Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh viên nội trú tại trường đại học hàng hải việt nam (Trang 67)

3.1. Như ̃ng nguyên tắc đề xuất các biê ̣n pháp

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Cần phải nhận thức sâu sắc hơn mục tiêu giáo dục ĐH trong giai đoạn hiện nay là phát triển con người với đầy đủ bản lĩnh, phẩm chất tốt và có tri thức để đáp ứng những đòi hỏi của cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển, tạo nên những kỳ tích chưa từng có trong lịch sử, làm thay đổi cơ cấu giai cấp, thay đổi tính chất lao động theo hướng giai cấp cơng nhân ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, làm cho các nước đang phát triển có thể nhanh chóng phát triển nếu như có đường lối đúng đắn. Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta dự báo: “Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và cơng nghệ đã có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trị ngày càng nổi bật trong q trình phát triển lực lượng sản xuất” [19, tr. 67].

Tất cả những biến động nói trên, đã, đang và sẽ còn tác động đến Việt Nam và tác động mạnh mẽ đến SV nói chung, SV Trường ĐHHHVN nói riêng. Trải qua thời kỳ hội nhập và phát triển, Nhà trường xác định tiêu chí đối với SV Trường ĐHHHVN như sau: có tri thức, trung thực, có sức khỏe, có ngoại ngữ, biết hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, có hồi bão, có ý chí vươn lên, tự lập và góp phần đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Mặt khác, SV nội trú đa số là SV ngành đi biển, vì vậy họ là người sẽ

được giao lưu, tiếp xúc với nền văn hoá, tri thức và kinh tế của nhân loại, nhiều SV ý thức được tầm quan trọng của vấn đề hồ bình, ổn định, từ đó trăn trở với cái nghèo của đất nước, ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc trong giao lưu hội nhập với bên ngoài, chủ động tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học và công nghệ hiện đại; thấy rõ những giá trị đáng tôn trọng, những điểm mạnh, điểm hạn chế của đất nước; thấy rõ mối liên hệ giữa các quốc gia, dân tộc.

Tuy nhiên, bên cạnh đó sẽ có khơng ít những SV nội trú làm chúng ta phải trăn trở. Đã có một bộ phận SV xa rời các giá trị truyền thống của dân tộc, truyền thống của ngành hàng hải, coi trọng vật chất, chạy theo lối sống thực dụng, xa vào các tệ nạn xã hội... Ngành hàng hải sẽ không chấp nhận và tự đào thải các cá nhân lười nhác, ngại học tập, không chịu rèn luyện, không tuân thủ kỷ luật.

3.1.3. Nguyên tắc đả m bảo tính thực tiễn

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, khách thể nhận thức là đối tượng của hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn của chủ thể. Khách thể không phải là toàn bộ thế giới hiện thực, mà chỉ là một bộ phận nhất định của thế giới đó - bộ phận đang tác động qua lại với chủ thể. Với chủ thể nhận thức là SV nội trú tại ĐH Hàng hải thì khách thể nhận thức chính là các phương pháp quản lý tại Trường ĐH Hàng hải. Vì Trường ĐH Hàng hải là trường đào tạo các ngành nghề hàng hải, nên các ngành học tại Trường ĐH Hàng hải cũng có tính đặc thù, do đó, việc QLSV nội trú theo học các ngành học trên cũng khác nhau:

Ngành Điều khiển tàu biển: Ngành học nhằm mục đích trang bị cho SV các kiến thức về lý thuyết điều khiển tàu biển hiện đại. SV ngành kỹ thuật điều khiển tàu có các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội, có khả năng vận dụng các kiến thức ấy vào việc khai thác và tiếp nhận các kiến thức và thông tin mới, vận dụng vào việc phát triển học thuật; có các kiến thức về xác suất thống kê, lý thuyết sai số để đánh giá độ chính xác của đại lượng đo đạc và nghiên cứu các chuyên đề liên quan đến an toàn hàng hải và bảo vệ mơi trường biển...

Ngành Khai thác, bảo trì tàu thủy: SV ra trường có các kiến thức về cấu tạo, nguyên lý, vật liệu và nêu tên vai trò điều kiện làm việc của các chi tiết

máy trong hệ thống máy tàu thủy; hiểu được chức năng, nhiệm vụ của thợ máy, sĩ quan máy làm việc trên tàu thủy theo quy định của Bộ giao thông vận tải.

