Kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo chuyên ngành an toàn thông tin tại học viện kỹ thuật mật mã (Trang 87 - 90)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

3.3. Một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo

3.3.7. Kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo

Kiểm tra đánh giá là một trong những chức năng quản lý của Học viện, là công cụ điều khiển quan trọng của nhà quản lý. Đó là một khâu khơng thể thiếu trong quá trình đào tạo. Kiểm tra, đánh giá vừa có vai trị đo lường kết quả, vừa có vai trị cung cấp thơng tin, giúp cải tiến việc phát triển chương trình đào tạo, cải tiến phương pháp dạy học.

3.3.7.1. Mục tiêu của biện pháp

- Điều chỉnh hoạt động của giảng viên, các phòng khoa chức năng phù

hợp với nhiệm vụ của Học viện trong giai đoạn mới.

- Xác định được các mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân để kịp thời điều

chỉnh các quyết định quản lý.

- Xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của hoạt động đào tạo với các nguồn lực hiện có.

- Phát hiện những nhân tố mới giúp cho việc điều chỉnh các quyết định,

đồng thời phát hiện những khả năng tiềm tàng, sáng tạo của cấp dưới để kịp thời bồi dưỡng hoặc điều chỉnh về mặt nhân sự.

3.3.7.2. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động năm học, học kỳ, tháng, xây dựng tiêu chí đánh giá các nội dung của hoạt động đào tạo, ngân hàng đề thi.

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình, quy chế đào tạo, nề nếp

chun mơn, hồ sơ giảng dạy, kết quả học tập của học sinh, sinh viên, việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo.

- Điều chỉnh kế hoạch đào tạo kịp thời dựa trên các kết quả kiểm tra. - Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng đào tạo.

3.3.7.3. Phương pháp thực hiện biện pháp

Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động năm học, học kỳ tháng, xây dựng tiêu chí đánh giá các nội dung của hoạt động đào tạo, ngân hàng đề thi.

Kế hoạch kiểm tra và các tiêu chí đánh giá được giao cho phịng Thanh tra và khảo thí, KĐCLĐT giúp Đảng ủy ban Giám đốc xây dựng trên cơ sở các quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, quy định của Học viện.

Việc xây dựng ngân hàng đề thi đối với chuyên ngành an tồn thơng tin được giao trách nhiệm chính cho các tổ chun mơn thực hiện. Phịng Thanh tra và khảo thí, KĐCLĐT và các khoa chuyên môn tổ chức nghiệm thu, thông qua áp dụng chỉnh sửa hàng năm.

+ Tổ chức kiểm tra

Học viện thông báo công khai kế hoạch kiểm tra đến các đơn vị phịng, khoa, tổ bộ mơn để các đơn vị cá nhân nắm được nội dung, thời gian để kiểm tra để chủ động trong việc thực hiện kế hoạch. Phịng thanh tra và khảo thí, KĐCLĐT trên cơ sở chức năng, nhiêm vụ được giao chủ trì cùng các khoa, tổ bộ môn tiến hành triển khai việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, thực hiện báo cáo hàng tháng, học kỳ, năm học trước Đảng ủy ban Giám đốc Học viện. Các khoa, tổ bộ mơn phải có kế hoạch tự kiểm tra, đánh giá tại đơn vị mình.

Việc kiểm tra đánh giá có thể tiến hành thơng báo trước hoặc kiểm tra đột xuất thông qua các hoạt động: Tổ chức hội giảng, dự giờ, đúc rút kinh nghiệm trong các đợt thi đua của Học viện: kiểm tra việc ghi chép các loại sổ sách quản lý đào tạo của cá nhân và các bộ phận chức năng; tổ chức lấy ý kiến nhận xét của đồng nghiệp, ý kiến của học sinh, sinh viên.

Ngay sau khi có kết quả kiểm tra, Học viện phải tổ chức rút kinh nghiệm, có nhận xét, đánh giá, kết luận, phân loại đối với từng trường hợp cụ thể để kịp thời khen thưởng, động viên, khuyến khích những tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời xác định rõ các yếu kém, tồn tại

để rút kinh nghiệm, kiểm điểm hoặc xử lý kỷ luật đối với những tập thể, cá nhân sai phạm.

Xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của hoạt động đào tạo với các nguồn lực hiện có.

Phát hiện những nhân tố mới giúp cho việc điều chỉnh các quyết định, đồng thời phát hiện những khả năng tiềm tàng, sáng tạo của cấp dưới để kịp thời bồi dưỡng hoặc điều chỉnh nhân sự.

+ Điều chỉnh kế hoạch kịp thời dựa trên các kết quả kiểm tra

Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện những điều bất hợp lý hoặc nhận được thơng tin phản hồi từ phía giảng viên, các đơn vị phịng khoa về kế hoạch đào tạo, chương trình mơn học, cơ sở vật chất… cần tiến hành xác định nguyên nhân, xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của hoạt động đào tạo với các nguồn lực hiện có để kịp thời điều chỉnh các quyết định hoặc điều chỉnh nhân sự.

+ Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng đào tạo

Trong những năm trước đây, trách nhiệm kiểm tra hoạt động đào tạo được giao cho phịng đào tạo chủ trì thực hiện.

Do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan nên hoạt động kiểm tra vẫn còn tồn tại hiện tượng né tránh, nể nang lẫn nhau giữa Phịng đào tạo và các khoa chun mơn.

Để khắc phục hiện tượng này Học viện đã thành lập Phịng Thanh tra và khảo thí, KĐCLĐT gồm từ một số cán bộ, giảng viên có phẩm chất năng chuyên mơn. Bước đầu phịng đã thực hiện có hiệu quả. Việc phát hiện những nhân tố mới, những khả năng tiềm tàng, sáng tạo của cán bộ, giảng viên để đề xuất, kiến nghị với Đảng ủy ban Giám đốc về việc điều chỉnh các quyết định quản lý hoặc bồi dưỡng điều chỉnh nhân sự. Tuy nhiên do mới được thành lập nên phịng cịn nhiều việc phải hồn thiện, về nhân sự, về quy định chức năng

nhiệm vụ, kinh phí hoạt động… Trong thời gian tới cần hoàn thiện quy chế làm việc.

Để đánh giá đúng thực trạng của Học viện nói chung và thực trạng hoạt động đào tạo nói riêng, Học viện cần xem xét, nghiên cứu trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Quyết định số 66/2007/QĐ- BGDĐT ngày 1/11/2007 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện báo cáo tự đánh giá tình trạng, chất lượng hiệu quả đào tạo, trên cơ sở điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng những tiêu chí của các tiêu chuẩn. Với một khối lượng cơng việc rất lớn, địi hỏi phải có kiến thức về kiểm định chất lượng giáo dục, do đặc thù của ngành cơ mật đặc biệt nên Học viện cần mời một số chuyên gia có cơng việc quan hệ mật thiết với ngành để xác định và đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của Học viện. Đây là cơ hội để Học viện nhận được các ý kiến khách quan, xem xét điều chỉnh các quyết định quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo chuyên ngành an toàn thông tin tại học viện kỹ thuật mật mã (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)