Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
3.3. Một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo
3.3.5. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo là điều kiện tiên quyết thực hiện quá trình giáo dục - dạy học trong Học viện. Là một Học viện thuộc khối an ninh quốc phịng mang nặng tính đặc thù, cho nên điều tất yếu phải làm là đổi mới biện pháp quản lý cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục phù hợp với mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục mới.
3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp
- Xây dựng cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục đáp ứng yêu cầu dạy học -
giáo dục cho Học viện.
- Tổ chức cơ sở vật chất thiết bị giáo dục một cách tối ưu vào quá trình
dạy học giáo dục.
- Tổ chức tốt việc bảo quản hệ thống cơ sở vật chất thiết bị giáo dục.
3.3.5.2. Nội dung của biện pháp
- Xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất – Thiết bị giáo dục đáp ứng yêu cầu đào tạo.
- Rà soát, hiệu chỉnh lại các quy định về sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Xây dựng, tu bổ, bảo quản phòng lớp học.
- Bổ sung đầu sách cho Thư viện và triển khai nâng cấp thư viện điện tử. - Mua sắm sử dụng bảo quản máy móc thiết bị vật tư.
- Thực hiện chế độ kiểm kê hàng năm.
3.3.5.3. Phương pháp thực hiện biện pháp
Để xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục đáp ứng yêu cầu đào tạo cần phải điều tra khảo sát thực trạng cơ sở vật chất của Học viện. Trên cơ sở phân tích, dự báo về các biến động về cơ cấu, quy mô đào tạo để xây dựng phát triển cơ sở vật chất - thiết bị dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
Đây là một vấn đề cần có biện pháp tiến hành từng bước tranh thủ được sự ủng hộ của cơ quan chủ quản (Ban Cơ yếu Chính phủ) và phát huy hết nội lực tự thân của Học viện. Căn cứ định hướng phát triển của Học viện cần xúc tiến dự án xây dựng cơ sở 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó tận dụng tối đa hệ số sử dụng đất trong khn viên hiện có của Học viện xúc tiến xây dựng ký túc xá 17 tầng, nâng cấp giảng đường. Cần tiến hành quy hoạch lại hệ thống phòng học lý thuyết để đảm bảo đủ các phòng học lớn từ 100 đến 120 chỗ, các phòng học nhỏ 30 đến 45 chỗ đáp ứng đủ nhu cầu phòng học cho đào tạo chuyên ngành ATTT đồng thời bổ sung các trang thiết bị trợ giảng như hệ thống âm thanh, hệ thống máy tính, máy chiếu, màn hình. Quy hoạch lại hệ thống phịng thí nghiệm, thực hành phù hợp với sự thay đổi cơ cấu theo hướng bổ sung trang thiết bị phục vụ thí nghiệm cho các phịng, xưởng thực hành chun ngành hiện có, xây dựng mới phịng thí nghiệm phục công tác đào tạo chuyên ngành ATTT.
Rà soát, hiệu chỉnh lại các quy định về sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Đây là một nội dung đã được Học viện thực hiện, điều chỉnh qua rất nhiều năm và đã nhận được ý kiến đánh giá có giá trị trung bình cao nhất. Tuy nhiên, trong điều kiện bố trí lại các phịng lớp học có số lượng học sinh, sinh viên lớn cần bổ sung các trang thiết bị trợ giảng thì cần phải bổ sung cho
Phịng tổng hợp hành chính nhân viên quản lý bảo dưỡng thiết bị chuyên trách, đồng thời dự trù cơ số thiết bị dự phịng thích hợp để bảo đảm phục vụ công tác giảng dạy thường xuyên.
- Xây dựng, tu bổ, bảo quản phòng lớp học.
Hàng năm Học viên đều dành một khoản kinh phí chi cho sửa chữa thường xuyên nên trong thời gian nghỉ hè các phòng, lớp học đều đã được bộ phận doanh trại thuộc phòng Hậu cần kiểm tra sửa chữa toàn diện từ hệ thống chiếu sáng, quạt mát, bàn ghế đến các trang 5 thiết bị khác.
