Hiện tượng mưa axit

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần sinh vật và môi trường sinh học 9 trung học cơ sở (Trang 61)

- Để giải thích được câu hỏi trên HS phải trả lời được các câu hỏi nhỏ sau:

+ Nguyên nhân gây ra mưa axit? Tác động của axit đối với sinh vật? Nguyên nhân gây mưa axit chính là do con người sử dụng nguyên liệu hóa thạch như than đá, các loại sản phẩm từ dầu mỏ, đốt gỗ, củi... Dựa vào Hình 2.8 và vận dụng kiến thức mơn Hóa học thấy được “Trong quá trình hoạt động của các nhà máy, phương tiện tham gia giao thông, ... làm sinh ra khí SO2, NO2, khi trời mưa các khí này sẽ kết hợp với nước mưa để sinh ra các axit H2SO4, HNO3 và gây ra mưa axit làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật”.

Mưa axit làm rửa trơi các ngun tố khống cần thiết cho cây làm đất trở nên nghèo dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Nước mưa có độ pH thấp cũng trực tiếp gây hại cho cây, thông qua việc chiết rút các chất dinh dưỡng khỏi lá cây.

Mưa axit thường ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước ngọt, do thay đổi pH của nước làm cho nhiều lồi động vật bị ảnh hưởng, thậm chí bị chết.

+ SO2, NO2, CO2, CO... trong khơng khí gia tăng là do đâu? Cách khắc phục?

Với câu hỏi này GV chiếu tranh về một số hoạt động gây ô nhiễm khơng khí như hoạt động của các phương tiện giao thơng vận tải, đun nấu trong gia đình, sản xuất cơng nghiệp, cháy rừng và đưa ra các chất khí độc hại cho cơ thể sinh vật như CO, CO2, SO2, NO2... và bụi.

Hình 2.9 : Một số hoạt động gây ơ nhiễm khơng khí

GV yêu cầu HS giải thích tại sao hoạt động của các phương tiện vận tải lại gây ra ơ nhiễm khơng khí?

HS vận dụng kiến thức mơn Vật lí đã học để giải thích một số hoạt động

chủ yếu gây ô nhiễm khơng khí như: “Trong q trình lưu thơng đường bộ,

ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại  gây ra ô nhiễm khơng khí và ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể

người, sự sống của sinh vật”.

Để giảm thiểu lượng hóa chất thải vào khí quyển chúng ta cần hạn chế sử dụng năng lượng từ hóa thạch, tăng cường sử dụng các loại năng lượng tái sinh như năng lượng gió, nhiên liệu cồn sinh học...

Ví dụ 6: Sử dụng kiến thức Lịch sử trong dạy học nội dung “Ơ nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học” và “Ơ nhiễm do các chất phóng xạ” thuộc bài 54: Ơ nhiễm mơi trường.

* Cơ sở khoa học

Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây bệnh. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bên cạnh hiệu quả làm tăng năng suất cây trồng cịn có tác động bất lợi tới tồn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Chất độc hóa học làm rụng lá cây do quân đội Mĩ sử dụng trong chiến tranh ở miền Nam Việt Nam trước đây đã phá hủy môi trường và gây nhiều bệnh tật cho con người.

- Ơ nhiễm do các chất phóng xạ

Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư.

Nguồn ơ nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử,... và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân.

* Mục đích tích hợp

Dựa vào kiến thức mơn Lịch sử học sinh có thể lấy ví dụ, liên hệ vào nội dung kiến thức trong bài học để bài học thêm sinh động đồng thời củng cố, khắc sâu kiến thức Lịch sử mà học sinh đã biết.

* Tổ chức dạy học:

- Khi giảng về nội dung “Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hóa học” GV yêu cầu HS liên hệ tới chất độc hóa học mà quân đội Mĩ sử dụng trong chiến tranh ở nước ta là gì và nó để lại hậu quả như thế nào cho môi trường, con người?

