3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo LHS tại trường
3.2.1. Quản lý công tác tuyển chọn, đánh giá phân loại chất lượng đầu
của lưu học sinh
3.2.1.1. Ý nghĩa và mục tiêu của biện pháp
Dạy học phải phù hợp với đặc điểm của đối tượng, hiểu rõ đối tượng là những nguyên tắc quan trọng. Đối tượng đào tạo của Trường Hữu Nghị 80 là người nước ngoài, LHS sinh ra, lớn lên và học tập ở đất nước của họ. Khi sang Việt Nam chắc chắn LHS có rất nhiều sự khác biệt về văn hóa và kiến thức phổ thơng. LHS mỗi nước có những đặc điểm riêng và trong số LHS của một nước cũng có nhiều sự khác nhau, có những đối tượng đã được nước gửi đào tạo tổ chức tập trung cho học tiếng Việt một thời gian nhất định trước khi gửi sang Việt Nam, có đối tượng đã học tiếng Việt tại trường phổ thông như một môn ngoại ngữ, có đối tượng là con cháu Việt kiều cũng đã được làm quen với tiếng Việt và có đối tượng LHS chưa hề biết tiếng Việt.
Vì vậy, nhà trường cần có biện pháp để tìm hiểu thơng tin về đặc điểm tâm lý của LHS, khả năng tiếng Việt, kiến thức phổ thơng và độ tuổi để phân loại và có chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp.
Trường Hữu Nghị 80 không trực tiếp làm công tác tuyển sinh nhưng thông qua khảo sát phân loại chất lượng đầu vào và theo dõi đánh giá trong q trình đào tạo, nhà trường có ý kiến đề xuất với Bộ GD&ĐT Việt Nam, Lào, Campuchia để quản lý công tác tuyển sinh đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
- Tìm hiểu thơng tin, đánh giá, chất lượng đầu vào của LHS, phân loại trình độ tiếng Việt, kiến thức phổ thông đầu vào của từng LHS.
- Tổng kết, so sánh chương trình giáo dục cấp THPT của Lào và Campuchia với chương trình của Việt Nam làm cơ sở cho việc đánh giá mặt bằng kiến thức của LHS.
- Tổ chức cho CBQL, GV và nhân viên học tập, tìm hiểu về lịch sử, thể chế chính trị, phong tục tập quán, và sự phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước Lào và Campuchia. Tổ chức hội thảo chuyên đề tổng kết những đặc điểm chung về tâm lý, khả năng nhận thức và kiến thức phổ thông của LHS mỗi nước.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
- Hiệu trưởng phát động phong trào nghiên cứu khoa học và giao nhiệm vụ để GV của các tổ chuyên môn thực hiện nghiên cứu tổng kết, so sánh chương trình giáo dục cấp THPT của Lào và Campuchia với chương trình của Việt Nam ở từng môn học. Đây chính là thơng tin quan trọng để GV xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức dạy học cho LHS.
- Lãnh đạo nhà trường thường xun qn triệt để GV có ý thức tìm hiểu về con người và đất nước Lào, Campuchia bằng nhiều kênh. Đối với GV mới tuyển dụng thì đây là yêu cầu bắt buộc.
- Trang bị đầy đủ các tư liệu có liên quan đến Lào, Campuchia tại thư viện nhà trường để GV tự đọc, tra cứu về lịch sử, thể chế chính trị, phong tục tập quán, và sự phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước Lào và Campuchia. - Ngay từ đầu năm học, khi tiếp nhận LHS, phịng Đào tạo phải kiểm tra, rà sốt hồ sơ để xác định kết quả học tập, của LHS trước khi sang Việt Nam và ngành nghề đăng ký của LHS.
- Tổ chức cho GV tiếng Việt kiểm tra phân loại trình độ tiếng Việt của LHS - Phòng Đào tạo xếp LHS vào các lớp sau khi đã phân loại trình độ tiếng Việt và ngành nghề đào tạo.
3.2.1.4. Điều kiện để thực hiện
- Nhà trường phải có kế hoạch về cơng tác kiểm tra, khảo sát chất lượng đầu vào của LHS hàng năm và chỉ đạo triển khai nghiêm túc.
