Đọc hiểu văn bản dựa trên lý thuyết trường nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy – học đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường, ngữ văn lớp 12 tập 1 (Trang 29)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2. Đọc hiểu văn bản dựa trên lý thuyết trường nghĩa

1.1.2.1. Đọc hiểu văn bản

Đọc hiểu là một hoạt động, đồng thời là mục đích tất yếu của mọi hoạt động đọc. Đối với tác phẩm văn chương hiểu là mục đích cuối cùng, mục đích cao nhất dù người đọc đến với văn bản bởi vất cứ động cơ nào. Trong dạy học văn, dạy đọc văn là yêu cầu đầu tiên và theo chủ trương của chương trình mới là mục đích cuối cùng. Hoạt động giảng văn trước đây được thay bằng việc tổ chức hoạt động đọc hiêu văn bản Ngữ văn. Cần phải hiểu rằng sự thay đổi này không phải là sự thay thế hoàn toàn những nội hàm của phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu thời đại, như GS. Trần Đình Sử đã xác nhận “ vấn đề đọc hiểu là văn bản khơng phải hồn toàn xa lạ đối với giáo viên văn xưa nay và không thủ tiêu yếu tố giảng văn của người giáo viên. Nó chỉ biến người giảng văn thành người hướng dẫn đọc văn. Nó chỉ tăng cường vai trò hướng dẫn của thầy, tạo điều kiện cho học sinh tự học tập”.

Đọc hiểu là một thuật ngữ khoa học không mới đối với giáo dục của nhiều nước trên thế giới nhưng lại rất mới mẻ với Việt Nam. Các nhà khoa học của một số nước khác khi nghiên cứu về đọc hiểu vẫn dùng thuật ngữ “reading comprehension” để gọi tên cho hoạt động này. Còn ở Việt Nam, cho đến nay, thuật ngữ “đọc hiểu” được sử dụng dưới hình thức understanding –reading,

comprehension –reading và reading comprehension. Dưới hình thức tiếng Việt cũng tồn tại hai cách viết là “đọc hiểu” và “đọc – hiểu”.

Đọc hiểu là một thuật ngữ kép dùng để chỉ hoạt động có mục đích cụ thể của con người. Đó là hoạt động tự lĩnh hội tri thức bằng hoạt động trí tuệ. Đọc hiểu vừa là năng lực, vừa là kĩ năng cần rèn luyện của con người. GS. Nguyễn Thanh Hùng đã xác định bản chất của khái niệm này là “dạy đọc hiểu là tạo nền tảng văn hóa cho người đọc”: “Đặt vấn đề đọc hiểu vào vùng trời của nó sẽ thấy hiện lên một hệ thống những nhân tố có liên quan mật thiết với nhau. Trong hê thống, hoạt động đọc là cơ bản và có tầm quan trọng hết sức to lớn cần phải giải quyết thấu đáo. Cịn hiểu thì khơng nên xem là hoạt động mà chỉ là kết quả mong muốn của hoạt động đọc và là mục đích duy nhất của bất cứ hoạt động đọc nào”. Theo đây, “đọc hiểu” nên hiểu là một từ ghép dùng để chỉ hoạt động đọc sách của con người, bởi đã là hoạt động của con người thì bao giờ cũng kèm theo mục đích. Mục đích của hoạt động đọc sách là hiểu, hiểu để tiếp thu tri thức.

Đọc hiểu là hoạt động của con người, người đọc tiếp xúc với văn bản ngôn từ, giải mã ngơn từ để tìm ra lớp ý nghĩa của văn bản. Bằng oàn bộ con người tinh thần của mình bao gồm trí tuệ và tình cảm, khối óc và trái tim, người đọc sẽ khám phá được những bí ẩn tiềm tàng đằng sau hệ thống ngơn từ. Văn bản là một tập hợp kí hiệu ngơn ngữ vơ tri nhưng dưới sự tác động của người đọc nó trở thành một sinh thể nghệ thuật và tác động ngược trở lại. Huy động vốn tri thức khoa học, tri thức cuộc sống, phát huy trực giác và những rung cảm, cảm xúc của thế giới tâm linh người đọc sẽ dần tiến đến “bề sâu, bề xa” của tác phẩm. Nhưng đó mới chỉ là cấp độ hiểu đầu tiên. Hiểu còn là nắm được những tri thức của bài học và biết vận dụng nó trong cuộc sống “hiểu tức là nắm vững và vận dụng được. Hiểu tức là biết kĩ và làm tốt” [24, tr.15]. Với vị trí tiêu biểu của một thể loại nào đó, việc tiếp nhận mỗi văn bản đều bao hàm sự định hướng về cách thức tiếp cận kiến thức của thể loại hoặc kiểu bài văn... Kết quả của hoạt động đọc

hiểu văn bản trong giờ văn phải tạo ra được nền tảng kiến thức để HS có thể vận dụng và phát triển chúng trong các phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn... “Đọc hiểu văn bản là hoạt động có tính chất đầu mối của một q trình dạy học tích hợp Ngữ Văn hướng tới sự phát triển đồng bộ”[24,tr32]. Đọc hiểu văn bản ngữ văn vừa đảm bảo giáo dục tri thức và kĩ năng phân môn vừa rèn luyện kĩ năng tiếp thu tri thức các mơn học khác. Có thể hiểu một cách ngắn gọn rằng: người đọc tiếp nhận văn bản ngữ văn có thể coi là đạt đến cấp độ đọc hiểu nếu khám phá và nắm bắt được nội dung ý nghĩa tư tưởng, phương thức trình bày nghệ thuật của tác phẩm, từ đó có thể vận dụng những tri thức khoa học, tri thức phương pháp vào hoạt động đọc và tạo lập các văn bản tương đương. Hiểu theo kinh thánh là „lặn sâu vào thế giới bí ẩn bên trong”, theo tiếng Đức là “theo đó mà đứng riêng ra”, theo triết học hiện đại Nga là “đưa ra một cách thức để nhận thức sự vật”. Những nghĩa trên đều hướng đến một nội dung, hiểu là giải quyết được mối quan hệ phức tạp bên trong của sự vật đối tượng khác. Có thể hiểu rằng, dạy đọc hiểu văn bản là hoạt động đọc của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên để thực hiện mục đích hiểu văn. Mơn văn có nhiệm vụ rất lớn trong việc phát triển nhân cách học sinh. Do vậy mà cần phải hiểu thấu đáo bản chất của khái niệm “đọc hiểu văn bản Ngữ văn” thì việc thực hiện hoạt động mới đạt được hiệu quả.

Dạy đọc để học sinh có khả năng tự đọc hiểu văn bản không phải là dễ. Hiểu không đơn giản chỉ là nắm bắt được nội dung văn bản, hiểu tác giả nói gì mà hiểu còn là phát hiện được phương thức trình bày văn bản, tiếp thu được những tri thức do văn bản mang lại, từ đó vận dụng tri thức và phương thức vào việc đọc và tạo lập văn bản trong cuộc sống. Cần phải lưu ý rằng mục đích của dạy đọc hiểu trong nhà trường phổ thông hiện nay là đào tạo nên những thế hệ bạn đọc hiện đại, bạn đọc tinh tế. Dạy đọc hiểu phải tác động đến nhu cầu của học sinh, hướng học sinh đến những vấn đề của cuộc sống, để học sinh biết quan

tâm đến những vấn đề thời sự mang hơi thở nóng hổi của cuộc sống hơm nay. Đọc sách không phải chỉ đọc những kiệt tác, những tác phẩm hay. Phải giúp học sinh trở thành bạn đọc có bản lĩnh, đọc được nhiều loại văn bản nhưng biết lựa chọn, tiếp thu cái hay, cái đẹp và biết phê phán những nội dung trái với nội dung thẩm mĩ của nghệ thuật. Dạy học văn phải làm cho cuộc sống tâm hồn học sinh thêm phong phú, làm cho học sinh trở nên sắc sảo hơn theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng để họ trở thành những người đọc tinh tế. Theo tinh thần quan điểm dạy học hiện đại thì một trong những yêu cầu của dạy học là đào tạo nên những thế hệ học sinh có đủ bản lĩnh và khả năng sống hịa nhập với xã hội hiện đại mà yêu cầu đầu tiên là biết vận dụng kiến thức được học vào cuộc sống. Và đó cũng chính là mục đích cao nhất của dạy đọc hiểu văn bản.

