Quy trình dạy học tiếp cận năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế dạy học phần văn học dân gian ngữ văn 10, tập 1 theo hướng tiếp cận năng lực người học (Trang 33 - 41)

2.3. Quy trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực

2.3.2. Quy trình dạy học tiếp cận năng lực

Việc hình thành được các năng lực đầu ra ở người học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện của quá trình đào tạo. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, một chương trình đào tạo được coi là có chất lượng nếu người học tích lũy và hình thành được những năng lực ở mức chấp nhận được (đạt mục tiêu đào tạo). Chính vì vậy, ngay từ khi bắt đầu thiết kế dạy học một số tác phẩm văn học dân gian theo hướng tiếp cận năng lực người học đòi hỏi người nghiên cứu phải xác định mục tiêu của việc dạy học các tác phẩm đó theo hướng tiếp cận năng lực một cách rõ ràng, cụ thể.

MỤC TIÊU CỦA DẠY HỌC VHDG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Về kiến thức

- HS nhận diện được hệ thống kiến thức khái quát về VHDG: khái niệm, đặc trưng, hệ thống thể loại, giá trị cơ bản của VHDG trong mối quan hệ với văn học viết và đời sống dân tộc.

- HS vận dụng hệ thống kiến thức chung để phân tích được các tác phẩm trong chương trình VHDG theo đúng đặc trưng thể loại. Trên cơ sở đó HS có khả năng nhận diện và tìm hiểu thêm các tác phẩm khác cùng thể loại

Về kỹ năng

- HS hình thành và phát triển nhóm kỹ năng liên quan đến bài học: kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng cảm thụ văn học, kĩ năng phân tích tác phẩm VHDG trên các phương diện nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật diễn xướng, văn hóa, kỹ năng tổng hợp, so sánh, đánh giá….

- HS phát triển được nhóm kỹ năng mềm: kỹ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin, kỹ năng phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo…

Về thái độ

- HS hình thành thái độ trân trọng những sáng tạo truyền miệng của nhân dân từ trước đến nay.

- HS biết khẳng định bản sắc văn hóa của một quốc gia độc lập, đa tộc người trong tiến trình hội nhập văn hóa thế giới.

- HS sẵn sàng ứng dụng giá trị truyền thống cho việc xây dựng một nền văn hóa hiện đại

- HS có ý thức đóng góp, chia sẻ với cộng đồng, bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống.

Trên cơ sở tổ hợp các kết quả mong đợi (được phân theo các mức độ thực hiện), các năng lực chuyện biệt, cơ bản và cốt lõi được thiết kế, mô tả chi tiết.

Sơ đồ 2.1 Mơ hình hình thành năng lực

Để thiết kế một quy trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, cần xác định rõ những nội dung sau:

Nội dung 1: Xác định nội dung bài học

Xác định được nội dung, ý tưởng chủ đạo của bài học, xác định rõ đối tượng cần tiếp cận, tạo điều kiện trong q trình tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích.

MỤC TIÊU Thiết kế hoạt động cụ thể Thực hiện hoạt động cụ thể Kết quả hoạt động trùng khớp/ khơng trùng khớp Phân tích NĂNG LỰC

Nội dung 2: Xác định các điều kiện dạy học

Các điều kiện dạy học quyết định sự thành công của bài giảng, do vậy, trong thiết kế phải xác định tất cả các điều kiện này bao gồm: Giáo trình, tài liệu có liên quan, các cơng cụ cho việc thiết kế điện tử; đồ dùng, phương tiện dạy học; trang thiết bị luyện tập, thực hành .v.v…;

Nội dung 3: Xác định đối tượng người học

Dạy học theo tiếp cận năng lực luôn xác định người học là chủ thể của quá trình nhận thức, là trung tâm của quá trình dạy học. Trong giai đoạn này cần phải xác định được: Các kiến thức, kỹ năng, thái độ đã có ở người học; phân tích đặc điểm hoạt động của lớp học để có phương án tổ chức lớp; phân tích các điều kiện thực hành hiện có để chuẩn bị phương án tổ chức lớp học hợp lý; xác định những hạt nhân cho mỗi nhóm và cách tổ chức nhóm (nếu có thảo luận hoặc làm việc nhóm). Đối với việc dạy học các tác phẩm dân gian thì ngay từ chương trình trung học cơ sở, học sinh đã được học những điều cơ bản và cũng có tiếp cận với một số tác phẩm trong kho tàng dân gian. Chính vì vậy, dựa trên cơ sở nền tảng kiến thức đã có của người học để tổ chức những phương pháp và hình thức dạy học hợp lý.

