Những lưu ý để dạy học hợp tác thành công uý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học nội dung phép biến hình trong mặt phẳng hình học 11 trung học phổ thông (Trang 40 - 80)

1.3 Đặc điểm của dạy học hợp tác

1.3.3 Những lưu ý để dạy học hợp tác thành công uý

- Số lượng các thành viên trong nhóm cần phù hợp với nhiệm vụ được giao.

- Bước đầu cần giúp cho người học nhận thức được lợi ích của việc hợp tác và việc mở rộng các mối quan hệ trong cuộc sống. Bước tiếp theo là từ nhận thức chuyển hóa thành nhu cầu và động cơ hành động để tự giác và tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể.

- Giáo viên cần theo dõi và bám sát các nhóm để hỗ trợ kịp thời khi cần thiết.

- Phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể và phù hợp cho mỗi thành viên, tạo điều kiện cho mọi thành viên đều có cơ hội hoạt động và phát huy năng lực, sở trường của bản thân.

- Các thành viên cần phải tơn trọng, ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau; cần có tính tổ chức và tinh thần trách nhiệm cao.

- Một số người học (năng lực hạn chế, nhút nhát, ít có dịp giao tiếp tập thể...) sẽ gặp khó khăn khi tham gia dạy học hợp tác. Vì vậy giáo viên cần quan tâm hơn đến việc giúp họ vượt qua rào cản tâm lí.

- Đảm bảo có chỗ ngồi thích hợp cho các nhóm làm việc và cung cấp đủ tài liệu khi cần thiết.

1.4 Thực trạng dạy học hợp tác ở trường trung học phổ thông

1.4.1 Khái quát về khảo sát thực trạng

1.4.1.1 Mục đích khảo sát

- Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về dạy học hợp tác trong trường trung học phổ thơng.

- Tìm hiểu thực trạng tổ chức dạy học hợp tác trong trường trung học phổ thơng.

- Tìm hiểu thực trạng kĩ năng học tập hợp tác của học sinh trong trường trung học phổ thông.

1.4.1.2 Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là các giáo viên và học sinh trường Trung học phổ thông Vũ Văn Hiếu - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định. Trong đó:

- Tổng số giáo viên tham gia điều tra là 25, trong đó có 2 Thạc sĩ, 23 Cử nhân. Hầu hết giáo viên đều có kinh nghiệm giảng dạy từ 3 năm trở lên, thuộc các tổ Tốn - Tin, Hóa - Sinh - Kĩ thuật nơng nghiệp, Vật lí - Kĩ thuật cơng nghiệp, Ngoại ngữ - Thể dục - GD ANQP, Văn - Sử - Địa - GDCD.

- Số học sinh được điều tra là 30 học sinh, được chọn ngẫu nhiên trong 6 lớp, mỗi lớp 5 học sinh.

1.4.1.3 Phương pháp khảo sát

- Điều tra bằng phiếu hỏi đối với giáo viên (Phụ lục 1).

- Dự các giờ học có hoạt động hợp tác của các giáo viên trong trường.

- Phỏng vấn, trao đổi với giáo viên.

- Phỏng vấn học sinh của các khối, lớp.

1.4.2 Kết quả khảo sát thực trạng

1.4.2.1 Thực trạng dạy học hợp tác trong nhà trường

Qua kết quả khảo sát và các quan sát khi dự giờ, thăm lớp, có thể thấy rằng đa số các giáo viên trong trường đều chưa hiểu đầy đủ về các yêu cầu của dạy học hợp tác, chưa thấy rõ được các đặc điểm và các ưu điểm của dạy học hợp tác, chưa nắm được các kĩ thuật cơ bản khi tổ chức dạy học hợp tác. Trong quá trình vận dụng dạy học hợp tác, việc đánh giá kết quả học tập hợp tác còn khá lúng túng, chưa xây dựng được một hệ thống các tiêu chí đánh giá rõ ràng. Nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại trên lchủ yếu là do giáo viên không được cung cấp tài liệu

giá kết quả học tập của học sinh vẫn còn nặng về điểm số của cá nhân, cách thức học tập và thái độ học tập chưa được coi trọng và đánh giá thường xuyên.

