Tình huống dạy học hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học nội dung phép biến hình trong mặt phẳng hình học 11 trung học phổ thông (Trang 37 - 39)

Tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thành chủ thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong môi trường dạy học nhằm một mục đích dạy học cụ thể. Tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong được sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức. Theo quan điểm của lý luận dạy học, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, tế bào của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp các điều kiện cần thiết. Đó là mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn chế riêng biệt.

Tình huống dạy học hợp tác là tình huống dạy học trong đó xác định rõ mục tiêu học tập cho mỗi học sinh trong một nhóm, phù hợp với nhận thức của học sinh và tạo nhu cầu hợp tác trong học tập. Thực chất đó là một dạng tình huống gợi vấn đề mà giáo viên đưa ra với dụng ý tạo ra hoạt động học tập hợp tác cho học sinh. Để có được tình huống gợi vấn đề, trước hết cần phân tích cấu trúc nội dung bài học, xác định rõ từng đơn vị kiến thức, sắp xếp chúng theo những trình tự nhất định.

Đặc điểm khác biệt nhất của tình huống dạy học hợp tác so với các tình huống dạy học khác là phải tạo được cơ hội cho học sinh thảo luận và từng bước đạt

kết quả học tập. Nhiệm vụ học tập được sắp xếp, thiết kế có dụng ý phân bậc để học sinh có thể tự mình bàn bạc đạt được mục tiêu học tập. Dấu hiệu của nội dung kiến thức có thể thiết kế tình huống dạy học hợp tác là: nội dung phức tạp, có nhiều cách suy nghĩ khác nhau, khối lượng kiến thức nhiều mà cần giải quyết trong thời gian ngắn.

Một tình huống dạy học hợp tác cần thỏa mãn đồng thời ba tiêu chuẩn: tình huống phải có tác dụng gợi vấn đề; học sinh thấy có nhu cầu hợp tác trao đổi với nhau và hy vọng sự hợp tác đó sẽ có tác dụng tốt; tạo ra môi trường hợp tác để thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa vai trò của cá nhân với vai trò của tập thể.

Theo tiến sĩ Hồng Lê Minh thì trong dạy học hợp tác mơn Tốn có ba kiểu tình huống như sau:

Tình huống hành động hợp tác

Thể hiện vai trị điều khiển hành động để thực hiện những quyết định của cá nhân và tập thể. Trong tình huống này có tác động qua lại của học sinh với môi trường bằng hành động mà ngơn ngữ khơng giữ vai trị quan trọng hàng đầu.

Tình huống thảo luận bằng diễn đạt

Thể hiện vai trị tạo phương tiện giao lưu trao đổi thơng tin trong thảo luận nhóm học tập. Học sinh có nhu cầu diễn đạt trong quá trình tác động qua lại với mơi trường. Cách thức của tình huống này là có giao tiếp giữa những người học tập hợp tác, có vị trí phi đối xứng của học sinh trên phương diện hành động, mơi trường và phương diện thơng tin, có phản hồi từ mơi trường và người đang giao lưu.

Tình huống xác nhận kiến thức

Thể hiện vai trò tạo phương tiện kiểm chứng để xác nhận hay bác bỏ kiến thức. Kiến thức được kiểm chứng, xác nhận trong quá trình học sinh thảo

học sinh có vai trị bình đẳn. Học sinh vừa là người đề xuất, vừa là người phản bác để đi đến kết luận cuối cùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học nội dung phép biến hình trong mặt phẳng hình học 11 trung học phổ thông (Trang 37 - 39)