Nội dung 4: Xác định mục tiêu dạy học

Mục tiêu dạy học là việc mô tả dự định kết quả (kiến thức, kỹ năng, thái độ) sẽ đạt được của người học khi kết thúc bài học. Mục tiêu dạy học phải là sự cụ thể hóa từ tiêu chuẩn kỹ năng của nghề, từ công việc trong thực tiễn, nhấn mạnh kết quả cuối cùng của bài dạy là ở phía các học sinh chứ khơng phải ở phía giáo viên. Ví dụ: Mục tiêu cần đạt sau khi học Truyện Tấm Cám là: Hiểu được ý nghĩa những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hoá của tấm trong truyện. Qua đó thấy được khát vọng của nhân dân gửi vào tác phẩm. Hiểu được nét đặc trưng của nghệ thuật cổ tích thần kì; Hiểu được triết lí nhân sinh của tácphẩm.

Nội dung 5: Xác lập các nội dung dạy học

Nội dung của bài học theo tiếp cận năng lực là nội dung tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kiến thức lý thuyết vừa đủ, không thừa, không thiếu làm cơ sở cho việc thực hành, luyện tập để hình thành kỹ năng, thái độ.

Nội dung dạy học được quy định trong chương trình, tuy nhiên, nội dung này cần được gia công về mặt sư phạm để trở thành các tình huống hay vấn đề học tập, trở thành nhu cầu cần phải tìm hiểu, cần phải làm được của người học.

Trong bài học, giáo viên cần xác định rõ những nội dung, vấn đề chính nào cần cung cấp và nhấn mạnh đối với người học. Dạy học truyện dân gian là những tác phẩm có biên độ kiến thức rộng, tồn tại nhiều dị bản, thì việc nhấn mạnh nội dung chính là quan trọng, đồng thời cần phân tích kĩ để có sự so sánh với những dị bản, qua đó đưa ra sự đánh giá đúng đắn nhất.

Nội dung 6: Xác định hoạt động dạy học

Bài giảng theo tiếp cận năng lực ngồi sự thể hiện tích hợp về nội dung (lý thuyết, thực hành) mà còn cả sự tích hợp hoạt động của hai chủ thể: Thầy – Trò trong dạy học, là sự phối hợp giữa hoạt động tư duy và các thao tác lao động. Hoạt động dạy và học thống nhất với nhau trong cùng một quá trình.

Hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực thường bắt đầu từ hoạt động của người học, hoạt động của người giáo viên khơng có mục đích riêng cho mình mà nhằm mục đích tạo ra hoạt động nhận thức tích cực của người học.

Nếu như trong dạy học truyền thống các thông tin chủ yếu được cung cấp dưới dạng có sẵn, được truyền đạt một chiều, người học thụ động tiếp nhận kiến thức, thì đối với dạy học tiếp cận năng lực, người học phải chủ động tiếp cận khối kiến thức, phân tích, cảm thụ nó một cách tồn diện. Để hiểu rõ một tác phẩm dân gian, việc đọc tác phẩm thôi chưa đủ, việc tổ chức các hoạt động mang tính chất trả người học về với mơi trường dân gian, có nghĩa là người học được nhập vai, được thể hiện, được diễn xuất, đồng thời được thảo luận, chia sẻ quan điểm thì từ đó sẽ có được sự hứng thú và phát huy tốt nhất những kĩ năng của mình.

Nội dung 7: Phân bố thời gian: Tùy theo nội dung và các hoạt động trong

bài học để phân bố thời gian cho phù hợp (thời gian hoạt động chung cả lớp, cá nhân, nhóm; thời gian thực hành, luyện tập …..)

