Trong những ngày đầu (từ ngày 1 đến ngày 10), số lượng cá thể ít (khơng có cạnh tranh hoặc cạnh tranh ít), nguồn sống dồi dào nên tốc độ sinh sản cao hơn tỉ lệ tử vong, nên mật độ tăng nhanh.
Trong những ngày sau (từ ngày 10 trở đi), do số lượng cá thể nhiều, nguồn sống bị hạn chế (giới hạn) dẫn đến sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ, tốc độ sinh sản và tỉ lệ tử vong cân bằng dẫn đến mật độ quần thể ổn định.
Như vậy, số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi... Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết. Mật độ quần thể lại được điều chỉnh về mức cân bằng.
Người dạy có thể giúp người học trả lời lệnh trang 141 sách giáo khoa bằng cách lấy ví dụ về các câu ca dao mang tính liên hệ thực tiễn phong phú và ý nghĩa như:
1. Ếch tháng ba, cà ra tháng tám
Thời điểm tháng 3 hàng năm là cuối mùa xuân đầu mùa hè nhiệt độ cao, và có nhiều mưa tạo điều kiện cho ếch nhái sinh sản.
2. Mùa hạ chim cu, mùa thu chim ngói
0 5 ∙ 10∙ ∙ 0 15 ∙ ∙ ∙ 400 800 1200 Số lượng trùng/ml Thời gian(ngày) ∙ ∙
Đây là câu nói về mùa sinh sản của chim cu gáy và chim ngói, chim cu gáy sinh sản chủ yếu vào mùa hè cịn chim ngói sinh sản vào mùa thu.
Ở phần củng cố người dạy yêu cầu người học giải bài tập sau để khắc sâu kiến thức:
Trong một thửa đất, mật độ của loài cỏ gấu là 2 cây/m2. Chỉ số sinh sản của loài/năm là 50 cây (mỗi cây cỏ mẹ cho 50 cây trong một năm).
a. Về mặt lí thuyết hãy tính số lượng cây cỏ gấu/1 m2 sau thời gian 1 năm, 2 năm, 3 năm và 8 năm.
b. Trong thực tế, số lượng cá thể của lồi có tăng lên mãi như vậy hay khơng? Vì sao?
Giải:
a. Số lượng cỏ gấu sau 1 năm, 2 năm, 3 năm và 8 năm:
- Số lượng cá thể sau 1 năm: 2 x 50 = 100 cây/1 m2 (100 = 2 x 501). - Số lượng cá thể sau 2 năm: 100 x 50 = 5000 cây/1m2 (5000 = 2 x 502). - Số lượng cá thể sau 3 năm: 5000 x 50=250000 cây/1m2 (100=2 x 503). - Vậy, số lượng cá thể sau 8 năm: 2 x 508 cây/1 m2.
b. Trong thực tế, số lượng cá thể khơng tăng mãi. Vì: Khi mật độ tăng đến mức tối đa, điều kiện sống bắt đầu thiếu, sẽ dẫn đến cạnh tranh cùng loài, số lượng cá thể sẽ giảm xuống đến mức cân bằng.
Ví dụ 5: Sử dụng các kiến thức Vật lí, Hóa học trong dạy học nội
dung “Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt” thuộc bài 54: Ơ nhiễm mơi trường.
* Cơ sở khoa học
Mưa axit là hiện tượng nước mưa có nhiều axit (độ pH thấp hơn 5,6) mà nguyên nhân là do lượng các chất hóa học như khí cacbon ơxit (CO), khí lưu huỳnh điơxit (SO2), khí cacbơnic (CO2), nitơ điôxit (NO2)... và bụi trong khơng khí gia tăng.
Hậu quả của mưa axit: Làm giảm sự tăng trưởng của cây trồng, nước ngầm bị nhiễm bẩn làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người,...
Ngun nhân gây ơ nhiễm khí thải rất đa dạng nhưng chủ yếu là do quá trình đốt cháy nhiên liệu: gỗ củi, than đá, dầu mỏ, khí đốt...
* Mục đích tích hợp
- Trong chương trình Sinh học THCS, có nhiều kiến thức Sinh học cần được làm sáng tỏ bằng kiến thức Hóa học. Qua đó, người học khơng chỉ lý giải được bản chất của các nguyên lý và quá trình Sinh học mà cịn có thể vận dụng những nguyên lý này vào thực tiến cuộc sống. Ngoài ra, trong chừng mực nào đó, việc tích hợp kiến thức Hóa học vào dạy học Sinh học cịn giúp cho người học củng cố được kiến thức Hóa học có liên quan.
- Rèn kỹ năng tư duy, logic và khả năng khám phá khoa học giúp HS giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.
- Thông qua kiến thức mơn Vật lí học sinh giải thích được phần nào ngun nhân gây ra ơ nhiễm khơng khí.
* Tổ chức dạy học
- GV chiếu 1 hình ảnh nói về hiện tượng mưa axit và yêu cầu HS giải
thích nguyên nhân gây ra mưa axit, mưa axit có ảnh hưởng như thế nào đối với các loài sinh vật? Làm thế nào để giảm thiểu mưa axit?