Tổng hợp về rèn luyện từ năm 2010 đến năm 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh viên nội trú tại trường đại học hàng hải việt nam (Trang 52)

Năm học Tổng số Xuất sắc (>=90) Tốt (80 – 89) Khá (70-79) Trung bình (50-69) SL (SV) Tỷtrọng (%) SL (SV) Tỷtrọng (%) SL (SV) Tỷtrọng (%) SL (SV) Tỷtrọng (%) 2010 - 2011 11.090 850 7,66 4.716 42,52 3.355 30,25 2.169 19,56 2011 - 2012 11.373 1.036 9,11 4.516 39,71 4.076 35,84 1.745 15,34 2012 - 2013 10.067 2.079 20,65 4.191 41,63 3.048 30,28 571 5,67

2.3.3. Hoạt động của sinh viên nội trú

Các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu trong tuần, SV nội trú các ngành trên bờ dành thời gian cho hoạt động trong một ngày như sau: Thời gian lên lớp chính khóa khoảng 5 - 7 giờ, thời gian nghỉ ngơi từ 7 đến 8 giờ, còn lại 9 - 10 giờ hoạt động ngoài giờ. Riêng 2 ngày thứ 7 và chủ nhật SV được tự do hoàn toàn về thời gian. Như vậy thời gian hoạt động ngồi chính khóa chiếm 2/3 thời gian mỗi tuần của SV nội trú ngành trên bờ.

SV năm thứ Nhất và năm thứ Hai thuộc 02 ngành Điều khiển tàu biển và Khai thác máy tàu biển phải ở nội trú để rèn luyện theo chế độ riêng, cụ thể như sau:

- Chấp hành nghiêm túc việc học tập, rèn luyện theo Khung thời gian biểu trong ngày cho SV các ngành đi biển, bắt đầu từ 05h00’ đến 22h30’

hàng ngày.

- Mỗi tuần, thực hiện chế độ chạy dài 02 buổi sáng, cụ thể như sau:

Ngành Khai thác Máy tàu biển: Thứ Tư + Thứ Sáu

+ Tuyến chạy: khoảng 2 km, cụ thể là:

KNT→ Cầu Rào→ Giảng đƣờng B (để điểm danh)→ về KNT.

Các buổi sáng cịn lại trong tuần, tồn bộ SV tập thể dục buổi sáng tại KNT (trừ sáng Thứ Bảy và Chủ Nhật).

- Điểm danh, xếp hàng lên giảng đường hàng ngày: lớp học sáng từ 06h30’, lớp học chiều từ 12h30’ (trừ ngày thứ Hai dành cho sinh hoạt lớp và

chào cờ định kỳ).

- Mặc đồng phục theo đúng mẫu quy định, đội mũ kêpi, đi giầy da đen, đeo thẻ SV khi lên giảng đường hoặc làm việc với các đơn vị trong Nhà trường.

- Chấp hành chế độ báo động, điểm danh, kiểm tra định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Nhà trường.

- Thực hiện chế độ lao động, giữ gìn cảnh quan, mơi trường KNT xanh, sạch, đẹp và văn minh theo kế hoạch của Nhà trường và BQL KNT.

2.3.4. Nguyên nhân và điều kiện ở nội trú

Muốn quản lý tốt bất kỳ một đối tượng quản lý nào trước hết nhà quản lý phải nắm được tâm tư, nguyện vọng của đối tượng quản lý đó. Để phục vụ mục đích tìm ra các biện pháp QLSV nội trú có hiệu quả, chúng tơi đã tiến hành điều tra xã hội học ở 200 SV nội trú của Trường tại thời điểm tháng 4 năm 2013. Tìm hiểu lý do ở nội trú của SV trên cơ sở thu thập thông tin của SV chúng tôi đã thu được kết quả thể hiện tại bảng:

Bảng 2.8. Ý kiến của SV về lý do ở nội trú

STT Lý do ở nội trú Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1. Có điều kiện học tập tốt hơn 163 81,5

2.