1.4.2.2 Thực trạng khả năng học tập hợp tác của học sinh trong nhà trường trung học phổ thông

Để điều tra về kĩ năng học tập hợp tác của học sinh trong nhà trường, chúng tôi tiến hành các hoạt động dự giờ thăm lớp để quan sát hoạt động thực tế của học sinh, phỏng vấn trực tiếp một số nội dung. Các câu hỏi phỏng vấn được sử dụng là:

1. Em hãy nêu những khó khăn thường gặp phải khi học tập mơn Tốn?

2. Em hiểu thế nào là học tập hợp tác?

3. Em có nắm được nhiệm vụ của mỗi thành viên khi tham gia học tập hợp tác hay khơng?

4. Em có thích thú và chủ động tham gia vào các hoạt động hợp tác trong các tiết học của thầy cô hay không?

5. Em đã bao giờ được phân cơng làm nhóm trưởng hay chưa? Theo em, nhóm trưởng cần thực hiện những cơng việc gì?

6. Theo em, những khó khăn chính của học sinh khi tham gia học tập hợp tác là gì?

7. Theo em, để tham gia học tập hợp tác đạt hiệu quả cao, mỗi học sinh cần phải làm gì?

8. Theo em, học tập hợp tác và tự học có mối quan hệ như thế nào?

9. Em có được thầy/cơ hướng dẫn cách thức học tập hợp tác hay không? . . .

Qua việc phỏng vấn học sinh, kết quả thu được là:

- Khoảng90% chưa hiểu về nhiệm vụ, cách thức hoạt động nhóm. Hầu hết các em cho rằng cứ chia lớp ra làm các nhóm nhỏ nghĩa là học tập hợp tác.

- Khoảng 60% các em cho rằng học nhóm là để các bạn học khá, giỏi giúp đỡ các bạn học yếu hơn. Các bạn học yếu hơn được hưởng lợi về điểm số.

- Khoảng 80% các em trả lời rằng khi tham gia hoạt động nhóm, chỉ có một vài bạn hoạt động, cịn lại đa số thì khơng làm gì cả. Các bạn làm được bài cũng không quan tâm nhiều đến các thành viên trong nhóm.

Điều tra kĩ hơn, tác giả xác định được những khó khăn chủ yếu của học sinh là:

- Thiếu kiến thức về cách thức hoạt động nhóm, chậm trễ, bị động trong khi nhận nhiệm vụ nhóm.

- Thiếu chủ động tham gia thực hiện nhiệm vụ được phân công.

- Có tâm lí tự ti hoặc thiếu tinh thần hợp tác, thiếu kĩ năng tư duy phê phán (không dám phát biểu ý kiến hoặc nêu câu hỏi trước đám đông).

- Một số học sinh lại quá chủ quan và tự tin, không cần quan tâm lắng nghe ý kiến các bạn hoặc khơng muốn hỗ trợ các bạn trong nhóm.

1.4.2.3 Thực trạng điều kiện dạy học hợp tác

Không gian lớp học

Trường THPT Vũ Văn Hiếu được xây dựng từ năm học 2009 - 2010 nên được thiết kế theo chuẩn phịng học mới, điều kiện về khơng gian phịng học là thuận lợi, thống mát, 100% các phịng học đủ ánh sáng, quạt, bảng chống lóa, bàn hai chỗ ngồi và ghế đơn có chỗ dựa.

đủ các trang thiết bị cần thiết cho học tập hợp tác như máy chiếu, máy tính kết nối internet, loa, micro, bảng phụ . . . .

Thiết kế chương trình, sách giáo khoa

Một số mơn học có nội dung được thiết kế rất phù hợp với dạy học hợp tác. Tuy nhiên, nhiều giáo viên chưa chủ động vận dụng dạy học hợp tác.

1.5 Thực trạng dạy học nội dung Phép biến hình trong mặt phẳng ở trường Trung học phổ thơng 1.5.1 Mục tiêu dạy học nội dung “Phép biến hình trong mặt

phẳng”, Hình học 11 ban cơ bản a) Về kiến thức

- Nắm được định nghĩa của từng phép biến hình, hiểu được mỗi phép biến hình là một quy tắc cho tương ứng mỗi điểm M trong mặt phẳng với một điểm

M0 duy nhất trong mặt phẳng đó.

- Nắm được các kí hiệu và thuật ngữ của phép biến hình.

- Nắm được khái niệm phép dời hình và phép đồng dạng.

- Nắm được các tính chất của các phép dời hình và phép đồng dạng.

- Nắm được biểu thức tọa độ của phép dời hình, đồng dạng đơn giản.

b) Về kĩ năng

- Dựng được ảnh, tạo ảnh của một hình cơ bản (điểm, đường thẳng, đường trịn) qua một phép biến hình cụ thể.

- Vận dụng được tính chất cơ bản của phép dời hình để giải tốn.

