2.3. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng khi hệ thống hóa kiến thức
2.3.3. Biện pháp rèn luyện kỹ năng quan sát, đọc và phân tích báng số
biểu đồ, đồ thị, băng hình, tranh ảnh, hình vẽ trong SGK
Bảng biểu, sơ đồ, tranh ảnh có vai trị quan trọng trong dạy học, giúp học sinh có thể thu nhận được các kiến thức trọng tâm của nội dung học tập một cách dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ hơn và đặc biệt giúp HS tiếp thu kiến thức một cách hệ thống, khái qt. Tranh ảnh, băng hình cịn là phương tiện trực quan kích thích tư duy, gây hứng thú học tập ở học sinh. Để khai thác được
thơng tin có trong tranh ảnh, băng hình, biểu đồ, đồ thị, bảng số liệu thì học sinh phải có kỹ năng quan sát, kỹ năng phân tích.
Để rèn luyện tốt kỹ năng này cho HS, trong quá trình dạy học người GV phải thực hiện được những yêu cầu sau:
+ GV phải chuẩn bị bảng biểu, sơ đồ, tranh ảnh rõ ràng, chính xác, khơng q phức tạp và mang tính khái quát cao.
+ Sử dụng bảng biểu, sơ đồ, tranh ảnh, băng hình phải đúng lúc, đúng chỗ để phát huy được tính tích cực của HS.
+ GV phải hướng dẫn HS cách đọc và phân tích bảng, biểu đồ, đồ thị, tranh ảnh một cách cụ thể:
- Cho học sinh đọc tiêu đề của tranh ảnh, bảng biểu,đồ thị, quan sát hoặc đọc toàn bộ một cách tổng quát, xác định các đối tượng được thể hiện trong tranh ảnh, bảng biểu, đồ thị….
- Hướng dẫn HS quan sát hoặc đọc kĩ chi tiết nội dung tranh ảnh, bảng biểu, đồ thị V.V… bằng cách GV đưa ra những câu hỏi gợi ý, tập trung vào những đối tượng đặc trưng, nổi bật nhất.
- Hướng dẫn học sinh tổng kết, tóm tắt nội dung tranh ảnh, bảng biểu, sơ đồ V.V… để chuẩn bị cho việc hệ thống hóa kiến thức.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 4: Điều hòa hoạt động gen, mục II, phần 2: Sự điều hịa hoạt động của opêron Lac, GV có thể tiến hành như sau:
- GV chuẩn bị tranh phóng to về sơ đồ hoạt động của các gen trong opêron Lac như hình H 3.2a, H 3.2b
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình H 3.2a, H 3.2b và mơ tả sự điều hòa hoạt động của oprêron Lac khi mơi trường khơng có lactơzơ và khi mơi trường có lactơzơ.
- GV yêu cầu học sinh quan sát tồn diện bức tranh hình H 3.2a
+ Đối tượng được thể hiện trong bức tranh là gì? (mơ hình cấu trúc opêron Lac và gen điều hịa ).
Gen điều hịa có những hoạt động gì và sản phẩm của các hoạt động đó? (phiên mã, dịch mã, sản phẩm là prơtêin ức chế).
Protêin ức chế có tác động gì tới opêron Lac ?
Sau opêron Lac gắn vào vùng vận hành thì hoạt động của gen cấu trúc như thế nào?
Kết hợp với việc nghiên cứu SGK học sinh mô tả được sự điều hòa hoạt động của gen khi mơi trường khơng có đường lactozơ.
- GV yêu cầu học sinh quan sát tồn diện bức tranh hình H 3.2b
+ Đối tượng được thể hiện trong bức tranh là gì? (mơ hình cấu trúc opêron Lac và gen điều hòa )
+ GV sử dụng một số câu hỏi gợi ý sau:
Gen điều hịa có những hoạt động gì và sản phẩm của các hoạt động đó? (phiên mã, dịch mã, sản phẩm là prôtêin ức chế).
Protêin ức chế có tác động gì tới opêron Lac ?
Sau opêron Lac gắn vào vùng vận hành thì hoạt động của gen cấu trúc như thế nào?
Kết hợp với việc nghiên cứu SGK học sinh mô tả được sự điều hòa hoạt động của gen khi mơi trường có đường lactơzơ.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 2: Phiên mã và dịch mã, mục II dịch mã, trang 12, 13 SGK, GV có thể tiến hành như sau:
- GV cho học sinh xem đoạn video về quá trình dịch mã.
Yêu cầu học sinh quan sát quá trình dịch mã và nêu các bước diễn ra quá trình dịch mã?
- GV: Trước khi cho HS quan sát băng video, GV phải định hướng cho học sinh quan sát bằng các câu hỏi gợi ý sau:
+ Có những yếu tố nào tham gia quá trình dịch mã? + Khi Met – tARN vào ribơxơm thì có hiện tượng gì?