Dựa vào những tiêu chuẩn của việc thiết kế hệ thống năng lực và hệ thống các năng lực (có tham khảo các chương trình, quốc gia trên thế giới đưa ra), dựa vào yêu cầu, mục đích của chương trình Ngữ văn THPT, chúng tôi xin mạnh dạn đề

xuất một hệ thống gồm 4 năng lực chuyên biệt đối với mơn Văn nói chung và đối

với phần Văn học dân gian nói riêng:

- Năng lực thấu hiểu - đồng cảm

- Năng lực sáng tạo

- Năng lực giải quyết vấn đề (năng lực trình bày một vấn đề, năng lực đưa ra nhiều phương án giải quyết vấn đề…)

Sở dĩ chúng tôi đưa ra 4 năng lực riêng này là muốn cụ thể hóa hệ thống năng lực chung thành những năng lực riêng, phù hợp với phân mơn Văn học trong chương trình THPT nói chung và đối với phần Văn học dân gian nói riêng.

Năng lực thấu hiểu - đồng cảm: là khả năng hiểu và cảm nhận được những

điều được phản ánh trong tác phẩm văn học. Thấu hiểu và đồng cảm là năng lực quan trọng nhất của dạy và học văn, đây chính là sự cảm thụ của người học về tác phẩm, về nhân vật và về câu chuyện và tác phẩm đó phản ánh. Ví dụ: Sau khi tiếp cận với các tác phẩm VHGD, ngồi các thơng tin nội dung theo yêu cầu cần lĩnh hội, học sinh cần phải tiếp tục được chia sẻ quan điểm, ý kiến cá nhân về cách hiểu và ứng xử trong tình yêu ở bối cảnh của Mị Châu, phản biện hoặc đưa ra nhận xét, lời bình hay sự so sánh về các tình tiết trong truyện Tấm Cám v.v. Bằng cách đó, người dạy có thể tạo nên sự gắn kết giữa nội dung dạy học với các vấn đề thực tại của cuộc sống, sự kết nối giữa các bối cảnh xã hội xưa và nay, khuyến khích sự đa dạng trong quan điểm nhìn nhận, đánh giá một vấn đề xã hội… để thúc đẩy việc hình thành năng lực đồng cảm - thấu hiểu ở mỗi cá nhân học sinh.

Năng lực tư duy phê phán - tư duy logic: là khả năng nhận biết, giải thích,

chứng minh và dùng lời lẽ, lập luận của mình để bác bỏ/ khẳng định một vấn đề nào đó. Đây được coi là một năng lực quan trọng, điều này thể hiện rõ được quan điểm và những lập luận mang màu sắc cá nhân của người học. Việc Mị Châu cho Trọng Thủy xem nỏ thần, rồi sau khi bị giặc truy đuổi, nàng vẫn rải lông ngỗng để chỉ đường cho Trọng Thủy, điều nay có đáng trách khơng? Mỗi học sinh sẽ có những kiến giải của riêng mình, phân tích những điểm đúng và sai trong cách hành xử của Mị Châu?

Năng lực sáng tạo: là khả năng phát hiện và đề xuất những điểm mới, những

tình huống mới trong tác phẩm văn học, đồng thời đưa ra những cách phân tích mới, những phương án giải quyết sáng tạo. Kết thúc của các câu chuyện dân gian thường mang yếu tố răn dạy đối với người đời, chính vì vậy ln theo một motif chung, ác giả ác báo, luật nhân quả. Tuy nhiên, vẫn trên cái nền dân gian ấy, người học được

thỏa sức sáng tạo, được tắm mình trong yếu tố dân gian, nhào nặn nó và tự mình hình dung, viết nên một cái kết mới cho câu chuyện.

Năng lực giải quyết vấn đề: là khả năng của người học nhận biết (hiểu) được

vấn đề, trình bày lại (tóm tắt) được vấn đề ấy bằng ngơn ngữ của riêng mình, đưa ra nhiều phương án giải quyết vấn đề và lựa chọn được một phương án tối ưu, liên hệ được vấn đề ấy với nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Đối với các tác phẩm văn học dân gian, tồn tại nhiều dị bản, hệ thống ngơn ngữ đa dạng, vì vậy, địi hỏi người học phải có được khả năng nhận thức vấn đề, sử dụng ngơn ngữ để thâu tóm kiến thức, đồng thời ln đưa ra những tình huống, những giải pháp cần phân tích để lựa chọn phương án tốt nhất. Cùng là một hiện tượng Tấm Cám, sau khi Tấm bị mẹ con Cám tìm cách giết hại, tại sao Tấm lại hóa thân thành chim vàng anh, thành khung cửi, thành cây xoan đào…? Người học có thể đưa ra những tình huống khác nhau để tái sinh cho Tấm ngồi những lần hóa thân đó? Trên cơ sở phân tích, người học sẽ tự rút ra nhận xét, lý giải số lần hóa thân của Tấm? Tại sao tác giả dân gian lại xây dựng những hình tượng hóa thân đó cho những lần tái sinh của Tấm?

Từ việc xác lập được các kỹ năng cụ thể cho từng năng lực, theo chuẩn kiến thức kĩ năng, ta có thể cụ thể hóa những kỹ năng của người học đạt được ở từng cấp độ khác nhau.Việc hình thành một năng lực có thể chỉ cần một hoạt động nhưng cũng có khi nhiều hoạt động khác nhau. Hay một hoạt động có thể cùng một lúc tham gia hình thành nên hai hay nhiều năng lực.

Hệ thống hoạt động này ln bám sát mục tiêu chương trình + Chuẩn KTKN và tất cả hình thành nên một hệ thống năng lực cho người học.

- Hệ thống hoạt động thuộc Dự án được thiết kế phải tạo được tình huống kích thích nhu cầu học tập cho học sinh.

- Với một hệ thống các hoạt động cụ thể, sau khi thực hành, các em sẽ rút ra hoặc củng cố một vốn tri thức hoặc hình thành một hoặc nhiều năng lực cụ thể.

- Hệ thống hoạt động trong Dự án cần quan tâm tới các mối quan hệ xung quanh học sinh, chỉ rõ cho học sinh nhiệm vụ với từng đối tượng trong những hồn cảnh, tình huống cụ thể để giúp học sinh hình thành những năng lực cần thiết.

Hệ thống Mục tiêu + Chuẩn KTKN

Hệ thống các hoạt động học tập

Năng lực 1 Năng lực 2 Năng lực 3

Bảng 2.2. Hệ thống năng lực khi tiếp cận các tác phẩm văn học dân gian được cụ thể hóa theo từng cấp độ

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

Thấp Cao - Nêu được các thông tin về văn bản. - Hiểu đặc điểm thể loại truyện. Đọc (kể) diễn cảm truyện dân gian

Đọc (kể) sáng tạo truyện dân gian.

- Liệt kê các nhân vật trong truyện.

- Chia nhân vật theo từng tuyến và lí giải thái độ của nhân dân với các tuyến nhân vật đó.

- Khái quát giá trị, nội dung, ý nghĩa của truyện dân gian.

Trình bày những quan điểm riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản.

- Liệt kê được những chi tiết nghệ thuật quan trọng liên quan đến từng nhân vật.

- Lí giải thái độ, quan điểm, thẩm mĩ, ước mơ, khát vọng của nhân dân trong truyện dân gian.

- Nêu được mối liên hệ giữa thế giới thực và thế giới nghệ thuật được khắc họa trong truyện kể.

Tự đọc và khám phá giá trị của một văn bản mới cùng thể loại.

- Phân biệt được các loại truyện dân gian: truyền thuyết - cổ tích - truyện ngụ ngơn.

- Phân tích bối cảnh (không gian, thời gian) sinh thành, biến đổi, diễn xướng của truyện dân gian.

- Phân biệt tự sự dân gian và tự sự trong văn học viết.

- Khái quát ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết. - Kết nối văn hóa dân gian, văn học dân gian với thực tiễn hiện nay để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh.

Câu hỏi định tính, định lượng Bài tập thực hành - Trắc nghiệm KQ (về đặc điểm thể

loại, chi tiết nghệ thuật,…)

- Câu tự luận trả lời ngắn (lí giải, phát hiện, nhận xét, đánh giá,…)

- Phiếu quan sát làm việc nhóm (trao đổi, thảo luận về các giá trị của văn bản,..)

- Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành).

- Kể chuyện sáng tạo; trình bày cảm nhận, kiến giải riêng của cá nhân.

- Bài tập dự án (nghiên cứu so sánh tác phẩm, nhân vật theo chủ đề)

- Bài trình bày, thuyết trình về giá trị, nội dung, ý nghĩa của truyện.

- Sưu tập tranh ảnh, tư liệu và dị bản.

- Chuyển thể kịch bản, đóng vai, nhập vai một nhân vật kể lại truyện, viết lại kết thúc truyện,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế dạy học phần văn học dân gian ngữ văn 10, tập 1 theo hướng tiếp cận năng lực người học (Trang 33 - 41)