3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Bước vào thế kỷ XXI, kinh tế tri thức với sản phẩm mũi nhọn là công nghệ thông tin đang thể hiện vai trò và sức mạnh vượt trội chi phối các hoạt động của con người. Công nghệ thông tin là phương tiện trợ giúp đắc lực có hiệu quả cao trong công tác quản lý nền hành chính nói chung và quản lý ngành giáo dục nói riêng, đặc biệt là trong quản lý các KTX SV. Vì vậy, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong công tác quản lý KTX là một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao chất lượng của công tác quản lý giáo dục, góp phần thúc đẩy các hoạt động phát triển toàn diện , từng bước đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý và phục vụ SV góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh việc đổi mới cơ sở vật chất, BQL KNT ĐH Hàng hải coi việc ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ và tổng thể sẽ giúp các công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của KTX, chống thất thu tài chính, cơng khai minh bạch, giúp kiểm sốt sử dụng cơ sở vật chất hiệu quả, đảm bảo tính tra cứu thuận tiện, lưu trữ lâu dài và vẹn tồn của thơng tin, rút ngắn thời gian thống kê báo cáo ...
3.2.2.2. Nội dung thực hiện biện pháp
Để xây dựng phần mềm QLSV nội trú theo Quyết định số 58/2007/QĐ- BGDĐT của bộ GD&ĐT ngày 12 tháng 10 năm 2007 ban hành qui định về hồ sơ HSSV và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ SV, yêu cầu đặt ra là phải đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, việc trách nhiệm của phòng Đào tạo và phòng CTSV và BQL KNT của Nhà trường.
- Phòng CTSV cần quản lý được các thông tin của SV từ khi nhập học đến khi ra trường. Thông qua hệ thống người quản lý dễ dàng truy cập tìm kiếm thơng tin về q trình học tập cũng như thơng tin cá nhân của SV.
Hệ thống quản lý giúp cho việc theo dõi xử lý học tập cuối năm học và cuối khóa học được nhanh chóng, chính xác. Căn cứ vào các dữ liệu đã có trong hệ thống cho phép thống kê theo các yêu cầu sau:
+ Danh sách SV trúng tuyển theo khoa, theo ngành, theo lớp. + Danh sách SV nhập học theo khoa, theo ngành, theo lớp. + Danh sách SV ở nội trú theo khoa, theo ngành, theo lớp.
+ Danh sách SV được học tiếp, danh sách SV bị ngừng học, danh sách SV bị buộc thôi học, danh sách SV bảo lưu.
+ Danh sách và kết quả rèn luyện của SV từng học kỳ, từng năm học và tồn khóa học.
+ Danh sách SV đủ điều kiện thi tốt nghiệp, làm khóa luận, làm đồ án, danh sách SV chưa đủ điều kiện tốt nghiệp.
+ Bảng kết quả học tập của từng SV từng học kỳ, từng năm học, từng khoá học theo lớp, theo ngành, theo từng khoa và từng SV.
+ Danh sách SV đã tốt nghiệp, theo lớp, theo ngành, theo khoa, tổng hợp xếp loại tốt nghiệp của SV.
Trên cơ sở những số liệu thống kê cán bộ quản lý các cấp nắm được tình hình học tập và rèn luyện của từng SV, từng lớp, từng ngành, từng khoa.
- Phịng CTSV cần quản lý các thơng tin của từng cá nhân SV, sở thích, năng khiếu, về gia đình, phịng ở. Thơng qua hệ thống quản lý dễ dàng truy cập tìm kiếm thơng tin về q trình học tập cũng như thơng tin cá nhân của SV. Hệ thống quản lý giúp theo dõi đánh giá kết quả rèn luyện cuối năm và cuối khố học được nhanh chóng chính xác. Căn cứ vào các dữ liệu đã có, hệ thống cho phép thống kê báo cáo các yêu cầu đặt ra như:
+ Số SV đạt kết quả rèn luyện xuất sắc, loại tốt, loại khá, loại TB khá, loại TB, loại yếu, loại kém.
+ Số SV thuộc diện chính sách, số SV là dân tộc ít người, số SV đang vay vốn ngân hàng.
+ Số SV tham gia nghiên cứu khoa học, số SV đạt giải, cấp Trường, cấp quốc gia.