Khơng chỉ có chun mơn vững, các kỹ sư điều khiển tàu và khai thác máy tàu tương lai cịn cần có kiến thức xã hội và tinh thần kỷ luật cao. Đặc biệt, với ngành nghề hoạt động độc lập trên biển với một con tàu lênh đênh trên biển khơi chịu nhiều rủi ro do tự nhiên mang lại, đòi hỏi họ phải có tính kỷ luật cao và tinh thần đồng đội mới có thể hồn thành được nhiệm vụ.

Ngành Kỹ thuật tàu thủy: Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư tàu thủy có thể đảm nhận công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng kỹ thuật - công nghệ tại các doanh nghiệp sản xuất đóng mới, bảo dưỡng, sửa chữa tàu thủy; tư vấn thiết kế đóng tàu; nghiên cứu trong việc chuyển giao cơng nghệ đóng tàu.

Ngành Tự động hóa: Tự động hóa là một ngành cơng nghệ liên quan đến việc ứng dụng các kỹ thuật cơ khí hiện đại, kỹ thuật điều khiển và kỹ thuật máy tính vào việc vận hành và điều khiển quá trình sản xuất.

Ngành Xây dựng cơng trình thủy: Mang những đặc điểm của ngành xây dựng nói chung nhưng cũng mang những đặc điểm riêng của mình đó là xây dựng các cơng trình trên sơng, ven biển và xa bờ.

Ngành Bảo đảm an toàn hàng hải: SV nắm được các kiến thức về pháp luật, kinh tế, ngoại ngữ và tin học; nêu lên được các biện pháp kỹ thuật, khảo sát, đo đạc tàu thủy; trình bày được việc quy hoạch khảo sát, thiết kế, thi công, khai thác và quản lý các cơng trình cải tạo đường sơng, đảm bảo an tồn đường thủy, phao tiêu báo hiệu luồng lạch, kênh chạy tàu.

Ngành Kỹ thuật điện tử: Kỹ thuật điện tử có nhiều chuyên ngành như: điện, điều khiển tự động, điện tử - viễn thông... SV sẽ được học nhiều kiến thức liên quan đến khí cụ điện hạ áp, hình họa, vẽ kỹ thuật, máy điện, vật liệu điện, đo lường điện, vẽ điện, kỹ thuật truyền thanh, kỹ thuật truyền hình, kỹ thuật siêu âm, kỹ thuật cao tần, mạch điện, an toàn điện...

3.1.4. Nguyên tắc đả m bảo tính khả thi

SV nội trú Trường ĐHHHVN có nguồn gốc xuất thân rất đa dạng, từ nhiều gia đình (cơng nhân, trí thức, bộ đội, nơng dân...), có hồn cảnh sinh hoạt và điều kiện giáo dục khác nhau. Họ đến ĐHHHVN từ những miền quê có truyền thống văn hóa khác nhau, từ những gia đình có điều kiện khác nhau. Họ bao gồm nam và nữ và là con em các dân tộc khác nhau. Do vậy, ban đầu

khi mới bước chân vào giảng đường ĐH, họ còn nhiều bỡ ngỡ. Họ gặp khơng ít khó khăn trong cuộc sống tự lập, xa gia đình, người thân và trong phương pháp học tập cũng như trong cách sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Họ phải làm quen với đời sống ở nội trú đầy mới lạ. Cho nên những ngày đầu học tập và sinh sống ở Trường, họ gặp khơng ít khó khăn.

Mục đích của SV nội trú là tập trung vào học tập, thực hành, luyện tập sức khỏe, tác phong kỷ luật. Họ là một bộ phận thanh niên ưu trội hơn, được đào tạo cơ bản trong hệ thống giáo dục quốc dân; những người năng động, có kiến thức, có trình độ học vấn, trình độ văn hố tương đối cao. Họ năng động, nhạy cảm, ham thích và dễ tiếp thu cái mới thể hiện rõ nét trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật. Họ được học tập trong môi trường khoa học, trong điều kiện cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, được ở trong những khu KTX sạch đẹp, an toàn, kỷ luật.

