Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo chuyên ngành an toàn thông tin tại học viện kỹ thuật mật mã (Trang 71 - 77)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

3.3. Một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo

3.3.3. Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên đủ về số lượng đồng bộ và cân đối về cơ cấu, đảm bảo chất lượng theo tiêu

chuẩn, đáp ứng tốt việc thực hiện nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

3.3.3.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên vừa đảm bảo nhiệm vụ trước mắt vừa đảm bảo tính kế thừa và nhiệm vụ lâu dài để đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu loại hình. Dự báo những biến động về nhân sự có thể xẩy ra trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm về số lượng giảng viên để có kế hoạch bổ sung kịp thời.

Tuyển dụng và điều động đội ngũ giảng viên đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đào tạo theo đúng quy trình tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ cơng chức trong các đơn vị an ninh quốc phịng. Ngoài việc đối tượng tuyển dụng đáp ứng tiêu chuẩn, trình độ đào tạo đã dược ghi trong luật giáo dục (2005). Các ứng viên cần có tư cách tác phong, có khả năng, triển vọng tiếp tục học lên bậc học cao hơn, khả năng nghiên cứu khoa học và đặc biệt năng lực thực hành nghề. Khi điều động giảng viên cần chú ý sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên sẵn có, tạo ra động lực thúc đẩy mọi cá nhân làm việc hiệu quả, đồng thời từng bước phát triển đội ngũ bằng việc tuyển chọn chính xác những vị trí cịn thiếu nhằm bổ sung, điều động nhân sự, kiện toàn bộ máy tổ chức cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên là nội dung phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, linh hoạt với nhiều biện pháp đồng bộ như: động viên, khuyến khích, hành chính kinh tế...

Phải được quản lý một cách khoa học, chặt chẽ các khâu:

Từ phân tích nhu cầu bồi dưỡng đến khâu lập kế hoạch đào tạo phát triển đội ngũ đến khâu triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác đào tạo bồi dưỡng và phát triển đội ngũ. Nội dung của công tác đào tạo, bồi dưỡng bao gồm:

Thứ nhất là : Tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống Thứ hai là : Chuyên môn nghiệp vụ

Thứ ba là ; Văn hóa, ngoại ngữ Thứ tư là : nghiên cứu khoa học Thứ năm là : năng lực công tác

Xây dựng môi trường thuận lợi để phát triển đội ngũ giảng viên với các chính sách đào tạo, bồi dưỡng hợp lý, khuyến khích cả hai mặt tinh thần và vật chất đối với các giảng viên, xây dựng chính sách khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, viết sáng kiến kinh nghiệm, tích cực nhiệt tình tham gia phong trào dạy tốt, dạy giỏi, mẫu mực về tư cách đạo đức, lương tâm nghề nghiệp. Ổn định việc làm, tạo điều kiện cải thiện đời sống bằng chính khả năng chun mơn của đội ngũ giảng viên, tạo môi trường dân chủ để đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên phát huy tiềm năng trí tuệ trong các hoạt động.

3.3.3.3. Phương pháp thực hiện biện pháp

Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên phải dựa trên cơ sở lý luận quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, các kết quả dự báo và quy hoạch của ngành về đội ngũ cán bộ, giảng viên toàn ngành và số lượng học sinh, sinh viên trong tương lai. Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của tồn nghành, của Học viện từ đó tiến hành lập quy hoạch tổng thể về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên hiện có và giảng viên dự kiến, hồn thiện cơ chế quản lý đội ngũ, trên cơ sở quy hoạch tổng thể, triển khai một số công việc cụ thể trong quy hoạch như: Kế hoạch hóa cơng tác tuyển dụng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên.

- Tuyển dụng và điều động đội ngũ giảng viên

Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu biên chế tuyển dụng hàng năm của học viện trên cơ sở định biên đã được Ban cơ yếu Chính Phủ phê duyệt, trong đó

duy trì tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng từ 10% đến 15% để tạo điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các giảng viên cơ hữu của Học viện với các giảng viên trường bạn. Thông báo công khai kế hoạch tuyển dụng, chỉ tiêu tuyển dụng, tiêu chuẩn tuyển dụng, thành lập các hội đồng tuyển dụng, quy chế làm việc và những quy định có liên quan. Nguồn tuyển dụng là sinh viên tốt nghiệp loại giỏi có tư cách đạo đức tốt, đối với sinh viên các trường khác khi tuyển dụng cũng cần những tiêu chuẩn học lực giỏi và tư cách đạo đức tốt. Sau khi tuyển dụng phải qua một lớp vào ngành. Sau khi tổ chức tuyển dụng cần phải bố trí giảng viên có kinh nghiện hướng dẫn giảng viên mới trong quá trình thử việc, tập sự. Sau thời gian tập sự, thử việc phải tổ chức kiểm tra đánh giá, lựa chọn những giảng viên đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ, và đặc biệt là có tâm huyết với nghề dạy học để tuyển dụng chính thức.

Sàng lọc đội ngũ giảng viên là một trong những yêu cầu xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên. Đây là vấn đề nhạy cảm, tiến hành rất khó khăn nhưng lại là việc bắt buộc vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, chất lượng đào tạo, sự phát triển lâu dài của Học viện. Phải xây dựng quy định cụ thể về sàng lọc đội ngũ giảng viên trên cơ sở dân chủ công khai bàn bạc, sau khi đạt được đồng thuận của tập thể cần ban hành quy định chính thức có tính pháp quy trong Học viện.