- Mỗi GV phải có trách nhiệm trong việc tìm hiểu về đặc điểm chung của LHS mỗi nước và nắm bắt được năng lực đầu vào của từng LHS ở lớp dạy.
3.2.2. Chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình đào tạo lưu học sinh đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay
3.2.2.1. Ý nghĩa và mục tiêu của biện pháp
Chương trình đào tạo Tiếng Việt và DBĐH chưa có khung chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành, vì vậy nhà trường cần chủ động xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng LHS.
Để đáp ứng với những thay đổi to lớn trong kỷ nguyên quá độ lên nền kinh tế tri thức, kỷ ngun thơng tin, các chương trình giáo dục cần phải có những đổi mới căn bản. Sự đổi mới về cách xác định và phân tích nhu cầu, cách xác định mục tiêu đào tạo, lựa chọn và sắp xếp nội dung đào tạo, phương thức và hình thức đào tạo, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo. Người thiết kế, xây dựng chương trình phải đặc biệt quan tâm tới việc sử dụng các công nghệ, thiết bị hiện đại cần được huy động để phục vụ cho mục tiêu đào tạo rất đa dạng trong bối cảnh mới.
Chương trình đào tạo khơng phải được thiết kế một lần và dùng cho mãi mãi, mà được phát triển, bổ sung, hoàn thiện tùy theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh tế xã hội, của thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ và cũng theo nhu cầu của xã hội. Nói cách khác nội dung chương trình đào tạo cũng phải khơng ngừng hồn thiện và phát triển. Yếu tố quyết định chất lượng giáo dục là chương trình giáo dục mà trong đó nội dung đào tạo là một thành phần cơ bản.
Nội dung chương trình đào tạo LHS là những kiến thức phổ thông, những kỹ năng về ngôn ngữ mà nhà trường cần trang bị cho LHS chuẩn bị cho LHS tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc đại học. Trên cơ sở khách quan đã phân tích ở trên, thực trạng được đánh giá ở chương 2, việc đổi mới hồn thiện nội dung chương trình đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80 là rất cần thiết, có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt.
Đổi mới nội dung chương trình đào tạo LHS nhằm cải tiến, cập nhật, bổ sung, sắp xếp để xây dựng một chương trình mới có nội dung phong phú, hiện đại, theo hướng hiệu quả và phát triển, phù hợp với mục tiêu đào tạo LHS trong giai đoạn hiện nay.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
- Thành lập Ban chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình đào tạo gồm: Ban Giám hiệu, lãnh đạo Phòng Đào tạo, GV có năng lực, uy tín và mời một số chuyên gia, nhà khoa học về lĩnh vực chuyên môn các môn học tham gia. - Tiến hành rà soát, đánh giá chương trình hiện hành. Xây dựng nhiệm vụ tổng thể về đổi mới hồn thiện nội dung chương trình của mơn Tiếng Việt và các mơn DBĐH.
- Phân cơng các nhóm phụ trách thực hiện theo từng môn học.
- Tổ chức biên soạn giáo trình từng mơn học và các từ điển, băng, đĩa.
- Thẩm định tính khoa học, tính giáo dục của nội dung chương trình đào tạo.
3.2.2.3. Cách thức tổ chức thực hiện
Phát triển, đổi mới nội dung chương trình đào tạo là một quá trình bao gồm các bước cơ bản sau:
- Phân tích tình hình/ xác định nhu cầu; - Xác định mục đích chung và mục tiêu; - Thiết kế;
- Thực thi; - Đánh giá.
Để tổ chức thực hiện cần phải xây dựng kế hoạch về thời gian và tiến độ thực hiện, bởi lực lượng thực hiện chủ yếu là CBQL và GV nhà trường, họ vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên điều hành các hoạt động của nhà trường và tham gia giảng dạy. Thời gian tập trung cho công tác này sẽ chủ yếu vào dịp nghỉ hè.