3.2. Một số biê ̣n pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam

3.2.1. Hoàn thiện tổ chức nhân sự quản lý sinh viên và các văn bản của Nhà trường quy định về quản lý công tác sinh viên nội trú Nhà trường quy định về quản lý công tác sinh viên nội trú

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

- Hoàn thiện bổ máy tổ chức nhân sự QLSV, đủ số lượng để QLSV nội trú là yếu tố quan trọng giúp Nhà trường hoàn thanh mục tiêu đào tạo.

- Trên cơ sở đặc điểm riêng của Nhà trường, cần phải xây dựng quy định cụ thể về công tác QLSV nội trú. Bản quy định cần phải nêu trách nhiệm của từng phòng, ban, khoa, tổ bộ môn. Đồng thời, quy định quyền và nghĩa vụ của SV nội trú phải thực hiện trong quá trình học tập tại Trường .

3.2.1.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

- Phòng CTSV phải nghiên cứu kỹ Quy chế công tác HSSV và tham mưu cho lãnh đạo Nhà trường xây dựng văn bản quy định về QLSV nội trú, vì đây là văn bản có tính pháp lý cao do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về lĩnh vực quản lý HSSV. Tư tưởng chỉ đạo của Ban Giám hiệu là quy định của Nhà trường dựa trên quy chế của Bộ GD&ĐT, nhưng phải cụ thể hóa vào

an ninh, trật tự của Thành phố Hải Phịng. Hơn nữa phải tìm ra những quy định sát với thực tế, có tính khả thi, phù hợp với Nhà trường mang tính chất bán quân sự. Nhà trường có thể thành lập tổ soạn thảo các quy định về công tác QLSV nội trú. Tổ công tác này sẽ kết thúc hoạt động khi Quy định về CTSV nội trú được ban hành.

- Thầy Phó Hiệu trưởng phụ trách CTSV chủ trì, giao ban cơng tác QLSV nội trú định kỳ hàng tháng giữa các khoa, phòng ban trong Nhà trường, yêu cầu có báo cáo cụ thể tình hình QLSV nội trú vào một ngày cố định hàng tháng và thống nhất giải quyết những vấn đề về SV trong KNT (Hiện nay, đang giao ban theo quý).

- Tham mưu đề xuất Nhà trường tăng cường cán bộ đối với Phịng CTSV để đủ nhân lực trong cơng tác QLSV nội trú.

- BQL KNT có nhiệm vụ trực tiếp giúp Ban Giám hiệu QLSV nội trú và có kế hoạch cụ thể cho từng học kỳ, từng năm học, định kỳ liên lạc với các phòng, ban, khoa, đại diện địa phương, công an… để đánh giá rút kinh nghiệm.

- BQL KNT phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, Hội SV Trường trong việc giới thiệu những SV là hạt nhân tích cực trong cơng tác phong trào. - BQL KNT thành lập và đưa vào hoạt động các Nhóm SV tự quản theo từng khu nhà ở trong KNT, có thống kê, báo cáo định kỳ với Phòng CTSV hàng tháng, hàng quý.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện các biện pháp

- Có sự quan tâm, chỉ đạo của Hội đồng Trường và Ban Giám hiệu, sự nhiệt tình và ủng hộ của cán bộ quản lý Phịng CTSV và cán bộ BQL KNT, các khoa, các phịng ban có liên quan. Sự giúp đỡ của cơng an, chính quyền địa phương, sự phối hợp và tham gia nhiệt tình của SV.

- Bổ sung góp ý của SV đang ở KNT để tham mưu cho lãnh đạo Nhà trường để sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy định quản lý nội trú.

- Một điểm cần lưu ý là, SV nội trú Trường ĐHHHVN đa phần là SV nam, thường có hộ khẩu thường trú tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và một số tỉnh ở Đồng bằng Bắc Bộ. Các em đều xuất thân trong các gia đình nơng dân, sống ở khu vực khó khăn, làm nơng nghiệp là chính, thu nhập khơng cao, khả năng gia đình chu cấp tiền, vật chất cho các em sinh sống, học tập eo hẹp, dẫn tới SV nam phải đi làm thêm đơng, giờ giấc khơng ổn định, phải có quy định chặt chẽ khi SV đi làm thêm các nghề, dịch vụ “nhạy cảm” như quán cà phê, karaokê, nhà hàng... đây là những nơi dễ xảy ra các hành vi tiêu cực, thậm chí vi phạm pháp luật. Cho nên khi soạn quy định phải lưu ý để điều chỉnh các trường hợp này.