1.12.2. Đọc hiểu văn bản dựa trên lý thuyết trường nghĩa

Trong lí thuyết đọc hiểu văn bản, bước đầu tiên, quan trong nhất chính là việc hiểu nghĩa của các từ, tức là “ nhận ra kí hiệu và nghĩa của kí hiệu”. Nhấn mạnh vai trị của khâu này, trog giáo trình dạy đọc của các trường sư phạm nước ngoài, họ đánh giá cao khái niệm đọc bởi vì “ Việc đọc bao gồm sự phát hiện và cơng nhận các kí hiệu in hoặc viết, có tác dụng khơi gợi nghĩa của từ vốn đã được người đọc thiết lập bằng kinh nghiệm trong quá khứ và xây dựng thêm các ý nghĩa mới mà người đọc tìm ra nhờ những khái niệm tương tự, sẵn có ở người đọc”. Điều đó có nghĩa là việc hiểu được nghĩa của từ hiểu được các từ đó liên kết với nhau như thế nào để chuyển tải một bức thông điệp và chúng tác động như thế nào đến tình cảm, nhận thức và hành vi của người đọc là những yếu tố thiết yếu trong q trình đọc. Khơng có một q trình tư duy nào có thể diễn ra nếu người đọc không giải mã được những từ ngữ đã được viết ra.

Bước đầu tiên của đọc chính là giải mã những kí hiệu từ ngữ đó. Do đó, giáo viên trước hết cần cung cấp cho học sinh những vốn hiểu biết kĩ càng về nghĩa của từ (nghĩa đen, nghĩa chuyển, những ý nghĩa hàm ẩn và nghĩa liên hội).

Hiểu được sự vận dụng từ ngữ của nhà văn trong tác phẩm. Chính vì lí do này mà việc kết hợp lý thuyết đọc hiểu văn bản với lí thuyết trường nghĩa sẽ tạo một cơ sở vững chắc, khoa học và logic để học sinh từ từ khám phá ý nghĩa của tác phẩm qua các lớp nghĩa của từ, không chỉ ở trạng thái tĩnh (trong hệ thống) mà còn ở trạng thái động (trong tác phẩm). Cụ thể, giáo viên phải giúp học sinh có ý thức đọc, phải đọc nhiều lần, đọc thật nhuần nhuyễn tác phẩm, đọc cho vang nhạc sáng hình, đọc để đi sâu và hiểu từng chi tiết, tình huống trong truyện. Đọc để hiểu rõ từng nhân vật trong tác phẩm, hiểu được tư tưởng và ý nghĩ của tác giả muốn gửi gắm vào nhân vật của mình. Đọc để hiểu phong cách nghệ thuật và phải hiểu về bối cảnh lịch sử lúc tác giả viết tác phẩm đó như thế nào. Khi chúng ta đọc kĩ tác phẩm, chúng ta có thể tưởng tượng ra những tình huống, chi tiết trong truyện như đang diễn ra trước mắt chúng ta khiến cho người đọc cũng cảm thấy như gần gũi và am hiểu hơn về những gì mình đang đọc, đang hiểu.

Đọc tác phẩm là một hoạt động đặc thù của nhận thức văn học. Nó được coi như một biện pháp chủ công của quá trình dạy học văn. Những năng lực cảm thụ, những rung động thẩm mĩ được hình thành trong lịng người đọc dựa vào hoạt động đầu tiên này. Từ đây người thầy dẫn dắt học sinh đi từ lớp vỏ âm thanh của ngơn từ đến việc chiếm lĩnh tồn bộ giá trị tác phẩm và thâm nhập sâu vào thế giới nghệ thuật. Cụ thể hơn đọc văn chính là cơng cuộc đi tìm ý nghĩa tiềm ẩn của văn bản, để rồi từ đó hiểu được thế giới của cuộc đời, ý nghĩa nhân sinh qua văn bản văn học. Để bắt được nhịp cầu cho người đọc đến với tác phẩm văn chương là một cách đọc “Tôn trọng ngữ cảnh của văn bản, ngữ cảnh của tác giả và thời đại, ngữ cảnh của văn bản đời sống mà người đọc thuộc vào”.

