Tính khả thi của việc dạy học Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế dạy học phần văn học dân gian ngữ văn 10, tập 1 theo hướng tiếp cận năng lực người học (Trang 29 - 30)

Theo Đề án đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam kể từ sau năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đó nội dung, chương trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 sẽ được đổi mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Vì vậy việc thiết kế dạy học phần Văn học dân gian theo định hướng năng lực học sinh sẽ dựa trên tinh thần đổi mới đó. Hệ thống bài giảng được thiết kế vẫn bám sát chuẩn kiến thức – kĩ năng và hướng tới mục tiêu môn học tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh trong việc triển khai, cũng như việc kiểm tra, đánh giá.

Khi tiến hành khảo sát phần VHDG (Chương trình SGK Ngữ văn 10, Ban cơ bản), chúng tôi nhận thấy:

Về mặt cấu trúc nội dung

Học phần VHDG là học phần có kết cấu mở với biên độ kiến thức rộng khơng chỉ về mặt phạm vi mà cịn về mặt hệ thống thể loại. Điều này đòi hỏi người dạy và người học phải có một hệ kiến thức cơ sở về thể loại và văn hóa vững thì mới có thể tiếp cận vấn đề một cách thấu đáo. Tuy nhiên VHDG là một kho tàng kiến thức khổng lồ. Vì vậy, khơng phải GV và HS nào cũng cảm thấy thuận lợi khi giảng dạy và học tập nội dung này. Thêm vào đó, một số tác phẩm lớn SGK chỉ giới thiệu đoạn trích (Đăm Săn, Ơ-đi-xê, Ra-ma-ya-na). Nếu chỉ tập trung vào khai thác đoạn trích mà HS khơng có những hiểu biết mang tính khái qt về tác phẩm thì quá trình học tập mới chỉ dừng lại ở một lát cắt của kiến thức. Do đó, vấn đề được đặt ra là GV không thể truyền thụ kiến thức một chiều và học sinh chỉ ghi chép một cách thụ động được mà cần phải chủ động tiếp cận khối kiến thức. GV phải thiết kế được bài học để phát huy được những kỹ năng, năng lực của người học. Đó là một giải pháp vừa giảm tải sức ép cho GV vừa tích cực hóa hoạt động của HS.

Về mặt thời lượng

Theo phân phối chương trình, thời lượng học tập phần VHDG trên lớp bị giới hạn trong 18 tiết/ 11 tuần. Thời lượng ngắn để giảng dạy những nội dung kiến thức lớn khiến GV bị chi phối và bắt buộc phải tiết chế lượng thông tin đưa ra trong khuôn khổ một giờ dạy. Như vậy, vấn đề định hướng quá trình tự học, tự nghiên cứu ở nhà của HS là vấn đề cần được quan tâm và chú trọng. Phát triển kỹ năng tự tiếp cận, tìm kiếm thơng tin qua việc sử dụng Internet, đồng thời phát huy khả năng

chủ động, sáng tạo trong việc tiếp nhận văn bản, cũng như tiếp nhận, đọc thêm những kiến thức bên ngoài.

Về mặt đặc trưng tính chất

VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thể hiện nhận thức, tư tưởng tình cảm của nhân dân lao động về tự nhiên, xã hội nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Như vậy, sinh hoạt cộng đồng là môi trường sinh thành, lưu truyền, biến đổi của VHDG. Cùng với đó 2 đặc tính quan trọng nhất cần được chú trọng là tính truyền miệng và tính tập thể. Vì vậy, ngoài việc rèn luyện cho HS kỹ năng đọc, tiếp nhận văn bản, cần thiết kế bài học để phát triển ở người học kỹ năng cảm thụ; kỹ năng phân tích, đánh giá; kỹ năng lĩnh hội kiến thức văn hóa, lịch sử thơng qua tác phẩm văn học.

Ngoài ra, phần VHDG là phần mở đầu trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 nói riêng, chương trình Ngữ văn của bậc học trung học phổ thơng nói chung. Do đó, nhiệm vụ cơ bản của học phần này không chỉ là trang bị kiến thức mà còn là kỹ năng tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại, kỹ năng giải quyết vấn đề để làm tiền đề cho những học phần sau. Mặt khác, HS hiện nay được tiếp cận với công nghệ hiện đại, văn hóa hiện đại mà đơi khi chưa có sự chú trọng đúng mức với văn hóa truyền thống, nhất là với một học phần không nằm trong nội dung thi Đại học.

Triển khai dạy học theo hướng tiếp cận năng lực với học phần VHDG đồng nghĩa với việc chúng ta đang thực hiện kết nối nội dung truyền thống và phương pháp hiện đại. Đây là một giải pháp thích hợp để kích thích hứng thú học tập và sáng tạo của HS trong bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế dạy học phần văn học dân gian ngữ văn 10, tập 1 theo hướng tiếp cận năng lực người học (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)