Rèn luyện được ý thức kỷ luật trong môi trường tập

thể 127 63,5

3. Rèn luyện thể chất 110 55,0

4. Tiết kiệm chi phí hơn 124 62,0

5. An ninh trật tự tốt hơn 186 93,0

6. Bị bắt buộc (gia đình, nhà trường, điều kiện kinh tế) 135 67,5

Kết quả bảng 2.8 cho thấy, đa phần SV ở nội trú cho rằng có an ninh trật tự tốt hơn, (chiếm 93,0 %) lý do này được xếp ở vị trí cao nhất. Điều này cho

thấy SV nhận thức rằng mơi trường ngoại trú ở Hải Phịng cịn tiềm ẩn những nguy cơ về mất an ninh, trật tự. Tỷ lệ SV cho rằng ở KTX có điều kiện học tập tốt hơn chiếm 81,5%, xem xét cụ thể ta thấy còn 17 ý kiến chưa đồng ý lý do ở

nội trú có điều kiện học tập tốt hơn. Điều này đặt ra cho Nhà trường cần phải có những biện pháp quản lý giúp cho SV nội trú có mơi trường học tập tốt hơn. Đối với lý do bị bắt buộc ở nội trú, đạt tỷ lệ 67,5%, xếp vị trí thứ 3. Kết quả này cho thấy SV chưa thực sự nhận thấy nếu ở trong KTX đem lại cho mình những thuận lợi trong học tập, rèn luyện và sinh hoạt mà là do Nhà trường, gia đình và điều kiện kinh tế bắt buộc. Tên thực tế một số SV lại cho rằng khơng ở trong nội trú sẽ có được cuộc sống tự do thoải mái hơn. Chính vì vậy các nhà quản lý cần lưu tâm, đặc biệt trong công tác QLSV nội trú, đề ra các hoạt động thiết thực nhằm lôi cuốn SV tham gia vào công tác nội trú một cách tự giác, tích cực. Hiện nay, việc bố trí cho SV vào ở KTX của trường được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên cho ngành đi biển, sau đó xét duyệt từ trên xuống dưới cho đến khi hết chỉ tiêu dành cho các đối tượng ưu tiên sau: Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, thương binh, Con liệt sỹ, gia đình có cơng với cách mạng. Con thương binh, bệnh binh đã được xếp hạng, SV nữ, SV có hộ khẩu thường trú ở xa địa bàn Hải Phòng... Như vậy trong điều kiện chưa thể mở rộng được KTX thì SV vẫn phải ở ngoại trú. Để có cơ sở đánh giá thực trạng SV nội trú của trường chúng tôi tiến hành xem xét điều kiện ở nội trú trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và khó khăn.

Kết quả đánh giá về những thuận lợi trong điều kiện ở nội trú thể hiện tại bảng 2.9.

Bảng 2.9. Những thuận lợi của SV trong điều kiện ở nội trú

STT Những thuận lợi Trả lời Tỷ lệ (%)

1. Có mơi trường n tĩnh để học tập 163 81,5

2. Điều kiện sinh hoạt tốt 103 51,5

3.

Có mơi trường tốt để học nhóm và trao

đổi chuyên môn 132 66,0

4.

Được giao lưu với các bạn đến từ các

địa phương khác nhau 85 42,5

5. Được chơi thể dục, thể thao 182 91,0

Các con số của bảng 2.9 phản ánh thực trạng là điều kiện sống của SV nội trú là chưa thuận lợi vì hai lý do: điều kiện sinh hoạt tốt (51,5 %) và được giao lưu với các bạn đến từ các địa phương khác nhau (42,5 %). Thực tế hiện nay khu KTX nữ của Nhà trường đang bị xuống cấp nghiêm trọng đặc biệt là hệ thống cửa, đường điện, nước, nhà vệ sinh … (Khu KTX nam mới được đầu tư xây mới). Việc giao lưu giữa các nhóm SV đến từ các địa phương khác nhau còn hạn chế do đối tượng SV ở nội trú đa phần xuất thân từ các gia đình làm nơng nghiệp, các em rất hiền lành, nhưng lại có những có những mặt hạn chế về giao tiếp: cục bộ địa phương, lối sống của cá nhân…

Những khó khăn của SV trong điều kiện ở nội trú thể hiện tại bảng 2.10.

Bảng 2.10. Những khó khăn của SV trong điều kiện ở nội trú

STT Những khó khăn Trả lời Tỷ lệ (%)

1. Điều kiện an ninh, trật tự không tốt 125 62,5

2. Điều kiện sinh hoạt thấp 154 77,0

3. Dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội 170 85,0

4.

