Những yêu cầu của việc xây dựng hệ thống năng lực theo chuẩn đầu ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế dạy học phần văn học dân gian ngữ văn 10, tập 1 theo hướng tiếp cận năng lực người học (Trang 30 - 33)

2.3. Quy trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực

2.3.1. Những yêu cầu của việc xây dựng hệ thống năng lực theo chuẩn đầu ra

Quá trình xây dựng hệ thống năng lực chuẩn đầu ra là một quá trình phức tạp và địi hỏi nhiều yếu tố. Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống (Viện KHGD Việt Nam), để việc thiết kế và xây dựng chương trình năng lực chuẩn đầu ra phát huy hiệu quả cao

nhất ở nước ta cần thiết kế, xây dựng CT theo hướng phát triển năng lực thực chất vẫn là cách tiếp cận “kết quả đầu ra”. Nhưng “kết quả đầu ra” ở đây là hệ thống năng lực tổng hợp như đã trình bày, chứ khơng phải là một tập hợp các yêu cầu về

kiến thức, kĩ năng, thái độ rời rạc; - Thiết kế và thực hiện CT theo hướng phát triển năng lực cần phải nhất quán từ hệ thống năng lực, mục tiêu, chuẩn năng lực, đặc điểm của các năng lực, kết quả cần đạt về năng lực và tiêu chí đánh giá các năng lực. Tránh việc chỉ đặt ra ở một khâu nào đó của quy trình GD; Việt Nam nên phát triển CTGD theo hướng tiếp cận năng lực như thế nào để vừa phù hợp với thực tiễn đất nước, vừa hội nhập được với xu thế tiến bộ của thế giới?

Trên cơ sở hệ thống lý luận, xác lập các nhóm năng lực cần hình thành ở người học, chương trình giáo dục sẽ được thiết kế theo các khối kiến thức – kĩ năng một cách khoa học và đáp ứng chuẩn năng lực. TS.Tôn Quang Cường cũng đã đề xuất quá trình thiết kế chương trình năng lực chuẩn đầu ra với 4 bước cơ bản đề phát huy hiệu quả tốt nhất:

Mô tả rõ “chân dung” người tốt nghiệp chương trình (các thuộc tính, phẩm chất, chức năng, thẩm quyền hoạt động, bối cảnh hoạt động…);

Xác lập các năng lực cần thiết (chung và chuyên biệt) cần được hình thành, đào tạo;

Chi tiết hóa các năng lực thành những kĩ năng hoạt động cụ thể (ví dụ: năng lực dạy học sẽ được hình thành bởi nhiều “kĩ năng” thể hiện trong việc dạy học như: kĩ năng tìm hiểu đối tượng, xây dựng mục tiêu, KTĐG…)

Rà soát, kiểm chứng (khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia) sự phù hợp và khả thi của chương trình theo định hướng năng lực đầu ra.

Theo sự phân chia ở trên thì trong các nhóm năng lực cần hình thành ở người học có hai nhóm lớn là năng lực chung và năng lực riêng/ năng lực chuyên biệt. Việc xác định hệ thống năng lực chung sẽ là cơ sở nền tảng để hình thành những năng lực chuyên biệt ở người học. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng nền giáo dục của từng quốc gia sẽ có những hệ thống năng lực chung tương ứng, phù hợp.

Xuất phát từ đặc trưng của hệ thống năng lực chung, sẽ có những tiêu chí để

nhận diện năng lực chung. Hội đồng châu Âu đưa ra ba tiêu chí nhận diện như sau: Thứ nhất là khả năng hữu ích của năng lực ấy đối với tất cả các thành viên

cộng đồng. Chúng phải liên quan đến tất cả mọi người, bất chấp giới tính, giai cấp, nịi giống, văn hố, ngơn ngữ và hồn cảnh gia đình.

Thứ hai là nó phải tn thủ (phù hợp) với các giá trị đạo đức, kinh tế văn hoá

và các quy ước xã hội.

