Hợp tác về lĩnh vực giáodục giữa Việt Nam Campuchia và công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường hữu nghị 80 trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 37)

1.3 1 Lưu học sinh

1.3.3. Hợp tác về lĩnh vực giáodục giữa Việt Nam Campuchia và công

đào tạo LHS Campuchia tại Việt Nam

Ngày 7/1/1979 đất nước Campuchia được giải phóng. Hội đồng Nhân dân cách mạng Campuchia phát lời kêu gọi bạn bè quốc tế đến giúp nhân dân Campuchia khơi phục lại đất nước mình. Mặc dù lúc đó đất nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn dành cho Campuchia sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa với tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, “giúp bạn như giúp mình”. Sau giải phóng, giáo dục cũng như hầu hết các ngành của Campuchia phải xây dựng lại từ đầu với hai bàn tay trắng. Khơng cịn bộ máy quản lý giáo dục, khơng cịn GV (hiện diện). Trường sở rất ít cịn ngun vẹn; sách vở, học phẩm khơng có... Tất cả phải tìm ra “nhân mối” chắt lọc, thu thập lại và tìm khâu tháo gỡ khó khăn. Thực hiện chỉ thị của Trung ương

Đảng, ngành giáo dục đã san sẻ lực lượng trí thức, tinh thần và vật chất giúp ngành giáo dục Campuchia. Chúng ta đã huy động một đội ngũ đông đảo cán bộ, chuyên gia về nhiều mặt sang giúp Bạn. Các cơ quan nghiên cứu, nghiệp vụ, quản lý các ngành học, các cấp học, nhiều trường đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục Dạy nghề (lúc bấy giờ) đều vào cuộc tích cực tham gia giúp Bạn trên lĩnh vực mình phụ trách. Tất cả đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn ngành trong việc hợp tác giúp Bạn. Trong thời gian chưa đầy 10 năm trên 2.200 lượt chuyên gia giáo dục của Việt Nam đã sát cánh giúp Bạn nhanh chóng khơi phục, xây dựng và phát triển một nền giáo dục mới trên đất nước Campuchia; góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả của Đảng và Nhà nước ta cũng như việc vun đắp mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia.

Song song với việc đưa các “chiến sỹ tình nguyện” trên mặt trận giáo dục sang giúp Campuchia, ở trong nước các cơ sở giáo dục cũng được đầu tư cơ sở vật chất để tiếp nhận LHS Campuchia sang học tập và nghiên cứu. Hàng nghìn LHS Campuchia được đào tạo tại Việt Nam đã trở về nước để góp phần vào cơng cuộc tái thiết và xây dựng đất nước. Việc Chính phủ Việt Nam cấp học bổng cho LHS Campuchia sang học tập đã được khởi đầu từ năm 1980 và được duy trì liên tục. Trong những năm gần đây, hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Campuchia được triển khai trên cơ sở biên bản thỏa thuận tại các kỳ họp hàng năm của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và Nghị định thư về hợp tác giáo dục và đào tạo (ký 5 năm một lần). Ngày 25 tháng 4 năm 2011, tại thủ đô PhnomPênh, Vương quốc Campuchia, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia đã ký Nghị định thư về hợp tác giáo dục giai đoạn 2011 - 2015. Để tăng cường mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống hợp tác

toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, Nghị định thư đã nêu rõ:

“Hai bên khuyến khích và ủng hộ cơng tác trao đổi, giao lưu, hợp tác giữa các cơ sở giáo dục, nghiên cứu khoa học của nước mình với với các cơ sở tương ứng bên kia”.

“Bên Việt Nam tiếp tục hỗ trợ đào tạo LHS Campuchia bằng kinh phí viện trợ của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Vương quốc Campuchia như sau:

Hàng năm, bên Việt Nam tiếp nhận 120 LHS Campuchia sang học đại học, sau đại học, thực tập, nghiên cứu và bồi dưỡng ngắn hạn ở các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, dự bị tiếng Việt vào đại học và một số các lĩnh vực khác mà Việt Nam có thế mạnh”.