Đây là việc đã thực hiện rất tốt, cần tiếp tục phát huy. Tuy nhiên cần căn cứ vào quy hoạch phòng lớp học lý thuyết, giảng đường để thực hiện kế hoạch cải tạo.
Tăng cường bổ sung đầu sách cho thư viện và triển khai nâng cấp thư viện điện tử.
Việc mua sắm bổ sung sách, giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập được giao cho thư viện thực hiện trên cơ sở đề nghị của các phịng, khoa chun mơn. Biên chế Thư viện ở hai cơ sở nên còn phân tán.
Để thư viện hoạt động có hiệu quả hơn Học viện cần:
- Bổ sung nhân sự cho Thư viện thêm hai người thạo việc về tin học để
phát triển hoạt động tra cứu lưu trữ phổ biến các sách tài liệu dưới dạng số hóa, quản trị website.
- Nâng cấp thư viện điện tử, mua phần mềm thư viện mới, trang bị thêm máy tính phục vụ nhu cầu tra cứu của sinh viên từ 35 máy lên 100 máy.
- Tăng mức đầu tư kinh phí cho việc mua sách giáo trình chuyên ngành
đáp ứng đủ nhu cầu để học sinh, sinh viên tham khảo.
- Tổ chức tốt việc sao lưu, phổ biến sách, giáo trình, tài liệu giảng dạy,
luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, phần mềm dạy học, bản vẽ, đèn chiếu, đồ án tốt nghiệp của sinh viên…
Về việc thực hiện mua sắm máy móc, thiết bị vật tư cần giao cho khoa chun mơn chịu trách nhiệm chính. Phịng kế hoạch tài vụ, phòng Hậu cần, cử cán bộ chuyên trách giúp các khoa thực hiện các thủ tục hành chính, tài chính. Học viện cần bổ sung quy định cụ thể về thời gian hoàn thành kế hoạch mua sắm tài sản cố định trong quý 1, thực hiện các thủ tục đấu thầu, thẩm định giá tài sản cố định trong quý 2, thực hiện hợp đồng mua sắm nghiệm thu tài sản trong quý 3 và các thủ tục thanh quyết toán trong quý 4. Trong quá trình thực hiện cần bám sát tiến độ phân công trách nhiệm cụ thể cho các khoa chun mơn, phịng kế hoạch tài vụ, phòng thiết bị quản trị của Học viện. Việc mua sắm vật tư cần được thực hiện theo đề nghị của khoa chuyên môn trên cơ sở tổng hợp từ lịch giảng dạy và cơ số lớp học, số lượng sinh viên tập trung làm hai đợt vào mỗi học kỳ của năm học để tránh hiện tượng vật tư tồn kho không sử dụng tiếp được do điều chỉnh chương trình mơn học.
Việc sử dụng, bảo quản tài sản tiếp tục giao trách nhiệm cho khoa chun mơn, phịng đào tạo, phòng thiết bị quản trị kiểm tra theo dõi. Tuy nhiên cần bố trí một cơ số máy móc dự phịng để tiến hành sửa chữa thay thế ngay trong q trình giảng dạy chứ khơng bố trí duy tu bảo dưỡng vào dịp hè. Để tránh hiện tượng một số giảng viên quản lý phòng thực hành chỉ đưa một số ít thiết bị cho sinh viên thực tập để tránh mất thời gian cho công tác duy tu bảo quản, sửa chữa thiết bị hoặc không cấp đủ số lượng vật tư cho sinh viên. Cần thông báo cho lớp học, học sinh, sinh viên biết về định mức vật tư đồng thời khoa chun mơn, phịng kế hoạch tài vụ, phịng thiết bị quản trị, phòng đào tạo cần bổ sung kiểm tra vật tư sau thực tập.
Thực hiện chế độ kiểm kê hàng năm
Công tác kiểm kê tài sản được thực hiện vào cuối năm học. Trong việc kiểm kê tài sản cần bố trí thời khóa biểu trong giai đoạn kiểm kê sao cho có thể tiến hành kiểm kê, đánh giá, giải quyết dứt điểm việc thực hiện các kết luận của hội đồng kiểm kê đối với từng khoa chuyên môn.