- BQLKNT thực hiện QLSV nội trú một cách khoa học
SV đang ở phòng nào, nhà nào trong KNT, những SV nào có hồn cảnh khó khăn, SV nào đang vi phạm kỷ luật trong diện cảnh báo, những SV nào đang học kém. Trên cơ sở đó bộ phận QLSV nội trú có thể tư vấn giúp đỡ SV trong việc học tập, lao động giảm điểm, tìm việc làm thêm, tư vấn cho SV biết tình hình an ninh, đời sống văn hố, phong tục tập quán ở địa bàn nơi Trường đóng, hướng dẫn SV đăng ký tạm trú và giúp SV cách sinh hoạt phù hợp với hoàn cảnh của bản thân tránh được những điều bất trắc xảy ra trong quá trình ở KNT.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KNT là một nhu cầu cấp bách, địi hỏi có sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường và sự thống nhất về đầu tư, sự quyết tâm trong xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng CTSV, BQL KNT và lãnh đạo các khoa, giáo viên chủ nhiệm lớp, trợ lý quản sinh.
- Ứng dụng CNTT trong quản lý KNT là việc làm thiết thực nâng cao năng lực quản lý và điều hành của phòng CTSV, BQL KNT, góp phần nâng cao chất lượng đào tào, rèn luyện, phục vụ SV nội trú, góp phần đổi mới tư duy quản lý để nâng tầm quản lý KTX lên một bước phát triển mới. Với trang thiết bị hoàn chỉnh, hệ thống quản lý an ninh chặt chẽ, quản lý theo phương thức hiện đại, với mong muốn SV ĐHHHVN được phục vụ, được giáo dục, chăm sóc tốt hơn trong mơi trường nội trú. Trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ CNTT, KNT sẽ vận hành theo mơ hình đồng bộ: quản lý, dịch vụ, phục vụ, lấy sự hài lòng của SV lưu trú làm thước đo để tiến tới chuyên nghiệp hóa cơng tác quản lý KNT, trong sự phát triển đi lên của Nhà trường.
3.2.3. Tổ chức giáo dục chính trị , tư tưởng, đạo đức nghề nghiê ̣p, lối sống cho sinh viên nội trú
- Trường ĐHHHVN - một trường ĐH mang tính đặc thù, đào tạo ra những “sản phẩm đặc thù” riêng có của ngành hàng hải là những sĩ quan, thuyền viên phục vụ cho phát triển ngành hàng hải Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hố - hiện đại hố. Trường ĐHHHVN có mục tiêu đào tạo kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao chất lượng chun mơn với việc giáo dục chính trị tư tưởng cho SV. Vấn đề này được ghi nhận trong Nghị quyết của Đảng bộ Trường ĐH Hàng hải lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 với chủ đề: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, chủ động hội nhập, xây dựng Trường trọng điểm quốc gia nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hàng hải, từng bước khẳng định vị trí trong khu vực và quốc tế”.
- Giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV nội trú có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện SV, giáo dục để SV nắm vững quy chế của Bộ giáo dục và đào tạo cũng như nội quy, quy định của Nhà trường và pháp luật của nhà nước, giúp SV nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc học tập lĩnh hội tri thức, đảm bảo cho SV thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trước những thay đổi lớn của xã hội, việc tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV lại càng có ý nghĩa sâu sắc và hết sức quan trọng.
3.2.3.2. Nội dung và tổ chức thực hiện
- Các giảng viên khoa lý luận chính trị (SV học các môn học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh) giúp SV rèn luyện phẩm chất chính trị, giáo dục đạo đức lối sống cho SV, bồi dưỡng nhân sinh quan lành mạnh, bản lĩnh chính trị vững vàng, rèn luyện ý thức công dân, tác phong kỷ luật, tính tự giác, tự chủ trong học tập và hành động.
- Nhà trường thường xuyên lãnh đạo các phòng ban, khoa chức năng tuyên truyền và làm tốt các chính sách, chế độ với SV như chế độ học bổng, chính sách ưu tiên miễn phí, giảm học phí... đảm bảo cơng bằng và khuyến khích SV học tập.
- Nhà trường tổ chức tốt “Tuần sinh hoạt công dân SV” vào đầu khóa của mỗi năm học với các nội dung: Phổ biến tình hình trong nước, quốc tế; quán triệt các nghị quyết; các thơng tư, chỉ thị, chế độ của Nhà nước có liên quan đến SV (học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, tín dụng đào tạo, nghĩa vụ quân sự, an ninh trật tự...); các quy chế nội quy của ngành, của Trường ; các kiến thức pháp luật, các vấn đề thời đại; giáo dục an tồn giao thơng, giáo dục giới tính, dân số - mơi trường, sức khoẻ, phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm.
