấy trong 5 năm qua, quy mô học sinh THCS tương đối ổn định, số lượng có tăng nhưng khơng nhiều. Tỉ lệ học sinh đến trường đạt từ 76% đến 80% số trẻ trong độ tuổi. 100% các xã có trường THCS.

Hiện nay các lớp học ở điểm bản lẻ đã cơ bản tập trung về trường trung tâm, hạn chế việc dạy lớp ghép.

Về cơ sở vật chất: trường, lớp đã được tăng cường, tuy nhiên vẫn còn nhiều lớp học là nhà tạm nên mùa mưa chưa đảm bảo điều kiện học tập cho học sinh, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.

2.1.3.2. Về chất lượng giáo dục THCS

Là một huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh, tuy nhiên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên Đông và sự chung sức của nhân dân các dân tộc trong huyện, ngành GD&ĐT huyện đã nỗ lực quyết tâm, khắc phục khó khăn, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua:

- Ổn định tỉ lệ học sinh đến trường, đưa học sinh ở các điểm bản về sinh hoạt và học tập tập trung ở các trường trung tâm.

- Các trường THCS thực hiện nghiêm túc chương trình dạy học theo hướng dẫn giảm tải và khung chương trình của Bộ GD&ĐT; tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thơng. Cơng tác giáo dục hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục hành vi, lối sống, ý thức thực hiện nề nếp nhà trường luôn được chú trọng. Đặc biệt với đối tượng học sinh ở nội trú.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hệ thống thư viện ở các cơ sở giáo dục được quan tâm đầu tư theo hướng hiện đại hóa theo các chuẩn quốc gia quy định.

Kết quả giáo dục học sinh THCS giai đoạn 2009-2014 cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Thống kê xếp loại hạnh kiểm học sinh THCS giai đoạn 2009-2014 Xếp loại 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 TS % TS % TS % TS % TS % Tốt 2089 47.34 2133 48.33 2429 57.14 2508 57.67 2629 60.23 Khá 1782 40.38 1824 41.33 1373 32.31 1431 32.90 1359 31.14 TB 535 12.12 453 10.27 446 10.49 407 9.37 373 8.55 Yếu 7 0.16 3 0.07 3 0.06 3 0.06 4 0.8 Tổng 4413 100 4413 100 4251 100 4349 100 4365 100 (Nguồn: Phịng GD&ĐT huyện Điện Biên Đơng)

Bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt ngày một tăng, đạt từ 85% đến 90%; tỷ lệ học sinh vi phạm nội quy trường lớp, xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu giảm dần.

Bảng 2.3. Thống kê xếp loại học lực học sinh THCS giai đoạn 2009-2014 Xếp loại 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 TS % TS % TS % TS % TS % Giỏi 27 0.61 55 1.25 89 2.09 115 2.64 151 3.46 Khá 749 16.97 893 20.24 1156 27.19 1235 28.40 1379 31.59 TB 3560 80.67 3381 76.61 2914 68.55 2905 66.80 2767 63.39 Yếu 72 1.63 80 1.81 91 2.14 94 2.16 64 1.47 Kém 5 0.11 4 0.09 1 0.02 4 0.09 Tổng 4413 100 4413 100 4251 100 4349 100 4365 100 (Nguồn: Phịng GD&ĐT huyện Điện Biên Đơng)

Ta thấy trong những năm qua tỷ lệ học sinh Giỏi và Khá có xu hướng tăng, năm 2009-2010 đạt 17.58% thì đến năm học 2011-2012 đạt 29,28%; năm học 2013-2014 đạt 35.05%. Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng: đạt 99%. tuy nhiên, số học sinh yếu, kém vẫn còn nhiều.

Bảng 2.4. Thống kê kết quả học sinh giỏi THCS giai đoạn 2009-2014

Năm học

Cấp tỉnh Cấp huyện

Tổng số Tổng

số Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải KK

2008-2009 4 11 2 2 7

2009-2010 7 19 3 4 12

2010-2011 12 32 5 7 20

2011-2012 22 45 9 14 22

2012-2013 25 51 12 13 26

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên Đông)

Số học sinh giỏi đều tăng lên qua các năm, nhưng so với tổng số học sinh THCS thì tỷ lệ này quá thấp.

Hạn chế: vẫn còn một bộ phận học sinh chưa ngoan, ý thức chấp hành nội quy trường học chưa tốt, hiện tượng học sinh giải quyết các mâu thuẫn bằng hính thức tiêu cực có xu hướng tăng (đặc biệt số vụ học sinh tự tử khi có mẫu thuẫn với gia đình hay bạn bè có xu hướng tăng)...khơng ít học sinh đi học khơng chun cần, có xu hướng muốn bỏ học.

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém có nhiều. Song có thể chỉ ra một số ngun nhân chính là: trước sự thay đổi của KT-XH, việc giáo dục giá trị, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các trường chưa được coi trọng đúng mức; sự tiếp cận phương pháp giáo dục tiến bộ của gia đình đối với con em cịn chậm; sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giúp đỡ, xử lý, giải quyết các mâu thuẫn của học sinh chưa kịp thời; sự tác động của Internet với các Game Online hành động, cũng đã ảnh hưởng tiêu cực tới học sinh. Điều kiện kinh tế khó khăn.

Năm 2005 huyện Điện Biên Đơng đã hồn thành phổ cập giáo dục THCS. Hàng năm qua kiểm tra 100% trường xây dựng kế hoạch, cập nhật đầy đủ thông tin các đối tượng trong độ tuổi phổ cập một cách chính xác.

2.1.3.4. Cơ sở vật chất

Cấp THCS tồn huyện năm 2009 có 137 phòng học (42 phòng học kiên cố; 28 phòng học bán kiên cố; 67 phòng học tạm), số còn thiếu phải đi mượn hầu như chưa có phịng học chức năng.

Năm học 2013-2014 có 165 phịng học (tồn bộ là kiên cố và bán kiên cố), 28 phịng chức năng, có 116 máy tính được nối mạng, nhiều trường đã có máy chiếu đa năng phục vụ cho công tác dạy và học.

Thư viện các trường hàng năm đều bổ sung thêm sách, thiết bị dạy học. Về cơ bản cơ sở vật chất các trường hiện đã đáp ứng được yêu cầu tối thiểu phục vụ cho công tác dạy và học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện điện biên đông tỉnh điện biên (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)