Sơ đồ phản ứng thủy phân và phản ứng trùng ngưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần sinh vật và môi trường sinh học 9 trung học cơ sở (Trang 54 - 59)

(a). Sự trùng ngưng tổng hợp các polyme

(b). Phản ứng thủy phân polyme

Người ta đã ứng dụng phản ứng trùng ngưng và phản ứng thủy phân chất hữu cơ như thế nào?

Hạt giống khô, khi được cung cấp đủ độ ẩm, thì hợp chất hữu cơ cao phân tử sẽ được thủy phân thành các chất đơn giản, cung cấp chất dinh dưỡng cho sự nảy mầm. Ngược lại, muốn giữ hạt giống thì cần phải hạ thấp độ ẩm, để tránh xảy ra phản ứng thủy phân các chất hữu cơ cao phân tử (protein, tinh bột...).

Ngồi ra người dạy có thể lấy ví dụ bằng các câu ca dao ở phần củng cố để minh họa cho sự ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật như:

“Rễ Si (Sanh) mọc trắng, điềm nắng đã đến,

(b) (a)

Mỗi khi thời tiết thay đổi thì một số loại thực vật như cây Si (Sanh) rất nhạy cảm với thời tiết nên các hoạt động sinh lý của nó biến đổi. Si là loại cây to, lá nhỏ, rậm cành, có nhiều rễ phụ xuống, thường mọc ở bờ nước nên rất nhạy cảm với độ ẩm khơng khí, khi độ ẩm khơng khí tăng lên rễ Si sinh ra trắng xố vì hút nhiếu nước.

Hay:

“Kiến đen tha trứng lên cao, Thế nào cũng có mưa rào rất to. Kiến bị từ dưới lên cao

Mang theo cơm gạo gây nên mưa rào. Đường đi kiến đắp thành bờ,

Chẳng mưa thì gió cịn ngờ vực chi. Kiến cánh vỡ tổ bay ra,

Bão táp mưa sa tới gần”.

Kiến là loại côn trùng sợ nước sống ở dưới đất, trên các cành cây, trong các khe đá, cửa tường nên độ ẩm khơng khí thay đổi ắt trời sẽ mưa, kiến phải di cư để lánh nạn, đặc biệt là kiến đen, kiến lửa, kiến mối. Nên mỗi khi trời sắp mưa ta thường thấy kiến đen tha trứng, tha mồi chạy từ thấp lên cao hay trời sắp mưa kiến cánh vỡ tổ bay ra khắp nơi.

Hay :

“Quạ tắm thì ráo, Sáo tắm thì mưa”.

Sáo và Quạ là hai loài chim, Quạ hay tắm những lúc no mồi cịn Sáo thì ít khi tắm, chỉ những lúc nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, thời tiết nóng bức đột ngột Sáo nhảy xuống nước tắm làm mát cơ thể.

Hay :

“Cóc nghiến răng trời đang nắng thì mưa”. “Ếch kêu om om, ao chơm đầy nước”.

Đối với loài ếch nhái là những lồi lưỡng cư, lồi cóc có bộ da rất nhạy cảm với độ ẩm khơng khí, những lúc trời nắng ấm các loài này thường nấp nơi mát mẻ để tránh nắng, khi độ ẩm tăng lên trời chuẩn bị mưa, chúng nhảy ra ngoài kèm theo những tiếng kêu gọi bầy, bắt mồi và đây cũng là thời kỳ sinh sản của chúng.

Ví dụ 3: Sử dụng các kiến thức Văn học trong dạy học nội dung “Quan hệ khác loài” của bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

* Cơ sở khoa học

Trong quá trình sống, các sinh vật khác lồi có quan hệ mật thiết với nhau thông qua các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch.

- Quan hệ hỗ trợ là quan hệ đem lại lợi ích hoặc ít nhất khơng có hại cho các lồi tham gia, bao gồm các quan hệ : Cộng sinh, hội sinh.

+ Quan hệ cộng sinh là sự hợp tác cùng có lợi giữa các lồi sinh vật. + Quan hệ hội sinh là sự hợp tác giữa hai lồi sinh vật, trong đó một bên có lợi cịn bên kia khơng có lợi và cũng khơng có hại.

- Quan hệ đối địch là quan hệ một bên có thể có lợi, một bên có hại hoặc cả 2 bên cùng có hại, bao gồm : cạnh tranh; kí sinh, nửa kí sinh; sinh vật ăn sinh vật khác.

