Các loại nhóm học tập hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học nội dung phép biến hình trong mặt phẳng hình học 11 trung học phổ thông (Trang 25 - 30)

1.1 Khái niệm cơ bản liên quan đến học tập hợp tác

1.1.5 Các loại nhóm học tập hợp tác

Nhóm học hợp tác là một trong nhiều kiểu nhóm có thể sử dụng trong lớp học. Có ba loại nhóm học hợp tác sau:

Nhóm học hợp tác giả tạo

Học sinh được giao nhiệm vụ hoạt động cùng nhau, nhưng không hề có sự thích thú với việc đó. Học sinh tin rằng họ sẽ được đánh giá bằng việc xếp

loại cá nhân. Nhìn bề ngồi thì học sinh có vẻ đang hội thoại với nhau, nhưng trong thực tế họ đang cạnh tranh hoặc đang dựa dẫm. Họ quan sát người khác giống như là những đối thủ mà họ phải chiến thắng; vì vậy họ cản trở hoặc can thiệp vào việc học của người khác, giấu giếm thông tin, cố gắng làm người khác lầm tưởng; họ khơng có suy nghĩ đúng đắn và nghi ngờ tất cả mọi người. Cũng có thể có một số thành viên trong nhóm khơng làm việc gì cả, chỉ trông đợi vào thành quả của các thành viên khác. Kết quả là khả năng chung của nhóm kém hơn các cá thể. Học sinh hoạt động cá nhân hiệu quả hơn.

Ví dụ. Khi được yêu cầu giải bài tập: “Cho hàm số y= 2x+ 1 x+ 1 . a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số.

b) Viết phương trình tiếp tuyến với đồ thị hàm số tại điểm có hồnh độ bằng 2.

c) Viết phương trình tiếp tuyến với đồ thị biết tiếp tuyến song song với đường thẳng y=x−1.

d) Với giá trị nào của m thì đồ thị hàm số đã cho cắt đường thẳngy =x+m

tại hai điểm phân biệt?”

Giáo viên phân chia lớp thành các nhóm hợp tác gồm 4 người, nhóm trưởng phân chia mỗi người một phần của bài toán dựa trên năng lực của mỗi người. Sau đó, thư kí tổng hợp kết quả ghi vào bài chung của cả nhóm. Như vậy, mặc dù hoạt động cùng nhau nhưng mỗi học sinh chỉ quan tâm, cố gắng hồn thành tốt nhiệm vụ của mình, khơng có sự chia sẻ, quan tâm đến thành cơng chung của nhóm.

Nhóm học hợp tác kiểu truyền thống

Học sinh nhận nhiệm vụ hoạt động cùng nhau và chấp nhận cùng làm việc, nhưng nhiệm vụ thì đã được hoạch định, vì vậy có rất ít cơng việc có thể cần

cá nhân, chứ khơng phải là các thành viên của nhóm. Học hợp tác tác động từ cái nguyên sơ đó đến cái cụ thể. Để cơng việc hồn thành, họ tìm kiếm thơng tin từ những người khác, nhưng khơng có động cơ hay sự thúc đẩy để biết rằng họ biết gì về các thành viên cùng nhóm của họ. Sự giúp đỡ và chia sẻ ở mức độ tối thiểu.

Ví dụ.Khi dạy học nội dung: “Tìm cực trị của hàm sốy = 2x3−3x2−12x+10”,

giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm, các thành viên trong nhóm cùng làm bài và nhóm trưởng tổng hợp ý kiến về cách giải bài tập rồi thống nhất kết quả của nhóm mình. Như vậy cũng đã có sự hợp tác nhưng cịn lỏng lẻo, bởi mỗi thành viên đều đã nắm được quy trình làm việc và sự thảo luận, trao đổi là ít cần thiết.

Nhóm học hợp tác thực sự

Học sinh nhận nhiệm vụ hoạt động cùng nhau và họ thích thú được làm việc cùng nhau. Họ biết rằng sự thành công của họ phụ thuộc vào kết quả của tồn bộ thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhóm tin tưởng mỗi cá thể sẽ hồn thành trách nhiệm cơng việc, với chất lượng cao để tất cả đạt được kết quả cao cùng nhau. Họ làm những cơng việc đó thực sự cùng nhau và ủng hộ sự thành công của người khác qua sự giúp đỡ, sự chia sẻ, sự trợ giúp, sự giải thích và sự khuyến khích. Có thể thấy được sự hợp tác thực sự qua cấu trúc nhiệm vụ sau:

Ví dụ.Khi dạy học về nội dung “ Ứng dụng phép đối xứng trục để giải tốn cực trị hình học”, giáo viên chọn bài tốn chủ đề là “ Trong mặt phẳng, cho đường thẳngd và hai điểm A, B nằm về cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳngd. Tìm điểmM trên d sao cho M A+M B nhỏ nhất”. Khi đó, giáo viên có thể chia nhóm để học sinh thực hiện các nhiệm vụ thành phần sau:

HS 2. Nhận xét sự khác biệt của bài tốn so với trường hợp trên và tìm cách giải bằng cách đưa về bài tốn trên.

HS 3. Tìm thêm các cách diễn đạt khác cho nội dung bài tốn trong mơn Tốn.

HS 4. Tìm thêm các cách diễn đạt khác cho nội dung bài tốn trong thực tế hoặc mơn học khác.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cá nhân, các cá nhân mới tập trung lại để cùng nhau tiếp tục hồn thành nhiệm vụ của nhóm. Với từng nhiệm vụ, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm cao để hồn thành nhiệm vụ của mình, vì nhiệm vụ của nhóm chỉ hồn thành khi có được kết quả của từng cá nhân trong nhóm.

Có ba loại nhóm học hợp tác thực sự, đó là:

Nhóm học hợp tác chính quy

Được duy trì trong phạm vi từ một tiết học cho đến nhiều tuần. Nhóm học hợp tác chính quy bao gồm những học sinh cùng nhau làm việc để đạt được các mục tiêu chung bằng cách bảo đảm rằng mỗi thành viên của nhóm đều hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao một cách thành cơng nhất, chẳng hạn giải quyết vấn đề, hồn thành đơn vị bài học... Chẳng hạn, khi dạy học chủ đề Ứng dụng của đạo hàm giáo viên có thể thành lập các nhóm hợp tác chính quy. Khi làm việc với các nhóm học hợp tác chính quy, cần phải:

- Làm rõ mục đích của bài học, giờ học. Trong mỗi bài học cần xác định mục tiêu học tập bằng cách chỉ rõ những kiến thức, kỹ năng cần đạt. - Giáo viên quyết định về: số lượng nhóm, phương pháp phân chia học

sinh vào nhóm, vai trị của những học sinh trong nhóm, những tài liệu cần thiết để tiến hành bài học và cách tổ chức học tập.

- Theo dõi việc học của học sinh, can thiệp để trợ giúp hoặc tăng cường kỹ năng hoạt động giữa học sinh và các kỹ năng làm việc nhóm. Giáo viên quan sát để đánh giá các hoạt động học tập của học sinh và cơng việc của nhóm. Khi cần thiết, giáo viên kết hợp cùng học sinh để hồn thành cơng việc một cách chính xác và hiệu quả.

- Đánh giá việc học của học sinh và giúp học sinh biết tự đánh giá các nhiệm vụ trong nhóm. Trong hầu hết mọi trường hợp, học sinh sẽ làm bài kiểm tra cá nhân, để đưa ra những bằng chứng của việc học tập cá nhân trong nhóm.

Nhóm học hợp tác khơng chính quy

Là những nhóm đặc biệt, khơng theo thể thức cố định nào, có thể tồn tại trong phạm vi từ một vài phút cho tới cả giờ học. Có thể sử dụng kiểu nhóm này trong các hình thức giảng dạy trực tiếp (như thuyết trình, trình diễn các thao tác, các đoạn phim và video) để hướng chú ý của học sinh vào một loại tài liệu cụ thể, tạo tâm thế thuận lợi cho việc học, giúp ích trong việc đặt ra những mong đợi mà bài học hướng tới, bảo đảm rằng học sinh xử lý được kiến thức mà giáo viên đang trình bày và đưa ra phần kết luận cho bài học. Nhóm học hợp tác khơng chính quy thường được tổ chức theo hình thức học sinh dành từ 3 đến 5 phút thảo luận tập trung trước và sau một bài giảng và 2 đến 3 phút thảo luận từng cặp trong suốt bài giảng.

Nhóm dựa trên nền hợp tác

Thường kéo dài (ít nhất trong một năm), gồm nhiều thành phần hỗn hợp, số thành viên ổn định và mục đích căn bản là để các thành viên ủng hộ, giúp đỡ, khuyến khích lẫn nhau nhằm đạt thành cơng trong học tập. Các nhóm học dựa trên nền hợp tác thường tạo cho học sinh mối quan hệ mật thiết trong thời gian dài, cho phép các thành viên có điều kiện giúp đỡ, khuyến khích và trợ giúp nhau để đạt được sự tiến bộ. Nhóm học dựa trên nền hợp tác

đồng thời còn chịu trách nhiệm giảng giải cho những thành viên vắng mặt biết những gì diễn ra trên lớp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học nội dung phép biến hình trong mặt phẳng hình học 11 trung học phổ thông (Trang 25 - 30)