1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý công tác GVCN trong
1.5.1. Các yếu tố khách quan
1.5.1.1. Yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay đối với quản lý nhà trường và công tác Giáo viên chủ nhiệm.
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế,do đó nguồn lực con người Việt Nam trở lên có ý nghĩa quyết định sự thành cơng của cơng cuộc phát triển đất nước. Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có trí thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề,và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi
trường tồn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh.
Điều này địi hỏi phải có những căn bản về giáo dục từ nội dung, phương pháp dạy học đến cơng tác giáo viên chủ nhiệm có hiệu quả, giúp người học có thể chủ động, tích cực phát triển kiến thức, kỹ năng và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
Theo Đặng Quốc Bảo [1]: Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là “ nhà quản lý khơng có dấu đỏ”, là linh hồn của lớp học. Có thể coi giáo viên chủ nhiệm vừa là “người lĩnh xướng” của dàn nhạc vừa là nhạc công (GV)
hồn thành bản giao hưởng hình thành nhân cách tồn vẹn cho thế hệ trẻ.
Trước yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay, với sự nhận thức về quản lý giáo dục, có thể coi GVCN như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; Người điều khiển lớp học; Người làm công tác phát triển lớp học; Người làm công tác tổ chức lớp học; Người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; Người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh;
1.5.1.2 Các điều kiện kinh tế - xã hội địa phương và môi trường giáo dục của địa bàn dân cư
Các điều kiện kinh tế- xã hội và môi trường giáo dục của địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của giáo dục- đào tạo của nhà trường đóng chân trên địa bàn nói chung và hoạt động quản lý công tác GVCN trong trường nói riêng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu điều kiện kinh tế- xã hội, môi trường giáo dục và khảo sát thực trạng công tác GVCN của địa bàn phải được đặc biệt coi trọng ( xem chương 2).
1.5.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh Trung học phổ thông.
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi từ 15-18. Lúc này cơ thể các em đang tiếp tục có những thay đổi nhanh chóng về chiều cao, cân nặng. Các em bắt đầu có biểu hiện thích thể hiện mình, chứng tỏ mình. Thích được người lớn thừa nhận mình đã trưởng thành, song thực tế các em vẫn ở giai đoạn đang phát triển về thể chất, cơ thể còn kém so với người lớn. Đây là thời kỳ trẻ gia nhập tích cực vào cuộc sống xã hội, qua đó hình thành phẩm chất của người cơng dân và cũng là thời kỳ then chốt của sự phát triển nhân cách, các em phải ứng xử với những thay đổi to lớn trong môi trường học tập khi chuyển từ THPT lên Đại học và nhiều những nhu cầu mới của xã hội, dẫn đến những biến động về tâm lý.
Các em có ý thức tự khẳng định mình cao, muốn sống tự lập, mong làm việc có ý nghĩa. Khả năng phân tích, tổng hợp, phán đốn, và suy luận được nâng cao, đồng thời ln muốn tỏ rõ vai trị của người lớn và tích cực tham gia các hoạt động xã hội đặc biêt là các hoạt động “Văn”, “Thể”, “Mỹ” …
Có thể khẳng định rằng, đặc điểm tâm sinh lý, trình độ phát triển và chất lượng của học sinh các trường THPT có ảnh hưởng rõ rệt đến công tác GVCN. Bởi vậy, trong quản lý hoạt động GVCN cũng không thể không xem xét đến yếu tố này.
1.5.1.4. Quyền hạn, trách nhiệm của hiệu trưởng, các quy định và cơ chế quản lý hiện hành đối với công tác quản lý nhà trường.
Đương nhiên, quản lý công tác GVCN, như đã phân tích ở trên ( mục 1.4.) nằm trong nội dung quản lý nhà trường và thuộc phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường. Quản lý công tác GVCN ở các trường THPT cũng đã có những quy định và “ cơ chế” nhất định. Nhưng trước những thay đổi của thực tế giáo dục phổ thơng hiện nay, người hiệu trưởng cần có các nghiên cứu phát hiện và đề xuất những đổi mới về cơ chế, chính sách quản lý, hoặc cần có những vận dụng sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành công tác GVCN.