Qui trình rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học phần di truyền sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 41)

Thực chất đây là dạy HS thực hiện HTH theo đúng qui trình nêu trên.

2.2.1. Qui trình chung

Bƣớc 1: GV giao nhiệm vụ học tập cho HS trong đó cần phải HTH. Bƣớc 2: GV giới thiệu cho HS ý nghĩa của HTH trong học tập và các

bước HTH.

Bƣớc 3: GV làm mẫu phân tích nhiệm vụ học tập và tiến hành HTH để

HS quan sát, theo dõi.

Bƣớc 4: GV giao bài tập, yêu cầu HS HTH, HS thực hiện HTH theo

bài tập GV đưa ra.

Bƣớc 5: Giáo viên tổ chức thảo luận, chỉnh sửa kết quả bài tập của học

sinh và rút ra kết luận chung.

2.2.2. Giải thích qui trình

Bƣớc 1: GV giao nhiệm vụ học tập cho HS

Mục tiêu của chương trình hay mục tiêu mà GV xác định cho HS gọi là mục tiêu dạy học, còn khi HS tự xác định thì gọi là mục tiêu học tập. Sản phẩm cuối cùng cần đạt tới gọi là mục tiêu, còn hành động cụ thể cần thực hiện để đạt một sản phẩm nhất định thì gọi là nhiệm vụ.

Để rèn luyện kỹ năng HTHKT cho HS thì GV phải xác định nhiệm vụ cần phải thực hiện trong quá trình học tập và được cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể để giải quyết những yêu cầu của GV đưa ra. Muốn HS thực hiện tốt nhiệm vụ của GV thì người GV phải biết sử dụng và phối hợp các phương pháp dạy học để tạo nhu cầu, hứng thú giải quyết nhiệm vụ của GV.

Bƣớc 2: GV giới thiệu cho HS ý nghĩa của HTH trong học tập và các

Ở đây GV nêu ý nghĩa của HTH trong học tập, các bước của qui trình HTH (gồm 5 bước). Thực chất đây là giới thiệu cho HS kỹ năng HTH.

- Để giúp HS biết cách nghiên cứu tài liệu, phân tích tìm ra nội dung kiến thức trọng tâm để đưa vào HTH thì người GV phải hướng dẫn HS cách đọc tài liệu, định hướng cho học sinh tìm các kiến thức trọng tâm. Giáo viên định hướng cho HS bằng hệ thống câu hỏi, phân tích SGK, sơ đồ, bảng biểu hay tranh, mơ hình …Từ những định hướng này, HS sẽ xác định được nội dung kiến thức cần đưa vào HTH.

- Xác định mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức cần HTH

Sau khi HS đã xác định được nội dung kiến thức trọng tâm thì đây là bước cơ bản của kỹ năng HTHKT vì HS phải sử dụng kết quả xử lí thơng tin ở các bước trên. Ở giai đoạn này GV phải hướng dẫn HS sử dụng các thao tác tư duy logic như: phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, thiết lập mối quan hệ giữa cấu tạo – chức năng, giữa cái chung – cái riêng, mối quan hệ giữa toàn thể – bộ phận …

- Hoàn thiện nội dung cần HTH

Sau khi HS xác định được mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức, HS phải lựa chọn các hình thức để diễn đạt nội dung HTH. Nội dung HTH có thể được diễn đạt bằng sơ đồ Graph, bảng biểu, bản đồ tư duy, sơ đồ hình theo một trật tự logic xác định.

Bƣớc 3: GV làm mẫu phân tích nhiệm vụ học tập và tiến hành HTH để

HS quan sát, theo dõi.

- Ở đây GV tự đặt một nhiệm vụ học tập cần phải HTHKT, và tự thực hiện HTH theo qui trình nêu trên.

Bƣớc 4: GV giao bài tập, yêu cầu HS HTH, HS thực hiện HTH theo

bài tập GV đưa ra.

- GV ra bài tập cho HS, yêu cầu HS HTH theo mẫu GV đã thực hiện. - HS làm bài tập của GV giao cho theo nhóm hoặc cá nhân.

Bƣớc 5: Giáo viên tổ chức thảo luận, chỉnh sửa kết quả bài tập của học

sinh và rút ra kết luận chung.