- Hàng năm, Phịng CTSV và Đồn thanh niên, Hội SV tổ chức Hội nghị dân chủ SV để lãnh đạo Nhà trường lắng nghe ý kiến phản ánh, nhận thấy những hạn chế, vướng mắc trong KNT, theo đó kịp thời giải quyết quyền lợi, lợi ích, tâm tư, nguyện vọng của SV, góp phần phát huy dân chủ, ổn định tư tưởng cho SV cũng như giúp cho Nhà trường nắm bắt được diễn biến tư tưởng, chính trị của SV.
- Phịng CTSV có kế hoạch và xây dựng các quy định về việc tính điểm rèn luyện của SV.
- Đảng ủy giao Đồn TNCS Hồ Chí Minh và Hội SV Trường nắm diễn biến tư tưởng SV để có sự chỉ đạo kịp thời, qua việc phát động các phong trào thi đua nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước, các ngày kỷ niệm của Nhà trường, khơi dậy, động viên, phát huy những mặt tích cực trong SV. Nhà trường tiếp tục phương hướng xây dựng Trường ĐHHHVN trở thành trường đủ tiêu chuẩn quốc tế... Những việc làm đó giúp SV thêm tự hào về Trường mình, yên tâm học tập, tinh thần học tập được nâng cao.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện các biện pháp
Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng để giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV
Ngồi giờ học trên lớp, các em có nhu cầu tiếp xúc với mơi trường bên ngồi. Khi phối hợp với các lực lượng giáo dục sẽ tạo môi trường giáo dục lành mạnh, phát huy tối đa những ảnh hưởng tích cực, hạn chế thấp nhất
những ảnh hưởng tiêu cực. Nhà trường phải phối hợp với những lực lượng: gia đình, xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ KNT trong Nhà trường phải gương mẫu trong công việc, sinh hoạt, ứng xử, giao tiếp với mọi người.
- Định kỳ tổ chức các cuộc gặp gỡ đối thoại giữa lãnh đạo Nhà trường với SV nội trú, với ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn để SV được bày tỏ nguyện vọng của mình, từ đó nắm bắt được tình hình diễn biến tư tưởng của SV và có biện pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp, kịp thời.
- Phối hợp với cơ quan chính quyền địa phương; UBND, cơng an những cơ quan nơi KTX của Trường đóng nhằm tổ chức các hoạt động xã hội, bảo vệ anh ninh chính trị, giữ gìn trật tự ở địa phương.
- Phịng CTSV phối hợp với Đồn thanh niên, Hội SV, các nhóm SV tự quản trong cơng tác QLSV cá biệt, phịng chống các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, mại dâm, ma túy.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng khác trung tâm văn hóa thể dục, thể thao để tổ chức các hoạt động: văn hóa, văn nghệ, TDTT, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho SV nội trú...
- Tổ chức các đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn, có tác động đến cơ chế tâm lý của đạo đức, tạo sự biến đổi bên trong để hình thành phẩm chất đạo đức cá nhân thông qua các đợt thi đua nhân các ngày lễ lớn: ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày HSSV 9/1; thành lập Đảng 3/2; thành lập Đoàn 26/3; ngày sinh nhật Bác 19/5; ngày thành lập Trường 01/4.
Tăng cường đầu tư kinh phí cho các hoạt động trong KNT
- Thực tế các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho SV nội trú cần nhiều kinh phí nhưng hiệu quả thì khó thấy ngay được vì vậy Nhà trường chưa mạnh dạn đầu tư. Để nâng cao hiệu quả cho công tác này Nhà trường cần:
- Xây dựng văn hóa học đường ngay trong khn viên KNT; ngồi đầu tư cho phòng ở, sắm sửa trang thiết bị cần thiết, cần lưu ý đến cảnh quan trong KNT như: vẽ các pano, áp phích, các câu danh ngơn…
- Tổ chức cho SV được tham quan các khu di tích lịch sử, văn hóa. Hình thức này được nhiều SV ưa thích, các hoạt động này có ý nghĩa tác động rất
lớn đến quá trình nhận thức tình cảm của mỗi SV đối với truyền thống dân tộc, đất nước.
- Đồn TNCS Hồ Chí Minh và Hội SV phát động các phong trào như: Phong trào đền ơn đáp nghĩa, quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai, phong trào ánh sáng văn hoá hè, phong trào thanh niên SV tình nguyện, cơng tác xã hội, làm vệ sinh môi trường. Qua đây, giáo dục cho SV ý thức cộng đồng, tính nhân văn, sự cảm thơng sâu sắc với đời sống khó khăn của đồng bào ở những nơi SV đến tình nguyện, SV sẽ trưởng thành lên trong nhận thức, trong tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu và trong “Học tập vì ngày mai lập nghiệp”.