So sánh tỷ lệ diện tích/ thể tích của hai dạng cấu trúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần sinh vật và môi trường sinh học 9 trung học cơ sở (Trang 51 - 53)

A. Cấu trúc nhỏ với mỗi cạnh là 1cm thì tỉ lệ diện tích/ thể tích = 6/1. B. Cấu trúc lớn với một cạnh là 2cm thì tỉ lệ diện tích/ thể tích = 3/1.

So sánh tỉ lệ giữa S/V của 2 hình lập phương Hình A có các cạnh là 1cm, Hình B có các cạnh là 2cm ta nhận thấy: Xét khối lập phương có cạnh 1cm: Diện tích tồn phần S = 6x1x1 = 6 cm2 Thể tích V= 1x1x1 = 1cm3 Do đó S/V= 6/1= 6. Xét khối lập phương có cạnh 2cm: Diện tích tồn phần S = 6x2x2 = 24 cm2 Thể tích bằng V= 2x2x2 = 8 cm3 Do đó S/V= 24/8= 3.

Suy ra tỉ lệ (S/V) của khối lập phương có kích thước nhỏ lớn hơn khối lập phương có kích thước lớn.

A B

1 cm

Vậy có thể kết luận rằng động vật có kích thước càng lớn thì tỉ lệ giữa diện tích tồn phần và thể tích càng nhỏ và ngược lại.

Mở rộng ra đối với các sinh vật sống ở các vùng khí hậu khác nhau cũng vậy. Ở phương Bắc do khí hậu lạnh cho nên con người và động vật đẳng nhiệt đều có kích thước cơ thể to lớn hơn những sinh vật cùng loại sống ở xứ nóng vì rằng khi kích thước cơ thể lớn thì tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể (da) trên thể tích cơ thể sẽ nhỏ theo khiến cho sự mất nhiệt qua da ít, ngược lại tỷ lệ này lại cao ở những người có kích thước nhỏ làm cho sự tỏa nhiệt ở vùng khí hậu nóng xảy ra tốt hơn. Đây cũng chính là định luật Bergnan trong Sinh thái học. Nếu tiếp tục mở rộng hơn nữa, người ta thấy các sinh vật đẳng nhiệt như thỏ có phần nhơ ra như đi và tai thì ở xứ nóng các phần nhơ ra lớn hơn và ngược lại với xứ lạnh đuôi và tai lại nhỏ hơn, nếu khơng việc duy trì nhiệt độ cơ thể một cách ổn định sẽ gặp khó khăn.

Việc làm này đã làm sáng tỏ bản chất các nguyên lý, quy luật Sinh học, nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học. Giải thích vì sao động vật sống ở nơi nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn các động vật cùng loài sống ở nơi ấm áp.

- Khi dạy về nội dung ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật, người dạy giúp người học hiểu rõ vai trò của nước đối với sự sống bằng cách giúp người học thiết lập được mối liên quan giữa cấu tạo phân tử và tính chất hóa học của nước, người dạy sử dụng hệ thống câu hỏi kết hợp với thiết kế sơ đồ.

Viết cơng thức hóa học của nước? Nêu cấu tạo phân tử của nước. Cấu tạo phân tử của nước có quan hệ như thế nào với tính chất hóa học của nó?

Phân tử nước (H2O) được cấu tạo từ một nguyên tử oxy kết hợp với hai nguyên tử hidro bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đơi electron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía oxy nên phân tử nước có hai đầu điện tích trái dấu nhau (đầu nguyên tử oxy mang điện âm còn nguyên tử hidro mang điện dương) làm cho phân tử nước có tính phân cực. Do phân cực nên phân tử

nước này hút phân tử nước kia (qua liên kết hidro) và hút các phân tử phân cực khác tạo cho nước có tính chất đặc biệt, đảm bảo những vai trò quan trọng đối với sự sống.

Người dạy biểu diễn cấu trúc phân tử của nước bằng sơ đồ Hình 2.5:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần sinh vật và môi trường sinh học 9 trung học cơ sở (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)