1.3 1 Lưu học sinh
1.3.2. Hợp tác về lĩnh vực giáodục giữa Việt Nam Lào và công tác đào
LHS Lào tại Việt Nam
Lịch sử đã chứng kiến sự gắn bó chặt chẽ giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào trong cuộc đấu tranh chung vì độc lập, tự do, sự phồn vinh của mỗi nước. Tình đồn kết Việt - Lào từ lâu thực sự đã trở thành một trong những vốn quí nhất trong quan hệ ngoại giao của hai nước. Từ trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Việt Nam đã đưa các chuyên gia giáo dục sang giúp nước bạn Lào, đồng thời đón các LHS Lào sang Việt Nam để đào tạo. Suốt 15 năm kháng chiến các chuyên gia giáo dục Việt Nam đã giúp Bạn ở các khâu cơ bản của sự nghiệp giáo dục. Trong chiến tranh ác liệt, chỉ qua một thời gian ngắn, các chuyên gia Việt Nam đã giúp sự nghiệp giáo dục cách mạng Lào được xây dựng từ khơng đến có, duy trì và phát triển khá tồn diện, ghi vào lịch sử giáo dục Lào “những thành tựu vô giá” như lời phát biểu của cố Tổng Bí thư Kayxỏn Phoomvi Hản. Giai đoạn giúp Bạn này của ngành giáo dục Việt Nam đã được phía Lào đánh giá tại buổi tổng kết tiễn đưa chuyên gia giáo dục Việt Nam về nước: “Các đồng chí khơng chỉ góp phần vào cuộc đấu tranh cách mạng Lào chúng tơi, các đồng chí cịn đóng góp cơng lao vào việc xây dựng nền giáo dục vùng giải phóng trong hồn cảnh vơ cùng gay go, khó khăn… cơng lao mà các đồng chí đã đóng góp là rất cao q và khẳng định tình đồn kết đặc biệt giữa hai dân tộc Lào - Việt càng thêm chặt chẽ” [12].
Sự nghiệp đào tạo LHS Lào tại Việt Nam khởi đầu từ năm 1958. Giai đoạn từ năm 1958 đến 1964 theo yêu cầu của cách mạng Lào lúc đó các LHS Lào chủ yếu theo học hệ bổ túc văn hóa tại trường Bổ túc văn hóa miền núi Trung ương (trường T78 Thái Nguyên). Trong giai đoạn này Việt Nam đã đào tạo 3.140 LHS Lào. Số LHS này một số về công tác ở các ngành trong vùng giải phóng cuả Lào, một số gửi đi học ở các trường trung cấp sư phạm để về làm GV cấp II. Thời kỳ này vấn đề lập kế hoạch gửi LHS Lào sang Việt Nam chưa được đặt ra nhưng Việt Nam đã đáp ứng mọi yêu cầu của Lào về số
lượng. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã được xây dựng hồn tồn căn cứ vào trình độ nhập học của mỗi nhóm LHS.
Giai đoạn 1965 - 1975, trong lúc phải đương đầu với cuộc chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mỹ, Việt Nam vẫn quan tâm đến giúp cách mạng Lào, mở thêm 4 trường phổ thông miền núi để đào tạo 4.000 học sinh phổ thơng cấp I, II chuyển từ Lào sang. Đó là các trường T1 (Vĩnh Phú), T2 (Hà Bắc), T3 và T4 (Thanh Hóa). Thời kỳ này số LHS Lào sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học ở Việt Nam đã được phía Lào gửi đi học ở Liên Xô (cũ), Trung Quốc và các nước Đông Âu, một số vào học ở các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam như Đại học Sư phạm I, Đại học Bách khoa Hà Nội, Cao đẳng nhạc họa Trung ương…
Giai đoạn 1975 - 1992, sau khi đất nước Lào được thành lập (02/12/1975), yêu cầu đào tạo cán bộ cho các ngành đặt ra hết sức cấp bách. Lào chủ trương rút bớt học sinh cấp I, II về nước. Vì vậy Bộ Giáo dục đã giải thể các trường T2, T3, T4, trường T1 tiếp tục đào tạo học sinh cấp III. Việt Nam đã mở thêm hai trường (trường Hữu Nghị 80 và trường Bổ túc văn hóa Hữu Nghị) để tiếp nhận một số thanh niên Lào sang học cấp III. Từ năm 1986 đến nay, hai trường này chuyển sang dạy tiếng Việt và Dự bị đại học cho LHS Lào. Từ năm 1986 Việt Nam và Lào thống nhất không gửi LHS Lào sang Việt Nam học bậc phổ thông, hạn chế và tiến tới không gửi đào tạo bậc trung học chuyên nghiệp; tập trung đào tạo đại học và sau đại học cho LHS Lào. Giai đoạn này Việt Nam đã đào tạo được 12.500 LHS Lào.