- Giáo viên cho HS báo cáo kết quả HTHKT của nhóm mình và u cầu các nhóm thảo luận để đưa ra kết quả chung nhất.

- Sau khi HS thảo luận và đưa ra kết luận chung nhất thì GV nhận xét và chính xác hóa kết quả HTH.

Ví dụ: Khi dạy bài 23 trang 97 SGK Sinh học 12 “Ôn tập phần di truyền học”, để rèn luyện cho HS kĩ năng HTH phần cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, cấp độ tế bào thì có thể tiến hành như sau:

Bƣớc 1: GV giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 1 và 2, SGK trang 97, 98, kết hợp với những kiến thức đã học ở chương I: Cơ chế di truyền và biến dị hãy hệ thống hóa kiến thức cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, cấp độ tế bào.

Bƣớc 2: GV giới thiệu cho HS ý nghĩa của HTH trong học tập và các

bước HTH.

- Nội dung cần HTH trong hoạt động học tập này là kiến thức về cơ chế di truyền và biến dị (mục 1 và 2, SGK Sinh học 12 trang 97, 98).

- Ý nghĩa: Giải thích tại sao con cái bên cạnh những điểm giống bố mẹ tổ tiên, con cái cịn có những điểm khác bố mẹ tổ tiên, biết vận dụng kiến thức này vào thực tiễn.

- GV giới thiệu cho HS 5 bước của qui trình HTHKT

Bƣớc 3: GV làm mẫu phân tích nhiệm vụ học tập và tiến hành HTH để

HS quan sát, theo dõi.

- GV đưa ra bài tập mẫu: HTH cơ chế di truyền cấp phân tử.

- GV phân tích nhiệm vụ học tập: HTH được các kiến thức cơ bản về cơ chế di truyền ở cấp phân tử.

- GV tiến hành HTH để HS quan sát, theo dõi

GV sử dụng hệ thống câu hỏi để hướng dẫn HS xác định nội dung kiến thức cần đưa vào hệ thống và mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức.

+ Cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là gì?

+ Cơ chế của quá trình tự nhân đôi AND? Nguyên tắc nào đảm bảo các ADN con giống hệt nhau và giống hệt mẹ?

+ Bản chất của quá trình phiên mã, dịch mã là gì?

+ Những quá trình nào tham gia vào cơ chế di truyền cấp phân tử? + ADN, ARN, Prơtêin có mối quan hệ với nhau như thế nào?

- Sau khi HS trả lời các câu hỏi thì GV dùng sơ đồ dạng graph để HTHKT phần cơ chế di truyền cấp phân tử.

Bƣớc 4: GV giao bài tập, yêu cầu HS HTH, HS thực hiện HTH theo bài

tập GV đưa ra.

- GV: Dựa vào mục 2, bài 23 SGK trang 98 hãy HTHKT phần cơ chế di truyền cấp tế bào.

- HS làm bài tập của GV giao cho theo nhóm.

Trong q trình HS làm bài tập, GV có thể đưa hệ thống câu hỏi gợi ý giúp HS hoàn thành nhiệm vụ.

+ Cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là gì?

+ Ở lồi SSVT những q trình nào đảm bảo cho bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho lồi được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào? thế hệ cơ thể?

+ Ở lồi SSHT những q trình nào đảm bảo cho bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho lồi được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào? thế hệ cơ thể?

+ Những quá trình nào tham gia vào cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào?

Bƣớc 5: Giáo viên tổ chức thảo luận, chỉnh sửa kết quả bài tập của học

sinh và rút ra kết luận chung.

- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo sơ đồ Graph của mình, thảo luận nhận xét sơ đồ của các nhóm khác.

