Cơ chế đánh giá kết quả hoạt động nhóm theo hình thức STAD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp chủ đề sự nhìn của mắt (Trang 36 - 38)

Kiểm tra lần 1 Kiêm tra lần 2 Chỉ số cố gắng Tổng

Thành viên số 1 7 7 0

Thành viên số 2 4 7 3

Thành viên số 3 9 8 0

Thành viên số 4 6 8 2

5

Theo như cơ chế này, một HS kém có thể mang điểm về cho cả nhóm dựa vào sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của các TV khác trong nhóm.

Ưu điểm

- Loại được phần lớn các hiện tượng ăn theo, chi phối và tách nhóm.

- Đề cao sự đóng góp của các học sinh kém và nâng sự đóng góp này thành nhân tố quyết định.

- Lấy sự cố gắng và nỗ lực làm tiêu chí đánh giá thay vì khả năng, học lực.

Hạn chế: Việc tổ chức hoạt động nhóm theo hình thức này mất nhiều thời

gian công sức trong việc soạn đề, nhất là phải tiến hành hai lần kiểm tra

Một số lưu ý

- Khi chia nhóm, GV cần chú ý đến năng lực của các thành viên trong nhóm, đảm bảo mỗi nhóm đều có HS khá, giỏi để giúp đỡ các HS yếu.

- Vì HS làm bài kiểm tra ngay sau khi tìm hiểu bài mới nên đề kiểm tra cần tránh những câu hỏi thuộc lịng, khơng q khó nhưng cũng khơng được quá dễ. Khi soạn đề, GV cần bám sát mục tiêu bài học, các câu hỏi thuộc dạng hiểu và vận dụng kiến thức có độ khó vừa phải (1 - 2 bước suy luận), sao cho HS khá giỏi có thể đạt được điểm khá ở lần kiểm tra đầu tiên để các em tự tin với việc giúp bạn yếu kém hiểu bài trước khi kiểm tra lần hai.

- Để đánh giá được sự tiến bộ của HS yếu kém thì đề kiểm tra lần hai phải có độ khó tương đương, câu hỏi có hướng vận dụng tương tự như đề kiểm tra lần đầu. Để làm tốt điều này, GV cần dành nhiều thời gian, công sức cho việc soạn đề và trao đổi với các đồng nghiệp để điều chỉnh cho hợp lí.

- Do số TV mỗi nhóm có thể khác nhau, vì vậy để việc đánh giá được cơng bằng cần tính giá trị trung bình chỉ số cố gắng của các nhóm.

- Hình thức STAD dễ áp dụng cho các bài tìm hiểu kiến thức mới đơn giản, ngắn gọn vì HS có thể tự học hay các tiết bài tập, ơn tập, luyện tập vì HS có thể tự ơn lại kiến thức và nhờ các thành viên trong nhóm kiểm tra lại.

b. Phân hóa về nhiệm vụ nhận thức.

* Thống nhất ở cấp độ lớp, phân hóa ở cấp độ nhóm

Các nhóm trong lớp có nhiệm vụ giống nhau, các thành viên trong nhóm có nhiệm vụ khác nhau. Các nhóm thực hiện một mục tiêu chung duy nhất và được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng thành viên trong nhóm. Các hoạt động cá nhân được tổ chức lại, liên kết với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ chung.

Hình thức hoạt động nhóm này có tác dụng tạo một sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi HS phải chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ của mình, thành tích của họ có ảnh hưởng trực tiếp tới thành tích chung cả nhóm. Vì vậy, buộc mỗi HS phải tích cực nỗ lực, khơng trơng chờ, ỷ lại vào người khác. Hơn nữa, hình thức hoạt động nhóm này có tác dụng giúp cho GV giao những nhiệm vụ thích hợp với trình độ năng lực của từng HS và có thể áp dụng cho các bài học có nội dung phân nhánh.

Hình thức hoạt động nhóm có thể sử dụng: + Hình thức TGT (Team - Game - Tournament)

Với hình thức TGT, hoạt động nhóm cũng tương tự STAD nhưng cơ chế đánh giá có đổi khác. GV chia nhóm theo khả năng học tập, trong đó các thành viên số 1 của từng nhóm có sức học tương đương nhau, tương tự với các thành viên còn lại. Quá trình kiểm tra đánh giá được biến thành các cuộc so tài nhỏ giữa các thành viên cùng số ở các nhóm. Sự chênh lệch giữa hai lần kiểm tra được sử dụng để tính điểm. Có thể minh hoạ rõ hơn về cấu trúc này bằng bảng sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp chủ đề sự nhìn của mắt (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)