Từ năm 1992, hai Nhà nước Việt Nam và Lào đã ký Hiệp định về đào tạo cán bộ Lào tại Việt Nam. Hiệp định này đã được sửa đổi bổ sung hàng năm cho phù hợp với tình hình mới. Văn bản Hiệp định là cơ sở quan trọng để quyết định chỉ tiêu đào tạo LHS tại Việt Nam cũng như các hoạt động hợp tác khác trong lĩnh vực GD&ĐT. Hiệp định ký gần đây nhất là “Hiệp định về Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Giáo dục và Khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ
nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2011 - 2015” ký tại Hà Nội ngày 09 tháng 4 năm 2011. Trong Hiệp định đã nêu: “Bộ Giáo dục và Đào tạo hai nước tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo khâu thi tuyển đầu vào, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, quản lý sinh viên Lào thực hiện nghiêm qui chế học tập”.
Nghị định thư về hợp tác đào tạo cán bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký tại Viêng Chăn ngày 09 tháng 02 năm 2012 nêu: “Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào tiếp tục nghiên cứu và có các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, chú ý đảm bảo khâu thi tuyển đầu vào, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, quản lý LHS Lào tại Việt Nam, tăng cường giám sát và hàng năm đánh giá công tác quản lý, sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo” [10].
Trước yêu cầu phát triển của sự hợp tác giữa hai nước, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực cho Lào là nhiệm vụ chính trị quan trọng có ý nghĩa chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011- 2020” được coi là một giải pháp quan trọng nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của sự hợp tác trong lĩnh vực GD&ĐT, góp phần thực hiện chủ trương của lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước trong việc tiếp tục vun đắp truyền thống quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và thủy chung trong sáng giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào trong giai đoạn mới. Nội dung đề án đã nêu: "Tập trung chủ yếu cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, với số lượng hàng năm tăng bình quân khoảng 10% được ghi trong Hiệp định hợp tác hàng năm giữa hai Chính phủ. Học bổng bao gồm đào tạo đại học, sau đại học, đào tạo lại bằng hình thức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho các cán bộ đã từng học đại học tại Việt Nam và bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo từ cấp cơ sở trở lên. Trong đó tập trung ưu tiên đào tạo sau đại học và bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ chính trị, cán bộ quân đội, cán bộ công an và cán bộ lãnh đạo của Lào, ưu tiên đào tạo đại học cho lực lượng vũ trang và một số ngành nghề Bạn đang cần như: Mỏ địa chất, nông lâm nghiệp, sư phạm, ngoại giao, ngoại thương và một số lĩnh vực kinh tế khác.
Bồi dưỡng nâng cao chât lượng đội ngũ GV, kể cả đội ngũ GV dạy tiếng Việt cho người Lào tại Việt Nam và Lào.
Nâng cao chất lượng học tập và sinh hoạt của các LHS Lào tại các cơ sở giáo dục Việt Nam (cấp kinh phí xây dựng cơ sở vật chất nơi ăn, ở và học tập, mua sắm trang thiết bị giảng dạy, học tập). Trong đó tập trung nâng cao chất lượng đầu vào, trình độ Tiếng Việt và bồi dưỡng kiến thức một số mơn học cần thiết trong chương trình dự bị đại học đối với các LHS Lào sẽ theo học ở các ngành kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật” [7].
