Trong những năm gần đây, một định hướng đổi mới phương pháp dạy học là dạy cách học. Nội dung quan trọng của dạy cách học là dạy học sinh các kỹ năng gia cơng, xử lí các thơng tin để giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Một trong những kĩ năng quan trọng đó là HTH nội dung sách giáo khoa. Dạy HS kỹ năng đó thực chất là dạy các hành động thao tác theo một qui trình.
Qui trình đó được thể hiện ở sơ đồ khái quát sau: 1. Xác định mục tiêu hệ thống hóa kiến thức
2. Phân tích nội dung một mục, bài, chương, phần, chủ đề để xác định các đơn vị kiến thức, thơng tin và tìm, lựa chọn tài liệu phù hợp với việc giải quyết nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu HTHKT.
3. Lập mối quan hệ giữa các nội dung thông tin phù hợp với mục tiêu HTHKT.
4. Lựa chọn hình thức diễn đạt nội dung hệ thống hóa và trình bày theo hình thức được chọn.
5. Rút ra những kết luận khái quát từ nội dung được HTH theo hình thức diễn đạt tương ứng.
Hình 2.1. Qui trình thực hiện kỹ năng hệ thống hóa
Qui trình xử lí thơng tin HTH thực chất là qui trình thực hiện các hành động cấu thành kỹ năng HTH theo kiểu algorit . Tn thủ qui trình đó là thực hiện liên tục các khâu, sản phẩm của hành động trước là điều kiện cho hành động tiếp theo. Rèn luyện cho HS kỹ năng HTHKT thực chất là rèn luyện một tổ hợp các kỹ
năng học tập cụ thể, mỗi kỹ năng đó được biểu thị bằng một hệ thống các động từ đặc trưng.
Ví dụ: Phân tích các bước của qui trình HTH mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ: Gen (ADN ) → mARN → Pơlipeptit → Prơtêin → Tính trạng.
Hình 2.2. Cơ chế di truyền từ nhân ra tế bào chất Bƣớc 1: Kỹ năng xác định mục tiêu hệ thống hóa kiến thức
Học sinh xác định mục tiêu học tập cần thực hiện các hành động sau:
+ Xác định mục tiêu học tập: Phân tích nhiệm vụ học tập do GV đặt ra, nhiệm vụ này biểu thị bằng câu hỏi, bài tập… Phân tích xác định kết quả cần đạt khi thực hiện nhiệm vụ đó là gì.
+ Các bước xác định mục tiêu học tập: HS phải xác định điều kiện, phương pháp giải quyết nhiệm vụ.
+ Tìm và lựa chọn các động từ hành động để diễn đạt mục tiêu học tập đã xác định.
Ví dụ: Để xác định mục tiêu kiến thức trong hình 2.2 GV ra bài tập sau: + Nêu cấu trúc hóa học của ADN, đặc biệt là tính đa dạng và đặc thù . + Mô tả cấu trúc khơng gian của ADN.
+ Giải thích cơ chế tự nhân đơi của ADN diễn ra theo nguyên tắc: khn mẫu, bổ sung, bán bảo tồn. Bản chất hóa học của gen là ADN, chức năng của nó.
+ Mô tả cấu tạo và chức năng của các loại ARN. + Trình bày cơ chế phiên mã.
+ Trình bày mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua sự hình thành chuỗi pơlipeptit.
Mục tiêu đạt được: Phân tích mối quan hệ giữa gen và tính trạng thơng qua sơ đồ: Gen (ADN ) → mARN → Pơlipeptit → Prơtêin → Tính trạng (đây chính là cơ chế di truyền từ nhân ra tế bào chất). Nếu HS giải thích được cơ chế này thì đã HTH được kiến thức về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử.
Bƣớc 2: Phân tích nội dung một mục, bài, chƣơng, chủ đề để xác định các đơn vị kiến thức, thơng tin và tìm, lựa chọn tài liệu phù hợp với việc giải quyết nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu hệ thống hóa kiến thức
+ Sau khi xác định mục tiêu HTHKT thì dựa vào đó HS thu tập tài liệu, nguồn thơng tin cần HTH.
