Cách sửa tật mắt cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp chủ đề sự nhìn của mắt (Trang 87 - 90)

Viễn thị

- Đặc điểm của mắt viễn

Mắt viễn là mắt nhìn gần kém hơn so với mắt bình thường. So với mắt bình thường, điểm cực cận (Cc) của mắt viễn nằm xa mắt hơn. Khoảng cách này phụ

thuộc vào mắt bị viễn nặng hay nhẹ. Khi khơng điều tiết, thấu kính của mắt viễn có tiêu điểm ở sau màng lưới. Khi nhìn xa vơ cực mắt phải điều tiết.

- Cách khắc phục tật viễn thị

Để khắc phục tật viễn thị cũng có hai cách:

+ Dùng một thâu kính hội tụ có độ tụ thích hợp đeo trước mắt hay gắn nó sát giác mạc.

+ Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong của bề mặt giác mạc. Cách dùng thấu kính hội tụ là đơn giản hơn.

Cần chọn kính sao cho khi đeo kính, mắt viễn nhìn được vật ở gần như khơng có tật. Điều đó có nghĩa là ảnh của vật tạo bởi thấu kính nằm ở điểm cực cận của mắt viễn. Ảnh này là ảnh ảo đối với kính nằm xa mắt hơn vật.

Đeo kính như vậy thì khi mắt nhìn vật ở xa vơ cực cũng đỡ phải điều tiết hơn so với mắt khi không đeo.

 Lão thị

- Đặc điểm của mắt lão:

Lão thị là tật thông thường của mắt ở những người nhiều tuổi, thường từ 40

tuổi trở lên. Khi tuổi càng tăng, tính đàn hồi của thể thuỷ tinh giảm và cơ vịng khơng thể căng phồng thể thuỷ tinh lên như hồi trẻ, do vậy khoảng cực cận Đ của mắt tăng lên, nghĩa là điểm cực cận Cc xa mắt hơn so với mắt bình thường (lúc trẻ).

Cũng như mắt viễn, mắt lão nhìn gần kéo hơn mắt bình thường.

- Cách khắc phục tật lão thị:

Để khắc phục tật lão thị cũng có thể có hai cách như ở tật viễn thị:

+ Dùng một thâu kính hội tụ có độ tụ thích hợp đeo trước mắt hay gắn nó sát giác mạc.

+ Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong của bề mặt giác mạc.

Do tật lão thị là tật thông thường đối với mọi người nhiều tuổi, nên đối với những người hồi trẻ mắc tật cận thị phải đeo kính phân kì để nhìn xa thì khi về già mắc thêm tật lão thị, thì tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ của tật lão thị, họ có thể phải đeo kính hội tụ để nhìn gần. Đối với những người này, tiện lợi nhất là dùng loại “kính hai trịng” có phần trên là kính phân kì, phần dưới là kính hội tụ.

3. Mắt lác

Mắt lác là do có sự lệch trục nhãn cầu của một hoặc hai mắt. Mắt lác có thể lệch vào trong hoặc ra ngoài,lên trên hoặc xuống dưới, hoặc lác chéo. Mắt lác thường xuất hiện rõ khi hai mắt nhìn thẳng về phía trước. Nếu che mắt khơng lác đi thì mắt lác sẽ chuyển động để đưa mắt trở về tư thế nhìn thẳng.

Một số hình thái lác thường gặp:

* Lác trong: Lác bẩm sinh là thường gặp nhất chiếm khoảng 40% số trường

hợp lác. Lác trong có thể 1 mắt hốc ln phiên hai mắt nếu thị lực tương đương.

* Lác ngồi: Tỉ lệ lác ngồi ít hơn nhiều so với lác trong. Hai hình thái thường

gặp của lác ngoài là lác ngoài thường xuyên và lác ngoài từng lúc. Lác ngoài thường xuyên xuất hiện sớm, độ lác cao, khúc xạ ổn định, có thể kèm theo tổn hại thực thể.

* Một số hình thái lác đặc biệt:

- Hội chứng Duanue: mắt lác vào trong hoặc ra ngoài, kèm theo khe mi hẹp lại đưa mắt vào trong.

- Hội chứng Brown: Mắt hạn chế đưa lên trên, vận nhãn các hướng khác thường, mắt không lác hoạc lác xuống dưới.

- Hội chứng Mcebius: Lác trong do liệt các dây thần kinh VI,VII.

- Liệt hai cơ đưa mắt lên: Mắt bị liệt thường lác dưới và không liếc được theo các hướng lên trên.

-Liệt cơ chéo lớn bẩm sinh: Mắt liệt lác lên trên.

* Khắc phục: Rất khó để khắc phục được tật này. Nhưng tuỳ từng mức độ

nặng nhẹ của bệnh mà người ta có thể sử dụng hai phương pháp là luyện tập nhược thị hay phẫu thuật mắt. Hoặc đôi khi áp dụng kết hợp cả hai phương pháp này.

4. Mù màu

Thuật ngữ mù màu là một từ khơng chính xác, thường được sử dụng trong trò chuyện hàng ngày, để ám chỉ bất cứ sự khó khăn nào trong việc phân biệt giữa các màu. Sự mù màu thật sự, hay khơng có khả năng nhìn thấy bất cứ màu nào, thì cực kì hiếm, mặc dù có đến 8% nam giới và 0,5% phụ nữ sinh ra có một số dị tật về sự nhìn màu (xem bảng 1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp chủ đề sự nhìn của mắt (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)