Trong số các chất độc hóa học có thuốc diệt cỏ phát huy tác dụng mạnh mẽ nhất và Mĩ đã chọn nó để phun xịt nhằm tiêu diệt các cứ điểm và đường mịn Hồ Chí Minh trong các cánh rừng bao phủ của ta và phá hoại hậu phương, không cho cây lúa hoa màu phát triển, nhằm cắt đứt chi viện hậu cần cho tiền tuyến. Đây là một chương trình có dự tính kỹ càng với quy mơ rộng lớn. Hơn 1,4 triệu hecta đất bị rải chất độc, trong đó 1 triệu hecta là diện tích

đất miền Bắc nước ta kể cả đất trồng trọt. Chương trình này được áp dụng năm 1961, đạt đỉnh cao năm 1967 rồi chấm dứt năm 1971.

Phần lớn chất độc hóa học được sử dụng có cơng thức pha chế hỗn hợp tỷ lệ 50 : 50 do hai chất 2,4,5 – T với 2, 4 – D cho ra một loại chất độc mà ai cũng biết đến đó là “chất độc màu da cam”

Hậu quả về mặt y sinh học của chất độc da cam đối với con người và môi trường sinh thái là rất nghiêm trọng, vì điơxin là chất độc nhất mà loài người đã tổng hợp được. Chất độc da cam đã gây ra hậu quả y học và sinh học lâu dài đối với sức khoẻ con người, không những đối với các cựu chiến binh Việt Nam đã từng tham gia chiến tranh, mà còn cả thế hệ thứ 2, thứ 3 là con em của những người đã bị phơi nhiễm. Thậm chí, cả những trẻ em sống trong vùng bị nhiễm chất độc hố học cũng có biểu hiện bệnh lý. Chất điơxin đã có ảnh hưởng về di truyền sinh thái, đặc biệt gây ra tình trạng sẩy thai, lưu thai hoặc có con bị dị tật bẩm sinh ở phụ nữ bị nhiễm đioxin.

- Khi giảng về nội dung “Ô nhiễm do các chất phóng xạ” GV yêu cầu HS nêu một số ví dụ về ơ nhiễm các chất phóng xạ trong lịch sử?

Trước khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, một quả bom được thả xuống thành phố Hiroshima ngày 06/08/1945 có hiệu suất công phá là 0,015MT của TNT (2, 4, 6 – trinitrotoluene – là thành phần thuốc nổ có trong mìn) và một quả được thả xuống thành phố Nagasaki, một vài ngày sau đó có hiệu suất cơng phá là 0,021MT.

Trong mỗi trận oanh tạc trên khơng, nó đã được nổ tung ngay trên độ cao khoảng 500 – 800m. Quả bom thả xuống Hiroshima giết 140 ngàn người, tương đương 40% dân cư ở thành phố đó. Quả thứ hai thả xuống Nagasaki giết chết 74 ngàn người tương đương 24% dân cư ở thành phố đó.

Ví dụ 7: Sử dụng kiến thức các môn Công nghệ, Giáo dục cơng dân trong dạy học bài 55: Ơ nhiễm môi trường (tiếp theo).

* Cơ sở khoa học

Để hạn chế ô nhiễm môi trường chúng ta phải hạn chế ơ nhiễm khơng khí, hạn chế ơ nhiễm nguồn nước, hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn.

* Mục đích tích hợp

- Thơng qua kiến thức môn Công nghệ và Giáo dục công dân học sinh ý thức được những việc làm có ích cho mơi trường, giúp bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

- Rèn kỹ năng thu thập và xử lí thơng tin. * Tổ chức dạy học

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức của các môn đã học để trả lời câu hỏi: “Với tình hình ơ nhiễm mơi trường hiện tại. Em cần phải làm gì để phịng chống ơ nhiễm môi trường tại địa phương?”

- HS dựa vào kiến thức môn Công nghệ và Giáo dục công dân trả lời được: Để phịng chống ơ nhiễm mơi trường chúng ta cần trồng nhiều cây cảnh và hoa để trang trí nhà ở, yêu thiên nhiên, sống hịa hợp với thiên nhiên, thân thiện với mơi trường.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.