+ Từ nguồn thông tin thu thập được xác định mối quan hệ giữa các thơng tin đó với hiểu biết đã có.
+ Lựa chọn các thơng tin, ghi chép, lưu giữ bằng các hình thức. Ở đây HS có thể lược bớt thơng tin, thay thế, giữ lại thơng tin chính nhất.
Ví dụ: Để đạt mục tiêu “Trình bày cơ chế phiên mã” ở bước 1 thì nguồn thơng tin cần thiết là: hình 2.2 và thơng tin là mục 2 phần I trang 11 SGK Sinh học 12. Dựa vào những thông tin này HS có thể lược bớt thơng tin, thay thế, giữ lại thơng tin chính nhất sau:
- Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hòa → gen tháo xoắn, lộ mạch mã gốc có chiều 3’ - 5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
- Enzim ARN pơlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ - 5’ để tổng hợp nên ARN theo nguyên tắc bổ sung theo chiều 5’ - 3’.
- Khi enzim di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã → ARN vừa được tổng hợp xong được giải phóng.
Bƣớc 3: Lập mối quan hệ giữa các nội dung thông tin phù hợp với mục tiêu hệ thống hóa kiến thức
Đây là bước cơ bản của kỹ năng HTHKT vì phải xử lí thơng tin ở các bước trên. Như vậy, HS phải thực hiện các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thiết lập mối quan hệ cấu trúc – chức năng, ...
Ví dụ: Để đạt được mục tiêu HTH mối quan hệ giữa gen và tính trạng thơng qua sơ đồ: Gen (ADN ) → mARN → Pơlipeptit → Prơtêin → Tính trạng thì cần xác lập mối quan hệ giữa các thông tin:
- Cấu tạo ADN, ARN, prơtêin, so sánh tìm điểm giống và khác nhau.
- Mối quan hệ giữa q trình tự nhân đơi ADN vơi quá trình phiên mã và dịch mã; mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
Bƣớc 4: Lựa chọn hình thức diễn đạt nội dung hệ thống hóa và trình bày theo hình thức đƣợc chọn
Kỹ năng diễn đạt nội dung là một hình thức ngơn ngữ để biểu đạt sản phẩm nhận thức. Kỹ năng diễn đạt nội dung có vai trị rèn luyện HS diễn đạt ý tưởng, hiểu biết của mình, nâng cao hiệu quả đọc sách của HS. Vai trò quan trọng là cịn kiểm tra chất lượng thơng hiểu tài liệu giáo khoa của HS.
Để diễn đạt nội dung HTH thì HS có thể dùng hình vẽ, sơ đồ tư duy, sơ đồ graph, bảng biểu, hay một đoạn văn...
Ví dụ: Khi HTH mối quan hệ giữa gen và tính trạng thơng qua sơ đồ: Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng có thể dùng hình 2.2 cũng có thể HTH mối quan hệ giữa gen và tính trạng bằng một đoạn văn viết ngắn gọn như sau: Trình tự các nuclêơtit trên gen (một đoạn ADN) quy định trình tự các nuclêơtit trên ARN, qua đó ADN quy định trình tự các axit amin trong phân tử prơtêin biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
Bƣớc 5: Rút ra những kết luận khái quát từ nội dung đƣợc hệ thống hóa theo hình thức diễn đạt tƣơng ứng
Đây là bước thu hoạch kiến thức do hoạt động HTH đưa lại. Đến bước này HS được rèn luyện kĩ năng khái qt hóa, trừu tượng hóa.
Ví dụ: Khi HTH mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ: Gen (ADN ) → mARN → Pơlipeptit → Prơtêin → Tính trạng có thể dùng Hình 2.2 rút
ra kết luận khái qt: Gen quy định tính trạng thơng qua cơ chế phiên mã và dịch mã. Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền được thực hiện thông qua ba cơ chế: tự nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã.