Các bước tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc ghép hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp chủ đề sự nhìn của mắt (Trang 40 - 42)

Bước làm việc Bước 1: Chia nhóm hợp tác, nhóm chun gia và phân cơng cơng việc

Bước 2: Nhóm chuyên gia làm việc Bước 3: Nhóm hợp tác làm việc Bước 4: Làm bài cá nhân Bước5: Đánh giá Cơng việc chính Chịu trách nhiệm các công việc được giao.

Thảo luận cùng chủ đề

Giảng bài cho nhau

Kiểm tra Điểm nhóm kết hợp điểm cá nhân Thành viên 1 Thành viên 2 Thành viên 3 Thành viên 4 Phần bài A Phần bài B Phần bài C Phần bài D Thành viên cùng chủ đề các nhóm thảo luận Chuyên gia trở về nhóm hợp tác giảng bài . Kiểm tra cá nhân về nội dung bài học. Từng thành viên hiểu toàn bộ bài học.

Ưu điểm

- Tạo cơ hội cho HS hình thành và rèn luyện các kĩ năng như kĩ năng giao tiếp, trình bày một vấn đề, kĩ năng lắng nghe, thảo luận,...

- Phát huy được tính tích cực, chủ động của HS. HS có nhiều cơ hội hoạt động, học hỏi và thể hiện vai trò của cá nhân, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn. HS tham gia vào hai hoạt động với ba vai trò khác nhau. Khi là thành viên của nhóm chuyên gia, HS được bình đẳng, tự do trao đổi với nhau về cùng một vấn đề nhằm hiểu thấu đáo, tường tận phần kiến thức được giao. Khi là thành viên của nhóm hợp tác, HS ở vị trí thay thế cho người thầy truyền đạt lại nội dung do mình phụ trách, đồng thời lắng nghe, tiếp thu và được quyền thắc mắc về nội dung của thành viên khác.

- Đề cao tính tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm, thấy được sự phụ thuộc tích cực giữa các cá nhân: các cá nhân hiểu khá sâu về phần kiến thức của mình, có sự cố gắng trong việc truyền đạt lại cho các TV khác. Kết quả là ban đầu mỗi cá nhân chỉ tìm hiểu kĩ một phần kiến thức, qua trao đổi cá nhân đó sẽ nắm được tất cả kiến thức của bài học. Qua đó góp phần làm tăng tinh thần đồn kết giữa các TV trong nhóm.

- Loại bỏ gần như triệt để hiện tượng ăn theo, chi phối và tách nhóm. Đây là những vấn đề dễ phát sinh trong q trình hoạt động nhóm.

- Sử dụng được với tất cả các cấp học, bậc học khác nhau.

Hạn chế

- Vì hoạt động nhóm được tổ chức hai lần: ban đầu là hoạt động của nhóm chuyên gia, sau đó hoạt động của nhóm hợp tác, do đó sẽ mất thời gian để di chuyển, ổn định nhóm và gây mất trật tự lớp học.

- Vì mỗi thành viên được giao tìm hiểu một phần của bài học nên có có thể có hiện tượng HS chỉ quan tâm tới nội dung được giao chứ không quan tâm đến nội dung của các thành viên khác khiến kiến thức khơng trọn vẹn.

- Khó thực hiện khi lớp học có những TV quá yếu, khơng thể đảm nhận vai trị như một chuyên gia về lĩnh vực được giao nghiên cứu.

Một số lưu ý

- Để HS có thời gian tìm hiểu bài, chủ động và tích cực trong hoạt động, việc chia nhóm và giao nhiệm vụ nên thực hiện ở tiết học trước.

- GV cần dự kiến sơ đồ chỗ ngồi cho nhóm chuyên gia và nhóm hợp tác sao cho đảm bảo đủ chỗ, HS có thể trao đổi trực diện đồng thời việc di chuyển phải thuận tiện, không làm mất thời gian hoạt động của nhóm hay mất trật tự lớp học.

- Cần nhấn mạnh phương án đánh giá kết quả hoạt động của nhóm và cá nhân để HS ý thức được vai trị của mình trong sự thành cơng của nhóm đồng thời đảm bảo HS không chỉ quan tâm đến phần bài học của mình mà cịn phải quan tâm tìm hiểu các phần cịn lại.

- Dù HS đóng vai trị chủ thể xun suốt hoạt động, nhưng do các em đang tìm hiểu kiến thức mới nên lúc trao đổi với nhau khó tránh khỏi những vướng mắc. Vì vậy, các em rất cần đến sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV. Đặc biệt là khi các nhóm chuyên gia hoạt động, GV phải đi đến từng nhóm để theo dõi, kịp thời phát hiện và giúp đỡ các em giải quyết các vướng mắc. Như thế khi về nhóm của mình, các em mới giúp nhóm giải quyết được những vấn đề đó.

- Các kiến thức trong SGK thường trình bày theo kiểu tuyến tính, kiến thức phần trước liên quan tới sau phần sau. Do đó, hình thức nhóm chuyên gia chỉ áp dụng hiệu quả ở một số bài học có nội dung đơn giản, các bài học gồm các các nội dung độc lập nhau hoặc các bài học mà HS đã có kiến thức nền tảng (dễ chia thành các đơn vị kiến thức tương đương để học, trao đổi).

- GV nên chọn bài học có thời lượng 2 tiết, đặc biệt là hai tiết học kế tiếp nhau để làm tăng hiệu quả hoạt động nhóm.

1.4.3.4. Qui trình tổ chức dạy học Vật lí theo hình thức tổ chức hoạt động nhóm

Một trong những khâu quan trọng để xây dựng qui trình tổ chức hoạt động nhóm một cách chặt chẽ tạo thành cơng cho bài lên lớp là lập kế hoạch bài giảng chu đáo. Điều này thể hiện qua việc lựa chọn nội dung bài học phù hợp với đối tượng và

hình thức tổ chức đảm bảo thích hợp với điều kiện thực tế cũng như xây dựng phương án kiểm tra đánh giá một cách khoa học. Không phải nội dung nào cũng tổ chức hoạt động nhóm được, vì vậy phải chọn nội dung thích hợp. Đó là những nội dung có tác dụng hình thành nhu cầu hợp tác, những nội dung khơng q khó mà cũng khơng q dễ nhưng kích thích được sự tranh luận trong tập thể. Lựa chọn nội dung phù hợp quyết định sự thành cơng của phương pháp và hình thức tổ chức.

Qui trình tổ chức dạy học theo nhóm gồm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn lại gồm các bước cụ thể được tóm tắt trong bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp chủ đề sự nhìn của mắt (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)