3.1.1. Mục đích.

Thực nghiệm sư phạm là một công việc hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài nói riêng và phương pháp dạy học nói chung. Mục đích của TN là để kiểm chứng giả thiết khoa học của đề tài, nghĩa là: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 - Trung học cơ sở sẽ nâng cao khả năng vận dụng kĩ năng thu nhận, xử lí, sử

dụng thơng tin để giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn cuộc sống.

3.1.2. Nhiệm vụ.

- Chọn địa bàn và nội dung tiến hành thực nghiệm, chuẩn bị tài liệu thực nghiệm, tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm.

- Soạn tài liệu theo nội dung luận văn, hướng dẫn giáo viên thực hiện theo nội dung và phương pháp đã đề ra.

- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của tài liệu thực nghiệm và phương pháp sử dụng trong dạy học.

- Chấm điểm bài kiểm tra, thu thập số liệu, phân tích kết quả của thực

nghiệm sư phạm.

3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.2.1. Nội dung

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm 3 bài ở chương trình phần Sinh vật và mơi trường Sinh học 9 - THCS, trong đó có 2 bài nằm trong Chương I “Sinh vật và môi trường” , 1 bài nằm trong Chương III “Con người, dân số và môi trường”. 3 bài này thể hiện khá đầy đủ các kiến thức liên môn cần sử dụng để giải thích các q trình Sinh học.

STT Tên bài

1 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

2 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật 3 Bài 54: Ơ nhiễm mơi trường

Quy trình thực nghiệm được tiến hành đúng theo phân phối chương trình.

3.2.2. Phương pháp

3.2.2.1 Chọn trường, chọn lớp và chọn giáo viên thực nghiệm - Chọn trường:

Để tiện cho việc thực nghiệm tôi chọn trường THCS Hải Lộc và THCS Hải Phương, cả hai trường đều thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Học sinh ở đây đa phần ở nông thôn, so với học sinh ở thành phố, các em được tiếp xúc với thiên nhiên, với các lồi sinh vật nhiều hơn. Đó là nền tảng thuận lợi cho học tập phần Sinh vật và môi trường môn Sinh học 9 của các em. Đa số các em rất thích thú khi được tìm hiểu về cơ chế, những q trình sinh học của phần sinh vật và mơi trường.

Để đạt kết quả tốt nhất cho việc học tập và giảng dạy cả hai trường THCS đã trang bị các phòng học chuẩn , phòng học chức năng với đầy đủ các thiết bị dạy học như: máy tính, máy chiếu projector, bàn ghế, bảng học nhóm, bảng thường, bảng thơng minh. Phịng thí nghiệm cho các bộ mơn Lý, Hóa, Sinh; mở rộng hệ thống thư viện tạo điểu kiện cho học sinh có thể vào đọc và mượn sách. Điều kiện cơ sở vật chất đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy, góp phần khuyến khích động viên nhiều giáo viên trong trường áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy nói chung và bộ mơn Sinh học nói riêng.

Là hai trường có quy mơ lớn, với 30 lớp học và gần 70 giáo viên, trường nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến suất sắc do Phòng GD – ĐT Hải Hậu khen tặng, đạt trường chuẩn quốc gia.

- Chọn lớp:

Qua điều tra số lượng, trình độ và chất lượng học tập dựa vào kết quả đánh giá học tập, đánh giá của giáo viên chủ nhiệm và bộ môn chúng tơi chọn ra 4 lớp (trung bình 45 học sinh/ lớp): 2 lớp 9A, 9B trường THCS Hải Lộc, 2 lớp 9C, 9D trường THCS Hải Phương. 2 trong số 4 lớp (9A, 9C) được chọn làm lớp giảng dạy theo phương pháp sử dụng kiến thức liên môn, giáo án do chúng tơi biên soạn theo đúng chương trình SGK, có hướng dẫn trao đổi cách sử dụng các phương pháp sư phạm gọi là lớp thực nghiệm. 2 lớp còn lại (9B, 9D) sẽ được dạy học theo giáo án do chính giáo viên thiết kế và thực nghiệm theo tiến trình thơng thường.