- HS: Đại diện mỗi nhóm trình bày sơ đồ của nhóm, thảo luận và nhận xét sơ đồ của nhóm khác. Từ đó rút ra kết luận chung nhất.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ chế di truyền ở cấp phân tử và cấp tế bào 2.3. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng khi hệ thống hóa kiến thức

2.3.1. Biện pháp rèn luyện kỹ năng xác định nhiệm vụ hoạt động học tập của học sinh của học sinh

Để rèn luyện kỹ năng HTHKT cho HS, GV phải đặt ra nhiệm vụ cho HS phải thực hiện trong hoạt động học tập của mình. GV có thể đưa ra u cầu dưới dạng câu hỏi hoặc chỉ cho HS biết cần làm thế nào để đạt được nhiệm vụ của hoạt động học tập của mình. Để thực hiện việc xác định nhiệm vụ hoc tập, GV thường tiến hành:

- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, tranh, sơ đồ câm, bảng biểu, sơ đồ logic, mơ hình động, quan sát video.

- HS: Sau khi hoàn thành yêu cầu của GV đưa ra, HS cần phải thực hiện nhiệm vụ dưới dạng mơ hình hóa cấu trúc, biểu đồ, sơ đồ tư duy, sơ đồ nhánh, sơ đồ dạng graph, hoặc HS tự lựa chọn cách thức HTHKT.

NP MT PM Cơ chế di truyền Cấp độ phân tử ADN ARN Prơtêin Tính trạng Lồi SSVT Cá thể con Cấp độ tế bào Loài SSHT Giao tử đực, cái Hợp tử (2n) Cá thể con DM GP NP TT

Ví dụ 1: Khi dạy bài 2: Cơ chế phiên mã, mục I, GV tiến hành như sau: - GV cho HS quan sát đoạn video về cơ chế phiên.

- GV yêu cầu HS quan sát diễn biến quá trình phiên mã và nêu ra các bước diễn ra q trình phiên mã.

Ví dụ 2: Khi dạy bài 4: Đột biến gen, mục 2: Các dạng đột biến gen, GV có thể tiến hành như sau:

GV yêu cầu HS: + Nghiên cứu thông tin SGK, mục 2 trang 19. + Em hãy mô tả các dạng đột biến bằng sơ đồ hình .

Ví dụ 3: Khi dạy bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, mục II: đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, trang 24, GV tiến hành như sau:

- GV chuẩn bị bảng phân biệt các dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn như bảng 2.1

Bảng 2.1. Phân biệt các dạng đột biến cấu trúc NST Các dạng ĐB

cấu trúc NST Đặc điểm Hậu quả Ý nghĩa

Mất đoạn Lặp đoạn Đảo đoạn Chuyển đoạn

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, muc II trang 24, 25.

- Phân biệt các dạng ĐB cấu trúc NST bằng cách hồn thành bảng 2.1 Ví dụ 4: Khi dạy bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào, mục II, phần 2, trang 80, 81. GV có thể tiến hành như sau:

- GV chuẩn bị sơ đồ hình: Quy trình nhân bản cừu Đơly, u cầu HS: * Quan sát sơ đồ hình và nghiên cứu SGK, mục II, phần 2, trang 80, 81. * Mơ tả quy trình nhân bản cừu Đơly.

* Nêu quy trình nhân bản vơ tính động vật.

Hình 2.3. Sơ đồ hình quy trình nhân bản cừu Đơly

2.3.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng tách nội dung chính, bản chất từ tài liệu đã đọc để làm tư liệu cho hệ thống hóa liệu đã đọc để làm tư liệu cho hệ thống hóa

Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong dạy học vì HS khơng phải bắt buộc nhớ tất cả các thông tin trong SGK, tài liệu tham khảo mà chỉ cần nhớ những kiến thức trọng tâm cơ bản nhất. Do đó, việc tách nội dung chính và bản chất từ tài liệu là rất quan trọng. Để giúp HS thực hiện tốt nhiệm vụ này, GV phải định hướng cho HS đọc chỗ nào, đọc như thế nào và đặc biệt phải giúp HS biết cách tự đặt ra các câu hỏi, tự trả lời những câu hỏi đó.

Để trả lời các câu hỏi đó, GV yêu cầu HS diễn đạt nội dung chính đọc được, đặt tên đề mục cho phần. Sau khi HS hồn thành các câu hỏi đặt ra thì HS đã tách được nội dung chính, bản chất từ tài liệu để làm tư liệu cho HTH.

Để rèn luyện được kỹ năng này, GV phải:

- Rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc với SGK, bao gồm các kĩ năng làm việc với kênh hình và kênh chữ, bảng biểu.