Chi phí sinh hoạt cao (điện, nước, ăn

uống…) 132 66,0

5. Những khó khăn khác 71 35,5

Từ kết quả bảng 2.10 có thể rút ra nhận xét: môi trường ở nội trú đa

phần là khó khăn cho SV trong học tập và sinh hoạt: dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội (85 %), điều kiện sinh hoạt thấp (77 %), điều kiện an ninh trật tự thấp (62,5 %)... Ngồi ra, một khó khăn đặc biệt đáng lưu ý là chi phí sinh hoạt cao (điện, nước, ăn uống…) chiếm 66,0 % ý kiến đánh giá. Điều này gây trở ngại không nhỏ cho việc sinh hoạt của SV. Trong điều kiện 2 khu KTX của Nhà trường nằm cách xa nhau, xung quanh là các khu dân cư với rất nhiều quán Gameoneline, Internet, Bi - a, Karaoke, các điểm ghi lơ, đề thì nhiệm vụ quan trọng trong công tác QLSV nội trú là Nhà trường phải phối hợp với chính quyền địa phương và các ban ngành chức năng làm sao để hạn chế được thấp nhất những tệ nạn xã hội, gây những tác động tiêu cực cho SV

nội trú, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho SV có mơi trường sống lành mạnh để học tập và rèn luyện góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của Nhà trường.

Với đặc điểm của SV nội trú của Trường ĐHHHVN phần đông là những người đi biển, nhiều em xuất thân từ những gia đình nơng dân, đều có mục đích học tập rõ ràng nên có thể nói cơng tác QLSV nội trú của Trường khá thuận lợi vì đối tượng quản lý khá thuần tính. Bên cạnh đó, với bản tính năng động, ham học hỏi, có tính kỷ luật, thích các hoạt động tập thể nên trong công tác QLSV nếu khéo léo đưa ra các biện pháp quản lý hợp lý cũng rất dễ tập hợp lực lượng này vào các hoạt động có ý nghĩa.

Tuy nhiên, với những biểu hiện tiêu cực như đã phân tích và những khó khăn mà SV nội trú phải đối mặt địi hỏi cơng tác QLSV nội trú của Trường cần phải linh hoạt, khéo léo nhằm hạn chế thấp nhất những khó nhăn và những biểu hiện tiêu cực, hướng SV vào những hoạt động lành mạnh, có tính tích cực cao và giúp SV khắc phục được những khó khăn trong cuộc sống để có thể tập trung vào nhiệm vụ học tập và rèn luyện của mình, đáp ứng yêu cầu đào tạo của Nhà trường.

2.4. Thực trạng công tác quản lý sinh viên nội trú của Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam

2.4.1. Nhận thức về quản lý sinh viên nội trú

Công tác QLSV từ lâu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo bằng các văn bản mang tính chất pháp quy như: Quyết định số 1584/GD-ĐT ngày 27/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc ban hành “Quy chế công tác HSSV trong các trường đào tạo”; Quyết định số 39/2000/QĐ- BGDĐT ngày 30/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm trong “Quy chế công tác HSSV trong các trường đào tạo” và hiện nay là Quy chế SV các trường ĐH, Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo). Là một trường ĐH nằm trong hệ thống các trường ĐH của cả nước, trong những năm qua Trường ĐHHHVN đã thực sự coi trọng cơng tác QLSV và đã có nhiều giải pháp để triển khai thực hiện công tác này.

Đánh giá về mức độ cần thiết đối với công tác QLSV nội trú trên cơ sở lấy ý kiến của 80 cán bộ, giảng viên của Trường chúng tôi thu được kết quả tại bảng 2.11.

Bảng 2.11. Đánh giá của cán bộ, giảng viên Trƣờng ĐHHHVN về mức độ cần thiết của công tác QLSV nội trú

STT Mức độ cần thiết của công tác

QLSV nội trú của Nhà trƣờng Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Rất cần thiết 32 40,0 2 Cần thiết 26 32,5 3 Bình thường 17 21, 25 4 ít cần thiết 5 6,25 5 Hồn tồn khơng cần thiết 0 0

Bảng 2.11. phản ánh thực trạng là cán bộ giảng viên trong Trường có đánh giá khá cao về mức độ cần thiết của công tác QLSV nội trú: 40,0 % cho là rất cần thiết, 32,5% cho là cần thiết, 21,25% cho là bình thường và khơng có ý kiến nào cho rằng QLSV nội trú hồn tồn khơng cần thiết. Tuy nhiên vẫn còn 6,25% số người được hỏi cho là cơng tác QLSV nội trú là ít cần thiết. Kết quả này cho thấy, đa số cán bộ, giáo viên trong Trường nhận thức được tầm quan trọng và vai trị của cơng tác QLSV nội trú nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ giáo viên băn khoăn về sự cần thiết của cơng tác này.

Tìm hiểu trực tiếp từ đối tượng được quản lý là SV về mức độ cần thiết của công tác QLSV nội trú chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.12.