Bước 1: Phân tích tình hình/ xác định nhu cầu: Đó là việc xác định mối
quan hệ giữa các môn học với với các môn học khác và với mục tiêu của cả khóa đào tạo. Tìm hiểu những thơng tin về người học, nhu cầu của xã hội đối với người học sau khóa đào tạo.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta ngày càng tăng cường và mở rộng hợp tác tồn diện với hai nước Lào và Campuchia, trong đó ưu tiên lĩnh vực giáo dục. Chúng ta tạo mọi điều kiện thuận lợi để các LHS sang Việt Nam học tập, vì vậy số lượng LHS Lào, Campuchia sang Việt Nam ngày một tăng. Để có đủ điều kiện học tập và nghiên cứu tại các trường đại học Việt Nam, LHS phải đạt được trình độ tiếng Việt và trình độ văn hóa phổ thơng theo qui định. Mơn học tiếng Việt và các mơn DBĐH có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Tiếng Việt là phương tiện cho LHS học các mơn Dự bị đại học, ngược lại chính các mơn học Dự bị đại học lại cung cấp cho LHS vốn từ chuyên ngành, bổ sung cho kiến thức tiếng Việt. LHS cũng có nhiều đối tượng khác nhau, đến từ nhiều vùng miền, đặc điểm văn hóa, ngơn ngữ của mỗi dân tộc có sự khác biệt vì vậy cần có những tìm hiểu thơng tin về đối tượng đào tạo.
Các biện pháp thực hiện bước 1:
- Tổ chức đánh giá về kiến thức phổ thông mà LHS Lào, LHS Campuchia đã học tập tại đất nước của họ. Kiểm tra kiến thức tiếng Việt của LHS trước khi sang Việt Nam. Hay nói cách khác nếu có đầy đủ thơng tin về kiến thức đầu vào của LHS sẽ có chiến lược phù hợp trong việc thiết kế môn học hoặc sẽ có kế hoạch dạy học mơn học phù hợp.
- Tổ chức tổng kết về đặc điểm tâm lý, khả năng tiếp thu, tinh thần và thái độ học tập của LHS mỗi nước.
- Khảo sát kết quả học tập của LHS tại các trường đại học (cần quan tâm đến năm thứ nhất) để có đánh giá đúng về sự đáp ứng mục tiêu đào tạo. Các đề xuất của các trường đại học tiếp nhận LHS đối với nhà trường về công tác đào tạo LHS là căn cứ quan trọng cho cơng tác xây dựng chương trình đào tạo.
Bước 2: Xác định mục đích và mục tiêu
Là một trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nên hoạt động của trường Hữu Nghị 80 trước hết tuân thủ theo mục đích, mục tiêu của giáo dục nước ta. Bên cạnh đó cơng tác đào tạo LHS là nhiệm vụ đặc biệt với mục tiêu đào tạo đã được trình bày ở chương 2. Mục đích của cơng tác đào tạo LHS cịn là góp phần giữ gìn và vun đắp tình đồn kết hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam với hai nước láng giềng Lào và Campuchia, vì sự phát triển ổn định và phồn vinh của mỗi dân tộc.
Xác định mục tiêu chi tiết đầu ra của chương trình đào tạo LHS về kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ ở bước này là một việc quan trọng.
Bước 3: Xây dựng, thiết kế
Sau khi xác định được mục tiêu đào tạo thì việc phát triển và hồn thiện nội dung chương trình đào tạo LHS đi vào những cơng việc cụ thể, chi tiết đòi hỏi sự nỗ lực hơp tác của một tập thể. Nhà trường cần mời các chuyên gia thiết kế chương trình, các nhà chuyên môn và các nhà giáo có kinh nghiệm tham gia thực hiện (có thể mời một vài LHS giỏi tham gia).
- Việc đầu tiên là tiến hành xây dựng chương trình khung của chương trình đào tạo LHS (do khơng có chương trình khung của Bộ GD&ĐT).
Về nguyên tắc, phát triển và hồn thiện chương trình đào tạo LHS bắt đầu từ chương trình hiện hành. Lĩnh vực nội dung là mối quan tâm chính trong việc thiết kế chương trình một môn học. Nội dung của môn học nào cũng phải đảm bảo tính khoa học, logic, cập nhật mới nhất có thể. Đặc biệt đối với môn học tiếng Việt chiếm tỷ lệ lớn trong chương trình, nội dung vừa phải đảm bảo về kiến thức ngơn ngữ vừa phải đảm bảo tính văn hóa, chính trị của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
- Tổ chức lựa chọn, sắp xếp nội dung đào tạo của từng môn học tuân thủ các nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, từ cái đã biết đến cái chưa biết...
- Xác định các điều kiện tổ chức thực hiện, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, phương thức đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức, thẩm định nghiệm thu nội dung chương trình đào tạo của từng môn học. - Lựa chọn cơng nghệ để sản xuất giáo trình, từ điển, học liệu (băng, đĩa) đảm bảo chất lượng cả về hình thức, độ bền và độ chính xác của nội dung.
Bước 4: Thực thi
- Chương trình đào tạo được xem là cơ sở pháp lý để quản lý, điều hành và đánh giá HĐĐT trong nhà trường; vì vậy cần phổ biến, quán triệt đầy đủ đến mọi thành viên trong nhà trường.
- Trên cơ sở các yêu cầu về các điều kiện tổ chức triển khai thực hiện, phương pháp dạy học, các nguồn lực đảm bảo về cơ sở vật chất, đội ngũ GV mà thực thi chương trình. Đặc biệt, việc hướng dẫn thực hiện chương trình cần nêu rõ các yêu cầu về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của LHS trong tồn bộ q trình và kết thúc khóa học (tốt nghiệp).
Bước 5: Đánh giá
Đánh giá chương trình đào tạo nhằm phát hiện xem chương trình đào tạo được thiết kế, phát triển và thực hiện đó có thể tạo ra những sản phẩm mong muốn hay không? Đánh giá giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu của chương trình đào tạo trước khi đem ra thực hiện hoặc để xác định hiệu quả của nó khi đã thực hiện qua một thời gian nhất định.
Việc đánh giá chương trình cần thực hiện bằng kết quả thực tế, lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là GV trực tiếp thực hiện và LHS.
Thành lập Ban đánh giá, thẩm định bao gồm Ban Giám hiệu, CBQL chun mơn, người có chun mơn cao, GV có kinh nghiệm, có năng lực để xác thực chương trình về tính khả thi trong thực tiễn đào tạo.
3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện
- Phải thành lập được Ban chỉ đạo xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo là công việc quan trọng của thực hiện biện pháp.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho các tổ chun mơn. Sưu tầm, hệ thống hóa, xây dựng luận cứ để cải tiến nội dung chương trình.
- Đảm bảo các điều kiện về thời gian, kinh phí cho việc phát thiển, hồn thiện chương trình đào tạo.
3.2.3. Chỉ đạo các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học
3.2.3.1. Ý nghĩa và mục tiêu của biện pháp
Trước sự bùng nổ của công nghệ - thông tin, ngày nay quan niệm GV là nguồn cung cấp kiến thức duy nhất đối với người học khơng cịn đúng nữa, nhưng khơng vì thế mà vai trị của GV bị giảm đi mà ngược lại, đòi hỏi người GV khơng những phải có kiến thức chun mơn sâu mà cịn phải có hiểu biết nhiều mặt về xã hội, có khả năng phân tích sâu, khái q hóa cao, có thể giúp LHS lựa chọn đúng các kênh thơng tin và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông tin để phục vụ tốt cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu của LHS. Một đội ngũ GV giảng dạy tốt không chỉ là đội ngũ có đủ bằng cấp mà phải là những người giảng dạy có hiệu quả.
Tư tưởng dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm là tư tưởng dạy học tích cực, có ý nghĩa nhân văn cao cả trong thực tế HS đa dạng, khác nhau. Để đạt được mục tiêu dạy học, phải có phương pháp dạy học phù hợp với năng lực học tập, hoàn cảnh, sức khỏe... của người học, từ đó sẽ tạo ra hứng thú học tập, u thích mơn học, khắc phục tâm lý chán nản của người học.
Đổi mới PPDH là một trong những nội dung hoạt động quan trọng của các nhà trường hiện nay. Tồn ngành và mỗi nhà trường đã có nhiều cố gắng trong trong việc đổi mới PPDH với mong muốn tạo nên những bước đột phá
trong việc thay đổi cách dạy và cách học hiện còn lạc hậu, kém hiệu quả đang