- Xác định được các trục đối xứng, tâm đối xứng của các hình thường gặp.

- Vận dụng được tính chất của các phép biến hình để giải một số bài tốn đơn giản.

- Vận dụng được định nghĩa hai hình bằng nhau, hai hình đồng dạng và giải thích bằng ngơn ngữ của phép biến hình.

c) Về tư duy, thái độ

- Biết quy lạ về quen, liên hệ kiến thức cũ - mới.

- Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình.

- Chuyển từ tư duy hình học “tĩnh” sang “động”, xem xét các bài tốn hình học trong sự chuyển động của các đối tượng hình học.

d) Về năng lực

- Năng lực sử dụng ngơn ngữ, kí hiệu, thuật ngữ Tốn học.

- Năng lực dựng hình theo quy tắc.

- Năng lực tính tốn.

- Năng lực sử dụng các công cụ hỗ trợ học tốn như các phần mềm tính tốn, phần mềm vẽ hình.

1.5.2 Thực trạng dạy học nội dung “phép biến hình trong mặt phẳng” trong nhà trường THPT

Nội dung “Phép biến hình trong mặt phẳng” đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa Tốn trung học phổ thơng từ rất lâu. Trước đây, nội dung này được đưa vào chương cuối cùng của chương trình Hình học lớp 10. Các bài toán đều được

Thực tế cho thấy việc sắp xếp chương trình như vậy khiến việc dạy học nội dung “Phép biến hình trong mặt phẳng” trước đây bị xem nhẹ, lược bớt vì hai nguyên nhân:

- Các phép biến hình đều khá trừu tượng đối với trình độ nhận thức chung của học sinh. Học sinh nói chung gặp khó khăn trong vấn đề chuyển hướng tư duy từ “tĩnh” sang “động”, các em khơng quen nhìn nhận các hình vẽ trong sự chuyển động.

- Nội dung này nằm ở phần cuối của chương trình lớp 10 nên các kì thi, kiểm tra đều ít khi đề cập tới các câu hỏi thuộc nội dung này. Do đó, nhiều giáo viên chỉ dạy phần này một cách sơ sài, không đầu tư nhiều thời gian, công sức.

Từ năm học 2006 - 2007, bộ sách giáo khoa hiện hành được triển khai ở các trường trung học phổ thơng. Theo đó, nội dung “Phép biến hình trong mặt phẳng” được đặt ở đầu chương trình sách giáo khoa Hình học 11. Với sự sắp xếp chương trình như vậy, vai trị của nội dung “Phép biến hình trong mặt phẳng” được đề cao hơn, công cụ học tập nội dung này cũng phong phú hơn. Nội dung “phép biến hình trong mặt phẳng” được trình bày trong sách giáo khoa Hình học 11 có những đặc điểm sau:

1. Hồn thành hệ thống các bài tốn về hình học trong mặt phẳng.

2. Giúp học sinh làm quen với tư duy hàm vận dụng trong hình học.

3. Giúp học sinh hình thành khái niệm hai hình bằng nhau, hai hình đồng dạng vốn thường gặp trong thực tế.

Từ những đặc điểm đó, ngồi việc ơn lại các phép dời hình cơ bản đã được giới thiệu ở chương trình THCS như phép đối xứng trục và phép đối xứng tâm, sách giáo khoa Hình học 11 đưa vào hệ thống tương đối đầy đủ, toàn diện các nội dung

từ khái niệm, thuật ngữ đến các cách thể hiện khác nhau (bằng ngơn ngữ vectơ, hình học tổng hợp đến ngôn ngữ tọa độ) các nội dung của các phép biến hình. Trong đó, mạch các bài tốn có yếu tố chuyển động và các bài toán thực tế được chú trọng, kích thích sự ham học hỏi của học sinh.

Tuy nhiên, do đặc điểm thiết kế chương trình Sách giáo khoa tập trung khá nhiều vào các bài tốn khơng thể hiện bằng ngôn ngữ tọa độ trong khi nội dung này lại phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh và cũng là nội dung nằm trong chương trình ơn thi THPT Quốc gia nên hầu hết giáo viên đều chỉ dừng lại ở những nội dung cơ bản và các dạng toán đơn giản như là dựng ảnh - tạo ảnh hay xác định yếu tố đặc trưng của phép biến hình. Nói cách khác, học sinh vẫn làm những bài tốn như ở lớp 10 nhưng được thể hiện qua lớp vỏ mới mà thôi. Điều này làm hạn chế rất nhiều khả năng tư duy Hình học của học sinh.