+ Khi trong ribơxơm có đủ 2 tARN thì có hiện tượng gì xảy ra? + Ribơxơm chuyển dịch trên mARN như thế nào?
+ Khi nào thì việc tổng hợp chuỗi pơlipeptit hoàn tất?
Sau khi quan sát đoạn video, kết hợp với nội dung kiến thức SGK HS chỉ ra các giai đoạn của quá trình dịch mã.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen, mục 2: các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen, GV có thể tiến hành như sau:
- GV chuẩn bị tranh phóng to về các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen.
+ Yêu cầu học sinh quan sát tranh và mô tả các bước cần tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen bằng plasmit.
- GV yêu cầu học sinh quan sát bức tranh toàn diện.
+ GV đưa ra câu hỏi gợi ý, học sinh quan sát tìm ra kiến thức của bài: * Đối tượng được thể hiện trong bức tranh của bài là gì? (ADN vi khuẩn, gen cấy từ tế bào cho, tế bào nhận)
* Để tạo AND tái tổ hợp người ta tiến hành như thế nào?
* Sau khi AND tái tổ hợp được tạo thành thì được đưa đến đâu?
+ Kết hợp với nội dung kiến thức ở SGK học sinh nêu ra các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen bằng plasmit.
Ví dụ 4: Khi dạy bài 9: Quy luật phân li độc lập, mục II, phần công thức tổng quát cho các phép lai nhiều tính trạng, GV có thể tiến hành như sau:
- GV yêu cầu học sinh đọc và quan sát phần lệnh và bảng 9, trang 40. + u cầu học sinh hồn thành cơng thức tổng quát ở bảng 9.
- GV yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học ở quy luật phân li và quy luật phân li độc lập đẻ hình thành cơng thức tổng qt ở bảng 9, SGK trang 40.
+ GV hướng dẫn HS đọc bảng 9, SGK trang 40 như sau:
Các cột hàng ngang chỉ số cặp gen dị hợp tử, cột hàng dọc chỉ các thơng số cần tính như số loại giao tử của F1, số loại kiểu gen của F2, số loại kiểu hình của F2, tỉ lệ kiểu hình ở F2, tỉ lệ kiểu gen ở F2.
* GV yêu cầu học sinh giải thích các số liệu ở cột dọc ứng với cột ngang có 1 cặp gen di hợp tử.
* Để giải thích được câu hỏi này GV yêu cầu HS viết sơ đồ lai của quy luật phân lính (lai một cặp tính trạng).
* Sau khi HS viết sơ đồ lai, GV yêu cầu HS nêu số loại giao tử của F1, số loại KG của F2, số loại KH của F2, tỉ lệ KH ở F2, tỉ lệ KG ở F2.
* Tương tự HS giải thích các số liệu ở cột dọc khi cột hàng ngang có 2 cặp gen dị hợp tử, 3 cặp gen dị hợp tử.
* Nếu có n cặp gen dị hợp tử thì số loại giao tử của F1, số loại KG của F2, số loại KH của F2, tỉ lệ KH ở F2, tỉ lệ KG ở F2 sẽ như thế nào?
+ GV yêu cầu HS điền công thức tổng quát vào bảng 9
Ví dụ 5: Khi dạy bài 23: Ơn tập phần di truyền học, phần biến dị, trang 100, GV có thể tiến hành như sau:
- GV chuẩn bị sơ đồ phân loại biến dị
+ GV yêu cầu học sinh quan sát và giải thích sơ đồ biến dị đã cho. Biến dị
Biến dị di truyền Biến dị không di truyền (thường biến) Biến dị tổ hợp Đột biến
Đột biến gen Đột biến nhiễm sắc thể (trong và ngoài NST)
Đột biến cấu trúc NST Đột biến số lượng NST
Đột biến đa bội Đột biến lệch bội Đa bội chẵn Đa bội lẻ
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ phân loại biến dị
- GV sử dụng hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh HTHKT: * Biến dị là gì? Biến dị gồm những loại nào?
* Biến dị khơng di truyền là gì? Gồm những loại nào?
* Thường biến là gì? Nguyên nhân phát sinh, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của thường biến?
* Biến dị khơng di truyền là gì? Gồm những loại nào ?
* Biến dị tổ hợp là gì? Cơ chế phát sinh, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của biến dị tổ hợp?
* Đột biến là gì? Có mấy loại đột biến?
* Đột biến cấu trúc NST là gì? Nguyên nhân và cơ chế phát sinh, đặc điểm, phân loại, vai trò, ý nghĩa của đột biến?
* Đột biến số lượng NST là gì? Có mấy loại đột biến số lượng NST? * Đột biến lệch bội là gì? Nguyên nhân và cơ chế phát sinh, đặc điểm, phân loại, vai trò, ý nghĩa của đột biến lệch bội?
* Đột biến đa bội là gì? Nguyên nhân và cơ chế phát sinh, đặc điểm, phân loại, vai trò, ý nghĩa của đột biến đa bội?