Kiểm tra, đánh giá hành vi hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học nội dung phép biến hình trong mặt phẳng hình học 11 trung học phổ thông (Trang 95 - 98)

2.5 Kiểm tra đánh giá trong dạy học hợp tác

2.5.3 Kiểm tra, đánh giá hành vi hợp tác

1. Mục tiêu kiểm tra

Bằng cách tạo điểm thưởng để động viên khuyến khích học sinh phấn đấu cố gắng trong học tập, mục đích của phương pháp này là đánh giá được tính tích cực ở hành vi, kỹ năng học tập hợp tác của từng học sinh, đảm bảo được tính khách quan, tính cơng bằng và giúp học sinh nhận biết được chính xác hành vi, thái độ học tập của mình trong q trình học tập để từ đó điều chỉnh và có những cố gắng vươn lên.

2. Nội dung kiểm tra

Đây là phương pháp lấy kết quả tích cực trong hoạt động học tập hợp tác của học sinh, của nhóm làm điểm thưởng đánh giá tính chuyên cần, tính tích cực và thái độ học tập. Điểm số này được cộng vào điểm trung bình của cá nhân hoặc của nhóm.

3. Cách thức thực hiện Phương án 1

Xây dựng tiêu chí đánh giá căn cứ vào những biểu hiện tích cực học tập và tính thuần thục các kĩ năng học tập hợp tác của học sinh; căn cứ vào nguyên tắc cho điểm thưởng. Thang điểm thưởng nên tối đa là 1 điểm đối với học sinh có các biểu hiện hành vi sau:

• Thao tác thành lập nhóm nhanh nhẹn.

• Biểu đạt vấn đề rõ ràng, lơgic, có tính thuyết phục.

• Biết lắng nghe và động viên khuyến khích để bạn trình bày hay làm việc.

• Phát hiện được các mâu thuẫn và biết cách giải quyết tốt mâu thuẫn trong nhóm.

• Tích cực hợp tác với bạn và kết quả hoàn thành nhiệm vụ cá nhân xuất sắc.

Tuỳ vào từng mức độ thực hiện các yêu cầu trên điểm thưởng có thể giảm đi 0,25 điểm. Cuối mỗi buổi học nên dành thời gian từ 3 - 5 phút cho việc bình xét, đánh giá. Để đảm bảo tính khách quan cơng bằng trong đánh giá thì giáo viên phải là người theo dõi, quan sát ghi chép trong suốt quá trình hoạt động hợp tác của học sinh.

Phương án 2

Xây dựng điểm thưởng thi đua giữa các nhóm trong buổi học căn cứ trên các hành vi hợp tác có hiệu quả. Giáo viên có thể xây dựng các tiêu chí điểm thưởng cho các nhóm nhằm kích thích, động viên học tập hợp tác có hiệu quả như:

• 0,25 điểm: Cho việc thành lập nhóm nhanh dưới 1 phút.

• 0,25 điểm: Cho nhóm hồn thành nhiệm vụ trước thời hạn sớm nhất.

• 0,25 - 0,5 điểm: Cho nhóm có các học sinh làm việc tích cực và hiệu quả làm việc tốt nhất.

Phương án này tạo được sự hứng thú, kích thích các thành viên trong nhóm cùng cố gắng, nỗ lực, giúp đỡ lẫn nhau, có trách nhiệm cao hơn . . . để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ đó, thúc đẩy việc học tập hợp tác của từng thành viên phát triển.

Ví dụ: Khi dạy học chủ đề Ứng dụng của đạo hàm, giáo viên phân chia 4 nhóm với nhiệm vụ:

• Sử dụng cơng nghệ thơng tin (sử dụng các phần mềm như imindmap, phần mềm vẽ đồ thị . . . ).

Khi hoạt động nhóm, mỗi nhóm phân cơng cho một thành viên.

• Xác định các dạng bài tập.

• Nêu dạng bài tập: Quy trình giải, ví dụ minh hoạ, khái qt hoá thành dạng bài tổng quát. Sau khi từng thành viên hồn thành nhiệm vụ của cá nhân, cả nhóm tập hợp kết quả, mỗi thành viên trình bày ý kiến của mình, cả nhóm thống nhất làm sản phẩm chung của cả nhóm.

Tổ chức hợp tác: Trong tiết học, giáo viên cho 4 nhóm lên trình bày báo cáo của cả nhóm (yêu cầu phải sử dụng cơng nghệ thơng tin), các nhóm khác lắng nghe, thảo luận. Sau đó giáo viên chốt kiến thức.

Đánh giá:

• Căn cứ hoạt động của nhóm trong tiết học giáo viên đánh giá cho điểm cả nhóm thơng qua:

– Chất lượng bài báo cáo.

– Tính tích cực, thái độ học tập của nhóm.

• Căn cứ vào bảng đánh giá tinh thần làm việc của từng cá nhân trong nhóm cho điểm cá nhân về sự chuyên cần, tính tích cực và thái độ hoạt động nhóm (điểm thưởng 0,25 - 0,5 -0,75 -1,0 điểm) với từng cá nhân tuỳ thuộc vào mức độ tích cực.

• Điểm của cá nhân bằng điểm chung của nhóm cộng với điểm thưởng (điểm tối đa là 10 điểm).

Dạy học hợp tác coi trọng cả kết quả học tập cá nhân và kết quả hoạt động của nhóm. Tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, nội dung cụ thể mà giáo viên có thể linh hoạt sử dụng các hình thức đánh giá để đảm

bảo tính khách quan, cơng bằng và tính tồn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học nội dung phép biến hình trong mặt phẳng hình học 11 trung học phổ thông (Trang 95 - 98)