+ Cạnh tranh: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của mơi trường. Các lồi kìm hãm sự phát triển của nhau

+ Kí sinh, nửa kí sinh: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu... từ sinh vật đó.

+ Sinh vật ăn sinh vật khác: Gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ...

* Mục đích tích hợp:

- Đưa ra các ví dụ để minh họa cho mối quan hệ khác loài của sinh vật, có thể sử dụng các câu ca dao, các câu thơ để làm sáng tỏ nội dung kiến thức

giúp cho bài học phong phú và dễ hiểu hơn, các kiến thức có chiều sâu, học sinh liên hệ thực tế phong phú hơn.

- Thông qua việc liên hệ với các câu ca dao, các câu thơ sẽ giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức Văn học.

* Tổ chức dạy học

Để bài giảng thêm sinh động cũng như phong phú cho các ví dụ liên hệ thực tiễn giáo viên có thể sử dụng thêm một số câu ca dao :

Khi lấy ví dụ quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác giáo viên đưa ra câu ca dao sau:

“Chim chích cán cổ diều hâu Gà con tha quạ biết đâu mà tìm”

Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích câu cao dao này và ngụ ý của câu ca. Mối quan hệ giữa chim chích với diều hâu và gà con với quạ ở đây là gì?

Diều hâu thường bắt chim chích ăn thịt, cũng như khi gà mẹ thấy có diều hâu đảo lộn trên trời thì lo gọi gà con tới, núp dưới hai cánh gà mẹ đang xòe ra che cho gà con nên ca dao có câu đùa, nói ngược như trên.

Xấu tiếng và luộm thuộm nhất trong mn lồi chim có lẽ là con quạ. Chúng thường được nhớ đến với câu: Quạ tha, quạ mổ hay quạ bắt gà con. Đây là loài chim dữ, to lớn song đen thui, kêu khàn đục khó chịu q quạ và tập tính hay nhại cùng biệt tài bay liệng giỏi khi săn mồi.

Hay: “Tập tũm! Chú bói cá đã lao mình vào nước

Ngoắc lên con cá to giãy giụa

Tập tũm! Chú bói cá lại lao mình lần nữa

Cả chiều nghiêng theo bóng chim bay”

(Chiều và chim bói cá)

Bói cá được mệnh danh là những thợ săn cá siêu đẳng. Bói cá thường bay lượn xung quanh một chỗ để tìm mồi. Khi phát hiện cá, nó liền khép chặt đôi cánh, chúc đầu và lao từ trên cao xuống sâu dưới nước như một

mũi tên chộp lấy con mồi rồi phóng ngược lên, với tốc độ cực nhanh. Miệng cắp ngang con mồi, bói cá bay nhanh về tổ và rất tinh khơn nó cẩn thận xoay

chiều con cá cho khỏi hóc rồi mới nuốt.

Ví dụ 4: Sử dụng các kiến thức Tốn học, Văn học trong dạy học nội dung “Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật” thuộc bài 47: Quần thể sinh vật.

* Cơ sở khoa học

Các điều kiện sống của mơi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở... thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.

Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi mơi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi... Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết. Mật độ quần thể lại được điều chỉnh về mức cân bằng.

* Mục đích tích hợp

- Thơng qua việc phân tích kênh hình và giải Tốn người học thấy được sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể dưới các điều kiện sống của môi trường một cách khoa học.

- Sử dụng các câu ca dao, tục ngữ để củng cố, khắc sâu kiến thức Văn học và làm sáng tỏ tập tính, quy luật Sinh học của một số loài sinh vật dưới ảnh hưởng của môi trường.

* Tổ chức dạy học

Nhằm giúp người học hiểu được sự biến động số lượng cá thể của quần thể người dạy sử dụng bài tập nhỏ sau: Trong một bể ni trùng giày ở phịng thí nghiệm, người ta ghi nhận được sự biến đổi số lượng cá thể qua thời gian như đồ thị hình 2.7. Biết rằng trùng giày được nuôi trong điều kiện môi trường phù hợp cho sự sinh trưởng của chúng và hằng ngày được bổ sung một lượng thức ăn như nhau. Tại sao đồ thị có dạng như ở hình 2.7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần sinh vật và môi trường sinh học 9 trung học cơ sở (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)