- Chọn giáo viên thực nghiệm:

Giáo viên tham gia thực nghiệm là giáo viên có kinh nghiệm và trình độ tốt là cơ Trương Hồng Hạnh trường THCS Hải Lộc và cô Phạm Thị Phương Thanh trường THCS Hải Phương. Mỗi giáo viên được mời tham gia trực tiếp dạy các lớp TN và ĐC cùng một trường. Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã thảo luận và tiến hành ý đồ trong tồn bộ q trình. Trong từng bài chúng tôi đã thảo luận với giáo viên thực nghiệm về mục tiêu bài dạy, phân tích logic nội dung, chính xác hóa các khái niệm, lập dàn ý chi tiết cho từng bài, xác định rõ các kiến thức liên môn sử dụng.

3.2.2.2 Bố trí thí nghiệm

Thực nghiệm chính thức được tiến hành đối chứng song song gồm khối lớp TN và ĐC. Sau mỗi bài, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội và khả năng vận dụng kiến thức của HS ở cả hai lớp ĐC và TN với cùng thời gian và thời lượng.

Tên trường Thực nghiệm Đối chứng

Giáo viên thực hiện Lớp Số HS Lớp Số HS

THCS Hải Lộc 9A 45 9B 46 Trương Hồng Hạnh THCS Hải Phương 9C 47 9D 45 Phạm Thị Phương Thanh

3.2.2.3 Kiểm tra đánh giá

Trong giờ thực nghiệm, chúng tôi cử người dự giờ quan sát các dấu hiệu định tính của giờ học. Chúng tơi tiến hành đánh giá định lượng bằng kiểm tra trắc nghiệm khách quan kết hợp với trắc nghiệm tự luận. (Giáo án chi tiết và

đề kiểm tra sẽ được trình bày ở phần phụ lục).

3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Phân tích định tính

- Phân tích, đánh giá những dấu hiệu tích cực nhận thức của HS trong quá trình dạy học ở lớp TN và lớp ĐC thơng qua các tiêu chí:

+ Khơng khí lớp học

+ Sự tương tác giữa thầy và trò trong các hoat động chiếm lĩnh kiến thức.

- Phân tích chất lượng các bài kiểm tra theo các tiêu chí: + Về khả năng hiểu và nắm bắt kiến thức ngay sau bài học. + Về độ bền kiến thức sau bài học.

* Kết quả:

- Trên cơ sở dự giờ các tiết học, chúng tôi nhận thấy rằng HS ở lớp thực nghiệm có thái độ học tập tích cực hơn so với HS ở lớp đối chứng.

Ở lớp thực nghiệm: Học sinh hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, hoạt động nhóm. Khi giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức sinh học để giải quyết các vấn đề thực tiễn thì học sinh thảo luận sơi nổi, chủ động trình bày ý kiến. Ví dụ: Giáo viên u cầu học sinh trả lời câu hỏi: “Cá chép ở Việt Nam chết ở nhiệt độ dưới 20C và trên 440C, phát triển thuận lợi nhất ở 280C. So sánh với cá rơ phi ở Việt Nam thì lồi nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng hơn? Lồi nào có vùng phân bố rộng hơn?”.

Cùng một nội dung dạy học, cùng một giáo viên dạy nhưng ở lớp đối chứng khơng khí học tập kém sơi nổi hơn so với lớp thực nghiệm. Ở lớp đối chứng, giáo viên chỉ dạy đơn thuần các kiến thức sách giáo khoa mà khơng

tích hợp các kiến thức liên mơn vào bài giảng nên học sinh tiếp thu có phần thụ động, kém hiệu qủa. Khi giáo viên nêu vấn đề học sinh có biểu hiện kém tích cực. Khơng hào hứng trước những kiến thức đơn thuần trong sách giáo khoa.

- Căn cứ vào kết quả các bài kiểm tra kết hợp với các câu hỏi kiểm tra vấn đáp trong quá trình dạy học, đồng thời tiến hành dự giờ, thăm lớp chúng tơi thấy kết quả học tập và tính tích cực học tập của HS ở lớp TN cao hơn so

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần sinh vật và môi trường sinh học 9 trung học cơ sở (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)