- Công an và chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp Nhà trường quản lý được SV nội trú như: xử lý SV đến giờ không về KTX ngủ mà vẫn ngồi ở các quán Internet, càfé gần Trường, mâu thuẫn với thanh niên địa phương, những sự việc liên quan đến an ninh trật tự, tài sản, tính mạng của SV.

- Đối với SV có hộ khẩu gia đình trong nội thành thành phố: Những SV ngành đi biển, mặc dù gia đình sinh sống ở ngay gần Trường cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành Quy định của Nhà trường, trong 2 năm đầu phải ở trong KTX. Do vậy, Nhà trường cần phối hợp gặp gỡ với gia đình SV tun truyền, giải thích về Quy định trên, đồng thời trong công tác giáo dục, QLSV, Nhà trường yêu cầu gia đình cần cung cấp thơng tin cho Nhà trường về tình hình SV và thái độ của SV đối với cộng đồng, xóm làng, dân phố.

- Việc QLSV nội trú cần sự kết hợp thường xuyên giữa ba chủ thể: Nhà trường - Chính quyền địa phương - BQL KNT, xây dựng cơ chế phối hợp, quy định, nội quy đủ mạnh, thực thi nghiêm túc để công tác QLSV nội trú đi vào nề nếp.

- Có kế hoạch thống nhất về việc họp giao ban định kỳ hàng tháng giữa lãnh đạo Nhà trường, Phịng CTSV với khoa, các ban ngành đồn thể

để rút kinh nghiệm trong QLSV, đề xuất các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng QLSV nội trú.

3.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý sinh viên nội trú

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Bước vào thế kỷ XXI, kinh tế tri thức với sản phẩm mũi nhọn là công nghệ thơng tin đang thể hiện vai trị và sức mạnh vượt trội chi phối các hoạt động của con người. Công nghệ thông tin là phương tiện trợ giúp đắc lực có hiệu quả cao trong công tác quản lý nền hành chính nói chung và quản lý ngành giáo dục nói riêng, đặc biệt là trong quản lý các KTX SV. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý KTX là một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao chất lượng của công tác quản lý giáo dục, góp phần thúc đẩy các hoạt động phát triển toàn diện , từng bước đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý và phục vụ SV góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh việc đổi mới cơ sở vật chất, BQL KNT ĐH Hàng hải coi việc ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ và tổng thể sẽ giúp các cơng tác quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của KTX, chống thất thu tài chính, cơng khai minh bạch, giúp kiểm sốt sử dụng cơ sở vật chất hiệu quả, đảm bảo tính tra cứu thuận tiện, lưu trữ lâu dài và vẹn tồn của thơng tin, rút ngắn thời gian thống kê báo cáo ...

3.2.2.2. Nội dung thực hiện biện pháp

Để xây dựng phần mềm QLSV nội trú theo Quyết định số 58/2007/QĐ- BGDĐT của bộ GD&ĐT ngày 12 tháng 10 năm 2007 ban hành qui định về hồ sơ HSSV và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ SV, yêu cầu đặt ra là phải đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, việc trách nhiệm của phòng Đào tạo và phòng CTSV và BQL KNT của Nhà trường.

- Phòng CTSV cần quản lý được các thông tin của SV từ khi nhập học đến khi ra trường. Thông qua hệ thống người quản lý dễ dàng truy cập tìm kiếm thơng tin về q trình học tập cũng như thơng tin cá nhân của SV.

Hệ thống quản lý giúp cho việc theo dõi xử lý học tập cuối năm học và cuối khóa học được nhanh chóng, chính xác. Căn cứ vào các dữ liệu đã có trong hệ thống cho phép thống kê theo các yêu cầu sau:

+ Danh sách SV trúng tuyển theo khoa, theo ngành, theo lớp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh viên nội trú tại trường đại học hàng hải việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)