.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy trường Hữu Nghị 80

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường hữu nghị 80 trong giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 51)

Chỉ đạo

Tham mưu, phản hồi Quan hệ ngang

2.1.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Trường Hữu Nghị 80 có khu giảng dạy (khu A), hai khu KTX ( khu B, khu C) với tổng diện tích khoảng 30.000m2. Khu giảng dạy có 34 phịng học, 4 phịng thực hành bộ mơn, 3 phịng máy vi tính, 1 phịng LAB học tiếng (30 cabin), 2 phòng thư viện, 1 phòng chờ của GV, 1 phịng họp cơ quan và 1 hội trường có sức chứa 600 người.

Về TBDH: Thiết bị thí nghiệm, thực hành của các môn học đều được trang bị đầy đủ theo danh mục của Bộ GD&ĐT ban hành, tất các phòng học đều trang bị máy chiếu, máy tính kết nối Internet và các thiết bị trợ giảng khác phục vụ cho việc ứng dụng CNTT, đổi mới PPDH.

2.2. Thực trạng hoạt động đào tạo LHS tại trƣờng Hữu Nghị 80

Nhà trường đã tổ chức công tác đào tạo LHS theo các qui định tại Qui

chế cơng tác người nước ngồi học tại Việt Nam ban hành theo quyết định số

33/ 1999/ QĐ-BGD&ĐT ngày 25/8/1999 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

2.2.1. Công tác tuyển chọn và tiếp nhận LHS

Căn cứ vào kế hoach hợp tác được ký kết hàng năm giữa Bộ GD&ĐT Việt Nam với cơ quan cùng cấp của hai nước, LHS Lào do Bộ Giáo dục và Thể thao Lào tuyển chọn, LHS Campuchia do Bộ Giáo dục, Thể thao và Thanh niên Campuchia tuyển chọn. LHS sang học theo chương trình hợp tác song phương giữa các Bộ, Ngành do các Bộ, Ngành từ phía Lào, Campuchia tuyển chọn. Kết quả tuyển chọn được gửi đến Bộ GD&ĐT Việt Nam.

Căn cứ vào quyết định của Bộ GD&ĐT về việc giao nhiệm vụ tiếp nhận LHS hàng năm, trường Hữu Nghị 80 tổ chức đón LHS theo kế hoạch thông qua các ĐSQ Lào, ĐSQ Campuchia tại Việt Nam. Ngay sau khi đón LHS, nhà trường đã kiểm tra, hồ sơ của LHS từ phía Lào, Campuchia chuyển sang. LHS được xếp vào các lớp học tiếng Việt theo nhóm ngành học mà sau này LHS sẽ học ở các trường Đại học (nhóm Kỹ thuật, Y- Dược, Chính trị- Xã hội).

Đối với LHS diện tự túc kinh phí, nhà trường tiếp nhận hồ sơ thơng qua ĐSQ Lào tại Việt Nam, sau khi xem xét, thẩm định hồ sơ, trường ký hợp đồng đào tạo với các LHS, kinh phí đào tạo theo mức tương đương một suất chi đào tạo LHS hiện hành. Sau đó trường lập danh sách LHS tự túc kinh phí, báo cáo Bộ GD&ĐT. Cuối năm học, nhà trường đề nghị Bộ GD&ĐT có ý kiến với các cơ sở giáo dục đại học tạo điều kiện tiếp nhận LHS diện tự túc kinh phí.

2.2.2. Cơng tác tổ chức đào tạo

Nội dung chương trình đào tạo LHS gồm môn tiếng Việt và các môn DBĐH: Triết học, Tốn, Vật lý, Hóa học và Sinh học.

Nhà trường đã đặc biệt quan tâm công tác dạy và học cho LHS. Tiếng Viê ̣t có vai trò hết sức quan trọng đối với LHS , bởi tiếng Việt chính là nền tảng, là chìa khóa mở cánh cửa tri thức cho các LHS trong su ốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Việt Nam. Nhiệm vụ giảng dạy tiếng Việt đ ể các LHS có được các kĩ n ăng: nghe, nói, đo ̣c, viết mơ ̣t cách thu ận lợi, đờng thời sử dụng các kĩ năng đó để tiếp cận và khai thác các môn khoa học chuyên ngành ở các trường đại học của Việt Nam . Các môn DBĐH vừa củng cố, bổ sung kiến thức phổ thông cung cấp ngôn ngữ chuyên ngành cho LHS.

Nhà trường đã tổ chức cho LHS học 2 buổi /ngày từ thứ 2 đến thứ 7. Buổi sáng 4 tiết, buổi chiều 3 tiết. Học kỳ I chỉ học tiếng Việt, các môn DBĐH được học từ học kỳ II song song với học tiếng Việt. Mỗi lớp học tiếng Việt và DBĐH từ 25 đến 30 LHS.

Với quan điểm dạy tiếng Việt cho LHS như một môn ngoại ngữ, GV của nhà trường đã tiếp cận và sử dụng các phương pháp dạy tiếng. Trường đã có bề dày truyền thống trên 30 năm giảng dạy cho LHS Lào, Campuchia nên cán bộ, GV, công nhân viên nắm rõ đặc điểm, phong tục tập quán của LHS từng nước. Điều này rất thuận lợi cho công tác quản lý và giảng dạy. Các thế hệ GV nhà trường đã truyền đạt kinh nghiệm cho nhau đồng thời tiếp thu

phương pháp giảng dạy tiếng hiện đại, kết hợp với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học. Các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường rất tận tụy, tâm huyết với LHS, sau một thời gian học tập những LHS tiếp thu chậm, học yếu hoặc sang muộn được phụ đạo vào buổi tối và ngày nghỉ.

2.2.3. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của LHS

LHS được KTĐG trên lớp liên tục trong quá trình dạy và học. Kỳ thi tốt nghiệp được tổ chức vào tháng 6 hàng năm. Nhà trường căn cứ vào kết quả đánh giá trên lớp và kết quả thi tốt nghiệp để xếp loại tốt nghiệp và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho LHS. Những LHS chưa đạt yêu cầu tiếp tục được bồi dưỡng trong hè và được thi lại. Trường hợp thi lại vẫn không đạt yêu cầu, LHS phải tự túc kinh phí học thêm một năm tiếng Việt và DBĐH.

Tháng 7 hàng năm, sau khi có kết quả kiểm tra tiếng Việt của LHS, trường báo cáo và đề nghị Bộ GD&ĐT ra quyết định phân LHS đạt yêu cầu trình độ tiếng Việt về các trường đại học. Đầu tháng 9, trường bàn giao hồ sơ và LHS cho các trường đại học. Các trường đại học phía Bắc đến trường Hữu Nghị 80 đón LHS, nhưng các trường phía Nam thì trường Hữu Nghị 80 đưa LHS đến bàn giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường hữu nghị 80 trong giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 51)