1.6 Kết luận chương 1

Ở chương này, luận văn đã làm rõ một số nội dung sau:

- Trình bày các lí luận về hợp tác và dạy học hợp tác.

- Điều tra thực trạng dạy học hợp tác và xác định các khó khăn, tồn tại cần khắc phục để dạy học hợp tác trong nhà trường THPT đạt hiệu quả cao hơn.

- Trình bày hệ thống mục tiêu dạy học nội dung “Phép biến hình trong mặt phẳng”, khảo sát thực trạng dạy học nội dung này, tìm ra các khó khăn, tồn tại khi dạy học nội dung này. Từ đó xác định được rõ những việc cần thực hiện để nâng cao hiệu quả dạy học nội dung này.

Chương 2

Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học nội dung “Phép biến hình trong mặt phẳng” - Hình học 11 - Trung học phổ thơng

2.1 Chuẩn bị các điều kiện dạy học hợp tác 2.1.1 Trang bị kiến thức, tập huấn kĩ năng hợp tác

Trong rất nhiều tình huống trong cuộc sống, con người cần hợp tác với nhau. Trong học tập cũng vậy, nhiều tình huống học sinh cần phải hợp tác với nhau để cùng học tập đạt kết quả tốt hơn. Một cách tự phát vẫn có những nhóm nhỏ học sinh chơi thân với nhau và tổ chức học nhóm với nhau. Tuy nhiên, việc hợp tác này rất hạn chế kể cả về nội dung hợp tác lẫn kết quả hợp tác. Nguyên nhân chủ yếu là tổ chức các nhóm hợp tác khơng chặt chẽ, thiếu kỉ luật làm việc, khơng có cách thức quản lí tiến độ, thiếu ý chí và khơng có chủ đề cụ thể. Vì vậy, để việc hợp tác của các nhóm học sinh đạt được hiệu quả cao nhất, giáo viên cần thiết phải cung cấp cho học sinh các kiến thức về học tập hợp tác. Những nội dung này bao gồm:

- Các cách tổ chức học tập nhóm.

- Vai trị của các thành viên trong nhóm học tập.

- Các ví dụ mẫu về cách thức tổ chức và tiến hành hoạt động nhóm.

Giáo viên có thể cho học sinh làm quen với các kĩ thuật này thông qua một buổi “tập huấn” dưới dạng một trò chơi Tốn học. Thơng qua buổi “tập huấn”, giáo viên rút kinh nghiệm cách hoạt động nhóm và tư vấn, hướng dẫn học sinh cách hoạt động nhóm hiệu quả hơn. Dưới đây là ba nhóm kĩ năng học tập hợp tác cần phát triển cho học sinh:

Nhóm kĩ năng xác lập vị trí của cá nhân trong hoạt động nhóm Gồm các kĩ năng:

- Liên kết, di chuyển nhóm.

- Phân cơng hay tiếp nhận nhiệm vụ phù hợp năng lực cá nhân. - Xác định nhiệm vụ cá nhân và tập trung giải quyết nhiệm vụ đó.

- Đảm nhận các vai trị khác nhau trong nhóm.

Nhóm kĩ năng biểu đạt và tiếp nhận thơng tin học tập Gồm các kĩ năng:

- Tìm kiếm thơng tin. - Biên tập thơng tin.

- Trình bày nội dung thơng tin.

- Diễn đạt nội dung bằng ngơn ngữ nói, ngơn ngữ Tốn học, mơ hình, hình ảnh, sơ đồ hóa.

- Đánh dấu điểm cần giải thích rõ, điểm cịn nghi vấn và nêu câu hỏi chuẩn xác, rõ ràng, ngắn gọn.

Nhóm kĩ năng duy trì sự thân thiện, tin tưởng trong hoạt động nhóm Gồm các kĩ năng:

- Tơn trọng, lắng nghe và ủng hộ, khuyến khích. - Chia sẻ thơng tin, hướng dẫn cách làm việc.

- Ghi nhận các mâu thuẫn, tìm cách lí giải và đề xuất nhóm cùng giải quyết một cách cơng khai, tránh xúc phạm bạn cùng nhóm.

- Ghi nhận những góp ý, tìm hiểu ngun nhân và cách khắc phục.

2.1.2 Lựa chọn nội dung, lên kế hoạch dạy học hợp tác

Tổ chức học tập hợp tác là một cách giáo viên thể hiện rõ vai trò tổ chức, điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học nội dung phép biến hình trong mặt phẳng hình học 11 trung học phổ thông (Trang 40 - 80)