Bảng 2.12. Đánh giá của SV Nhà trƣờng về mức độ cần thiết của công tác QLSV nội trú

STT Mức độ cần thiết của công tác

QLSV nội trú của Nhà trƣờng Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1. Rất cần thiết 87 43,5 2. Cần thiết 64 32 3. Bình thường 39 19,5 4. Ít cần thiết 8 4,0 5. Hồn tồn khơng cần thiết 2 1,0

Nhìn chung, SV của Trường cũng đánh giá cao về mức độ cần thiết của cơng tác QLSV nội trú. Có 87 phiếu trả lời là rất cần thiết đạt tỷ lệ 43,5%; 64 phiếu trả lời là cần thiết, đạt tỷ lệ 32% và 39 phiếu cho là bình thường, đạt tỷ lệ 19,5%. Tuy nhiên, cũng giống như đối tượng khảo sát là cán bộ giáo viên, cũng vẫn cịn 8 SV thấy rằng cơng tác QLSV nội trú là ít cần thiết, chiếm tỷ lệ 4 % và 2 ý kiến cho rằng hồn tồn khơng cần thiết, chiếm tỷ lệ 1%.

Tham gia vào cơng tác QLSV nội trú khơng chỉ có lực lượng trong Nhà trường mà cần phải có sự phối hợp của các lực lượng ngồi Nhà trường. Vì vậy, chúng tơi tiến hành lấy ý kiến của 30 đồng chí cơng an khu vực, cán bộ phường... nơi Trường đóng về mức độ cần thiết của công tác QLSV nội trú và thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.13.

Bảng 2.13. Đánh giá của cán bộ địa phƣơng về mức độ cần thiết của công tác QLSV nội trú

STT Mức độ cần thiết của công tác

QLSV nội trú của Nhà trƣờng Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1. Rất cần thiết 11 36,70 2. Cần thiết 14 46,70 3. Bình thường 3 10,0 4. Ít cần thiết 1 3,30 5. Hồn tồn khơng cần thiết 1 3,30

Phân tích bảng 2.13 chúng ta thấy nhìn chung cán bộ địa phương đều đánh giá cao về mức độ cần thiết của cơng tác QLSV nội trú: có 11 ý kiến (đạt tỷ lệ 36,70%) cho là cần thiết, 14 ý kiến (đạt tỷ lệ 46,70 %) cho là cần thiết và 3 ý kiến (đạt tỷ lệ 10%) cho là bình thường. Tuy nhiên, vẫn còn 1 ý kiến (đạt tỷ lệ 3,30%) cho là cơng tác QLSV nội trú ít cần thiết và 1 ý kiến (đạt tỷ lệ 3,30%) cho là hoàn tồn khơng cần thiết.

Những kết quả điều tra trên cho phép chúng ta rút ra kết luận: các lực lượng tham gia vào công tác QLSV nội trú của Trường ĐHHHVN, kể cả đối

tượng được quản lý là SV nội trú đã nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của cơng tác QLSV nội trú. Cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý đều cho rằng QLSV nội trú là rất cần thiết. Đây là một thuận lợi căn bản cho việc thực hiện công tác QLSV nội trú trên thực tế bởi vì chỉ khi có sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn thì hành động mới đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, kết quả của các bảng cũng cho thấy vẫn cịn có một số bộ phận nhỏ e ngại về mức độ cần thiết của công tác QLSV nội trú. Đó là trở ngại mà công tác QLSV nội trú của Trường ĐHHHVN cần phải khắc phục.

Bảng 2.14. Nhận thức của GV, SV về các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý sinh viên nội trú Trƣờng ĐHHHVN

TT Các yếu tố ảnh hƣởng Đối tƣợng và mức độ ảnh hƣởng (%) Giảng viên (80) Sinh viên (200) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1. Nhận thức của cán bộ, giảng viên về

QLSV nội trú 5 6,25 9 4,5

2. Năng lực của đội ngũ QLSV nội trú

còn yếu 13 16,25 23 11,5

3. Cơ chế quản lý chưa rõ ràng

và bất cập 12 15 19 9,5

4. Sự phối hợp giữa Nhà trường với chính

quyền địa phương 8 10,0 15 7,5

5. Cán bộ quản lý cấp trên chưa quan tâm

đúng mức tới QLSV 4 5 7 3,5

6. Cơ sở vật chất phục vụ cho QLSV còn

thiếu và chưa hiện đại 37 46,25 122 61

7. Các yếu tố khác 1 1,25 5 2,5

Đối với GV và SV theo kết quả khảo sát họ đều cho rằng yếu tố về cơ sở vật chất là yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLSV nội trú Trường ĐHHHHVN (GV: 46%), (SV: 61%); tiếp theo là năng lực của đội ngũ QLSV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh viên nội trú tại trường đại học hàng hải việt nam (Trang 52)