Thứ ba là nhân tố quyết định là bối cảnh, trong đó các năng lực cơ bản sẽ

được ứng dụng (thực hiện).

Tuy nhiên, với mỗi một quốc gia, việc ứng dụng các tiêu chí đó lại khác

nhau, phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng nước. Để xác định các năng lực chung cho CTGD một quốc gia, theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cần dựa vào ba yếu

tố cơ bản sau:

Thứ nhất: yêu cầu phát triển của đất nước trong một giai đoạn cụ thể, nhất là

yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và đào tạo một thế hệ công dân đáp ứng được những thách thức của tương lai.

Thứ hai: thực trạng năng lực của học sinh phổ thơng nói riêng và của người

lao động nói chung của một đất nước.

Thứ ba: xu thế quốc tế về phát triển năng lực cho HS trong nhà trường PT

nhằm đáp ứng thị trường lao động.

Dựa vào những u cầu trên chúng ta hồn tồn có thể đưa ra một hệ thống năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho mỗi một chương trình giáo dục, một môn học cụ thể. Hệ thống phương pháp giảng dạy luôn bám sát mục tiêu chương trình + Chuẩn KTKN và tất cả hình thành nên một hệ thống năng lực cho người học: đặt học sinh vào từng môi trường học tập theo các mơ hình khác nhau; hệ thống các mơ hình dạy học được thiết kế phải tạo được tình huống kích thích nhu cầu phát huy năng lực người học; sau mỗi bài học, học sinh hình thành được kiến thức và những kĩ năng chuyên biệt theo đúng mục tiêu thiết kế ban đầu đặt ra; theo từng mơ hình dạy học được thiết kế cần chỉ rõ cho học sinh nhiệm vụ và cách giao tiếp với từng đối tượng trong những hồn cảnh, tình huống cụ thể, giúp cho học sinh tạo lập những kĩ năng cơ bản để tiếp cận và giải quyết vấn đề.

Trên thế giới, đã có rất nhiều quốc gia đưa ra những hệ thống năng lực chung cho nước mình dựa vào những tiêu chí của thế giới hoặc tham khảo các hệ thống năng lực khác. Hầu hết các nước sau khi thống nhất đã đề xuất 8 năng lực chính, then chốt đó là: Giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ; Giao tiếp bằng tiếng nước ngồi; Cơng nghệ thông tin và truyền thơng; Tính tốn và năng lực tốn, khoa học, cơng nghệ;

Doanh nghiệp, kinh doanh (entrepreneurship ); Năng lực liên cá nhân và năng lực công dân; Hiểu biết về học (learning to learn); Văn hoá chung.

Theo PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống, bên cạnh hệ thống năng lực chung, “có nhiều NL chỉ riêng cho một nước, chẳng hạn: Những hiểu biết liên văn hóa (Úc); Trực giác - intuitive (Nhật); tham gia và đóng góp (New Zealand); nhận thức tồn cầu (global awareness - Singapore); hiểu biết về văn hoá, nghệ thuật (Tây Ban Nha); học độc lập (Đức); năng lực xã hội (Úc, Sigapore)... Số lượng NL do mỗi nước đề xuất cũng khác nhau: có nước nêu 10 NL (Úc); có nước nêu 9 NL (Canada - CT Québec), có nước nêu 8 NL (Tây Ban Nha, Singapore); có nước nêu 7 NL (Pháp) ; có nước nêu 6 NL (Anh, Scotland); có nước nêu 5 NL (New Zealand); Nam Phi nêu 4 NL… Tên gọi của các lực ở nhiều nước cũng rất khác nhau”.

Các nhà giáo dục và nhà nghiên cứu của Việt Nam hiện nay vẫn chưa đưa ra một hệ thống các năng lực chung cụ thể và năng lực riêng cho từng môn học. Vấn đề này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế dạy học phần văn học dân gian ngữ văn 10, tập 1 theo hướng tiếp cận năng lực người học (Trang 30 - 33)