Trên cơ sở kết quả các hoạt động hợp tác toàn diện trong mọi lĩnh vực giữa hai nước và tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào, Chính phủ Lào đã nhận định Việt Nam vẫn là địa chỉ đào tạo tin cậy và tiếp tục đề nghị Chính phủ Việt Nam giúp đỡ. Hai Chính phủ đã có chủ trương hợp tác giáo dục bằng nhiều kênh, nhiều hình thức, coi trọng hợp tác đào tạo giữa các địa phương, các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp nhằm xây dựng nền tảng mới cho sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu hợp tác và phát triển kinh tế mỗi nước. Vì vậy số lượng LHS Lào được gửi sang đào tạo tại Việt Nam ngày càng nhiều và đa dạng và phong phú về hình thức cũng như qui mơ đào tạo; bao gồm các đối tượng diện học bổng Hiệp định, diện kết nghĩa giữa các địa phương, diện kết nghĩa giữa các cơ sở đào tạo, theo các dự án hợp tác, các tổ chức quốc tế tài trợ và diện tự túc kinh phí.
Hiện nay, số LHS Lào đang học tập tại Việt nam là 7.800 người. Năm học 2013-2014 theo Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ, Việt Nam tiếp
nhận mới 750 LHS Lào, trong đó Bộ GD&ĐT tiếp nhận 350 LHS. Năm đầu tiên các LHS Lào sẽ được phân về trường Hữu Nghị 80 và trường Hữu Nghị T78 để học tiếng Việt dự bị.
Trong 20 năm qua (1992-2013), Việt Nam đã đào tạo được 12.000 LHS Lào (diện Hiệp định giữa hai Chính phủ, chưa kể đến diện hơp tác giữa các địa phương). Đánh giá của Bộ GD&ĐT về công tác đào tạo LHS Lào trong giai đoạn hiện nay như sau:
+ Những thành cơng:
Nhìn tổng quát, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực cho Lào ngày càng được tăng cường về số lượng, cải thiện về vật chất lượng, các phương thức và loại hình đào tạo đa dạng, phong phú đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp cách mạng Lào.
Sự hợp tác giúp đỡ trong lĩnh vực GD&ĐT đã đem lại tác dụng lâu dài, các LHS Lào sau khi trở về nước hầu hết đã phát huy được năng lực của mình, góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế và hội nhập của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Nhiều LHS đã trở thành cán bộ lãnh đạo giữ các cương vị quan trọng trong các cơ quan, các bộ ngành ở Trung ương và địa phương hoặc trở thành các cán bộ, chuyên viên và nhà kinh doanh có uy tín của Lào hiện nay.
+ Những tồn tại cần khắc phục:
Có tới trên 90% số LHS Lào ở các trường đại học được đánh giá lực học trung bình và yếu. Đặc biệt là đối tượng LHS theo diện kết nghĩa giữa các tỉnh, tự túc kinh phí, và số cán bộ cử đi học khơng qua thi tuyển ở Lào. Một số LHS Lào vẫn còn tâm lý ỷ lại, chưa tận dụng hết thời gian để học tập, nghiên cứu.
Về công tác quản lý, việc sắp xếp ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Việc bố trí ngành học thường theo lựa chọn của người học, tập trung vào các ngành như: Ngoại thương, Ngoại giao, Tài chính, Ngân hàng, Thương mại, Luật,... Một số chuyên ngành rất ít
người học như: Xây dựng, Kiến trúc, Nông nghiệp, Công nghiệp, Năng lượng, Cơng nghệ thơng tin...
Ngồi ra, một số cơ sở đào tạo chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện các Qui chế và Nghị định thư hợp tác đào tạo đã ký kết, cịn có sự nể nang, châm chước trong học tập đối với LHS, làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả học tập của LHS Lào cịn yếu là do: trình độ tiếng Việt yếu, trình độ văn hóa cơ bản thấp hơn nhiều so với SV Việt Nam. Đối với LHS là cán bộ đi học, một số tuổi cao tiếp thu chậm, gia đình gặp khó khăn...
Chất lượng học tập tiếng Việt của LHS Lào bị hạn chế còn do một lý do quan trọng là chương trình giảng dạy tiếng Việt chậm cải tiến, LHS Lào chưa có đủ tài liệu, từ điển Việt - Lào, Lào - Việt để phục vụ cho học tập và nghiên cứu.
Những tổng kết trên đây là cơ sở để các trường đào tạo LHS điều chỉnh chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo LHS trong giai đoạn hiện nay.