Việc điều động giảng viên cũng nằm trong kế hoạch xây dựng và quản lý đội ngũ. Có hai hướng điều động giảng viên:

Một là điều động giảng viên cho đội ngũ giảng dạy từ các phòng ban trong Học viện hoặc các cơ quan ngoài Học viện. Những cán bộ này phải đủ năng lực, sở trường đã ghi ở luật giáo dục và điều lệ trường đại học. Hai là những giáo viên không đủ chuẩn giảng viên (có thể do hạn chế về trình độ chun mơn, hoặc tư cách đạo đức, hoặc khiếm khuyết về mặt nào đó) cần được thuyên chuyển một cách hợp lý.

- Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên.

Để thực hiên có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cần tuân thủ các bước sau :

Bước 1: Xác định nhận thức đúng đắn trong đội ngũ giảng viên về tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ để hình thành ý thức tự giác, thường xuyên học tập nâng cao trình độ.

Bước 2: Khảo sát, phân tích thực trạng đội ngũ để làm rõ cơ cấu trình độ, mặt mạnh, mặt yếu…để từ đó có thể định hướng các nội dung đào tạo bồi dưỡng, số lượng giảng viên cần được bồi dưỡng, cách thức đào tạo và bồi dưỡng đảm bảo tính thiết thực, chất lượng hiệu quả, khơng làm xáo trộn kế hoạch giảng dạy, bảo đảm nhiệm vụ đào tạo của Học viện.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo vừa thỏa mãn yêu cầu trước mắt vừa đón đầu sự phát triển của Học viện trong tương lai. Như vậy, kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải có tính thiết thực đồng thời phải có tính phát triển mới và hiện đại. Chương trình đào tạo và bồi dưỡng phải nhằm vào các nội dung chính là; kiến thức chuyên ngành, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học và đặc biệt là năng lực thực hành nghề.

Bước 4: Lựa chọn phương pháp đào tạo và bồi dưỡng thích hợp, có nhiều cách thức để lựa chọn:

- Các giảng viên theo học lớp ngắn hạn, tích lũy dần chứng chỉ.

- Các giảng viên theo học các lớp dài hạn bằng phương thức học tập không tập trung.

- Cử giảng viên tham gia học tập tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao năng lực thực hành nghề.

- Các giảng viên phấn đấu theo con đường tự học có thể là trên mạng, trong sách vở, tài liệu, nhưng cuối cùng phải được kiểm tra đánh giá.

- Bồi dưỡng giảng viên thơng qua các hình thức học tập theo chuyên đề.

- Bồi dưỡng giảng viên thông qua hội giảng các cấp và phong trào làm đồ dùng dạy học tự làm.Đây là hoạt động thiết thực giúp các giảng viên trẻ có cơ hội học tập kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của các giảng viên có nhiều kinh nghiệm. Việc động viên khuyến khích giảng viên nghiên cứu các mơ hình phục vụ giảng dạy của nước ngồi, của các trường bạn để làm mơ hình phục vụ giảng dạy thực hành thí nghiệm chun ngành rất có hiệu quả đối với việc nâng cao tay nghề cho các giảng viên trẻ.

- Bồi dưỡng giảng viên thơng qua hình thức sinh hoạt tổ nhóm chun mơn .

- Bồi dưỡng giảng viên thông qua thực tế ở đơn vị.

Triển khai thực hiện và theo dõi quản lý công tác đào tạo và bồi dưỡng nhằm đảm bảo kế hoạch, chất lượng, tiến độ của công tác bồi dưỡng hàng năm. Trong q trình thực hiện cần đầu tư kinh phí hợp lý, thỏa đáng và thực hiện những chính sách động viên khuyến khích, khen thưởng các giảng viên tích cực tham gia học tập, bồi dưỡng.

+ Xây dựng môi trường thuận lợi để phát triển đội ngũ giảng viên. - Môi trường là điều kiện vô cùng quan trọng để mọi thành viên phát huy năng lực, trí tuệ, cơng sức phục vụ sự nghiệp chung. Để xây dựng được môi trường thuận lợi, môi trường sư phạm để phát triển đội ngũ giảng viên cần thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng quy chế dân chủ trong Học viện để tạo mơi trường có bầu khơng khí tâm lý, xã hội lành mạnh, tập thể tương thân tương ái, đồn kết gắn bó, giúp đỡ nhau phát huy tối đa năng lực sở trường của mình.

- Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện làm việc cho các giảng viên khang trang, tạo môi trường làm việc thân thiện, tiện nghi hiệu quả.

- Điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ, chính sách sử dụng đãi ngộ đối với giảng viên, chính sách thu hút người tài... phù hợp với tình hình mới.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu quốc tế, tiếp xúc với khoa học cơng nghệ, phương tiện hiện đại, trình độ đào tạo của các nước tiên tiến, trong điều kiện cho phép.

- Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho giảng viên thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao. Cần quan tâm đến hồn cảnh riêng của các giảng viên và giải quyết kịp thời các chế độ chính sách cho giảng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo chuyên ngành an toàn thông tin tại học viện kỹ thuật mật mã (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)