“Hai bên sẵn sàng tiếp nhận LHS sang học tập các trình độ bằng kinh phí tự túc hay nguồn hỗ trợ từ các tổ chức trong và ngồi nước. Hình thức này được thực hiện dưới dạng hợp đồng đào tạo. Việc nhận và gửi LHS dưới hình thức này trên cơ sở thỏa thuận cụ thể giữa các cơ sở giáo dục và bên gửi LHS. Các cơ sở giáo dục của Việt Nam trước khi tiếp nhận LHS Campuchia vào học tập phải báo cáo Bộ GD&ĐT.

Số lượng LHS nói trên có thể thay đổi tăng hoặc giảm, phụ thuộc vào đề nghị của mỗi bên và khả năng tiếp nhận của bên kia”.

“Hai bên cam kết tiến hành thông tin rộng rãi trên lãnh thổ của mình đến các đối tượng thụ hưởng khác nhau, về các nguồn học bổng nhằm lựa chọn được những thí sinh tốt nhất”.

“Hai bên thống nhất thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra đánh giá toàn diện về hợp tác giáo dục giữa hai nước, đề xuất các biện pháp giải quyết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo”.

Năm 2012 và những năm gần đây số LHS Campuchia thường xuyên học tại Việt Nam khoảng 600 người (không bao gồm số LHS thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng). Số LHS học Tiến sỹ và Thạc sỹ chiếm 20%, hầu hết

đối tượng này đã học đại học tại Việt Nam nên không phải qua đào tạo tiếng Việt. Năm đầu tiên khi sang Việt Nam, LHS học tiếng Việt dự bị tại trường Hữu Nghị 80. Từ năm thứ hai, LHS học chuyên ngành tại các học viện và các trường đại học. Các chuyên ngành thu hút nhiều LHS Campuchia là: Y, Dược chiếm 47%; Nông nghiệp 11%; Kinh tế 10,8%; Công nghệ thông tin, viễn thông 8,8%; Kiến trúc, Xây dựng 6,7%, còn lại là các chuyên ngành khác.

Bộ GD&ĐT đã có đánh giá chung về cơng tác đào tạo LHS Campuchia trong 5 năm gần đây: “Công tác đào tạo LHS Campuchia tại Việt Nam đã được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, Ngành, các cơ sở giáo dục của Việt Nam. Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục đều có ý thức trách nhiệm cao trong việc từng bước nâng cao chất lượng đào LHS Campuchia” [13].

Theo đánh giá của nhiều cơ sở giáo dục đại học, đa số LHS Campuchia sang học tại Việt Nam có khả năng tiếp thu kiến thức nhanh hơn LHS nhiều nước khác diện Hiệp định và đều hồn thành khóa học. Nhưng LHS Campuchia vẫn gặp những khó khăn trong những năm đầu, chủ yếu do rào cản về ngôn ngữ.

Một số trường đại học đã có những đề xuất với cơ sở đào tạo tiếng Việt dự bị cho LHS: “Tại các cơ sở đào tạo tiếng Việt dự bị, ngoài việc dạy tiếng Việt, cần bổ sung kiến thức phổ thơng về các mơn Tốn, Lý, Hóa. Nên phân ban Tự nhiên, ban Xã hội ngay từ khi nhập học dự bị, đối với ban Tự nhiên cần phải chú trọng các kiến thức tối thiểu trước khi vào các trường đại học kỹ thuật, đặc biệt các kiến thức mà ở Campuchia LHS chưa được học. Trường đề nghị LHS phải có trình độ tiếng Việt đạt đến một chuẩn nào đó mới tiếp tục học chuyên ngành ở các trường đại học ở Việt Nam để đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho nước bạn Campuchia” [13].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường hữu nghị 80 trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)