- Rèn luyện cho HS sử dụng các thao tác tư duy như: Kỹ năng phân tích – tổng hợp, Kỹ năng so sánh đối chiếu.

Trong dạy học để rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích – tổng hợp qua mỗi tiết dạy khi cần GV thơng báo cho HS qui trình thực hiện các bước nhất quán và ra bài tập để HS thực hiện.

- Các hình thức diễn đạt phân tích – tổng hợp có thể sử dụng là: Liệt kê bằng lời hoặc bằng chữ viết, dùng sơ đồ, dùng bảng để phân tích, tranh sơ đồ.

+ Kĩ năng so sánh – đối chiếu

Tùy theo mục đích, nội dung của bài học mà kĩ năng so sánh – đối chiếu có thể là tìm ra điểm giống nhau hoặc khác nhau giữa các đối tượng hay là sự so sánh liên tiếp.

Ngôn ngữ so sánh có thể diễn đạt bằng lời, sơ đồ, hình ảnh, bảng biểu… song thực tế cho thấy diễn đạt bằng bảng mang lại hiệu quả tối ưu. Khi dạy GV cần hướng dần HS kỹ năng so sánh – đối chiếu như sau:

+ Xác định dấu hiệu lớp của các đối tượng đem so sánh.

+ Căn cứ các dấu hiệu lớp của các đối tượng xác định tiêu chí so sánh. + Căn cứ tiêu chí để tìm các đặc điểm giống nhau cơ bản nhất của các đối tượng.

+ Trên cơ sở các cặp dấu hiệu để tìm các đặc điểm khác nhau giữa các đối tượng.

+ Nêu ý nghĩa của sự giống nhau, của sự khác nhau, rút ra kết luận từ so sánh.

- Rèn luyện cho HS đặt câu hỏi và tìm câu trả lời.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 4: Đột biến gen, mục 2: Các dạng đột biến gen, GV có thể tiến hành như sau:

GV yêu cầu HS: + Nghiên cứu thông tin SGK, mục 2 trang 19. + Em hãy mơ tả các dạng đột biến bằng sơ đồ hình .

GV định hướng cho HS bằng cách sử dụng hệ thống câu hỏi. - Đột biến điểm là gì?

- Có mấy dạng đột biến điểm? - Đặc điểm của mỗi dạng?

- Sử dụng mối quan hệ AND – ARN – Prôtêin để nêu hậu quả của các dạng đột biến này?

Ví dụ 2: Khi dạy bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập, GV có thể tiến hành như sau:

+ GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, mục I, mục II, trang 38, 39. Em hãy giải thích thí nghiệm và rút ra quy luật phân li độc lập. + GV định hướng cho HS bằng cách sử dụng hệ thống câu hỏi.

- Do đâu mà Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm trên lại phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử ?

- Em hãy nhận xét kết quả thí nghiệm ở đời lai F1, F2?

- Nếu phân tích tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng riêng rẽ thì kết quả như thế nào?

- Qua thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen rút ra nhận xét gì? - Sau khi HS rút ra nhận xét thì HS sẽ nêu được nội dung của quy luật phân li độc lập.

Ví dụ 3: Khi dạy bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân, mục I, phần 2 trang 51, 52, GV có thể tiến hành như sau:

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục I, phần 2, trang 51, 52.

- Kết quả thí nghiệm phép lai thuận nghịch của Moocgan có gì khác với kết quả thí nghiệm phép lai thuận nghịch của Menđen?

- Giải thích kết quả thí nghiệm phép lai thuận nghịch của Moocgan. - Em hãy nêu quy luật di truyền của gen lặn nằm trên NST X.

- HS: Quy luật di truyền của gen lặn nằm trên NST X di truyền theo quy luật di truyền chéo: Giới dị giao tử truyền gen cho giới đồng giao tử, giới đồng giao tử lại truyền gen cho giới dị giao tử.

Ví dụ 4: Khi dạy bài 23: Ôn tập phần di truyền học. Trong phần các quy luật di truyền, SGK giới thiệu 8 quy luật di truyền. Nhiệm vụ của các em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học phần di truyền sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)