Đề cập đến vấn đề hiểu văn bản, các nhà nghiên cứu đều thống nhất việc hiểu có nhiều cấp độ, từ đơn giản đến sâu sắc. Nhưng một điều đặc biệt là đối với văn bản văn học, giáo viên không chỉ giúp cho người học hiểu được giá trị tư tưởng của tác phẩm mà còn phải hiểu cái hay, cái đẹp trong việc sử dụng ngôn

ngữ của nhà văn. Vẻ đẹp trong nghệ thuật dùng từ, đặt câu, thậm chí những đặc điểm về phong cách nghệ thuật của nhà văn cũng được khám phá một cách kĩ càng dưới ánh sáng của lý thuyết trường nghĩa.

Qua những lí thuyết trên, chúng tơi nhận thấy, việc tích hợp kiến thức ngôn ngữ học (trường nghĩa) và lí thuyết đọc hiểu văn bản sẽ tạo ra một con đường hiệu quả cho quá trình tiếp nhận văn bản văn chương của học sinh.

1.1.3. Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dịng sơng ?”

1.1.3.1. Tác giả

Hồng Phủ Ngọc Tường là nhà văn viết kí thành cơng. Là nhà văn sinh ra và lớn lên ở Huế nên chất Huế thể hiện rõ nét ở cả nội dung và phong cách nghệ thuật kí Hồng Phủ Ngọc Tường. Ơng sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937 tại thành phố Huế, quê làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Năm 1960 ông tốt nghiệp Đại học sư phạm khóa 1. Năm 1964, ơng tốt nghiệp cử nhân triết. Từ năm 1960 đến năm 1966, ông dạy học tại trường Quốc học Huế. Trong thời gian học đại học và dạy học, ơng tích cực tham gia phong trào u nước chống Mĩ – ngụy trong sinh viên và trong lực lượng giáo chức Huế, phụ trách nhiều tờ báo của phong trào. Từ năm 1964 đến năm 1975, ơng ra nhập mặt trận dân tộc giải phóng Huế, thốt ly lên chiến khu hoạt động, từng làm tổng thư kí hội văn học nghệ thuật bình trị thiên, tham gia chính quyền cách mạng Quảng Trị. Sau năm 1975, ông trở lại Huế công tác, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ. Hiện nay, tuy vừa thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo còn phải ngồi trên xe lăn nhưng nhà văn vẫn tiếp tục sáng tác vẫn sống hết mình cho văn học nghệ thuật.

Trước năm 1975, cũng giống như mọi người dân Việt Nam khác, Hoàng Phủ Ngọc Tường dồn sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, phải đến sau năm 1975, sức viết của ơng mới bừng dậy. Ơng viết nhiều về những ngày đã qua, về hiện tại và tương lai, sáng tác thơ, tiểu thuyết và truyện ngắn nhưng thành công của ông là những sáng tác thuộc thể kí. Ơng là một cây bút viết kí uyên bác và

tài hoa. Kí Hồng Phủ Ngọc Tường vừa giàu chất trí tuệ vừa giàu chất thơ, nội dung thơng tin về văn hóa lịch sử rất phong phú và sâu sắc. Cùng với Nguyễn Tn, ơng đã hồn thiện và làm phong phú hơn thể tùy bút.

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã từng viết rất nhiều thể loại nhưng cuối cùng nhà văn đã dừng chân và gắn bó với thể kí – một thể loại văn học không phải lúc nào cũng được đánh giá đúng với tầm vóc của nó. Sự xuất hiện và thành cơng của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã một lần nữa khẳng định vị trí của thể kí trong sơ đồ loại hình văn học: kí ngang hàng với các thể loại khác về mọi phương diện.

Với vốn sống phong phú, vốn văn hóa, tri thức sâu rộng và khẳ năng ngơn ngữ tài hoa, tấm lịng tha thiết tình đời ngịi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã len lỏi vào mọi ngõ ngách, mọi vấn đề nhạy cảm của cuộc sống. Đề tài trong kí Hồng Phủ Ngọc Tường rất phong phú và đa dạng và được thể hiện bởi một phong cách viết rất nhất qn, có cá tính.

- Phong cách bút kí của Hồng Phủ Ngọc Tường:

Hồng Phủ Ngọc Tường viết nhiều thể loại thơ, truyện... nhưng sở trường là bút ký. Sinh thời nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có “rất nhiều ánh lửa”. Nhà thơ Ngô Minh thì cho rằng: “Hồng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng ở nước ta vài chục năm nay. Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc ở tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất Huế thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đó là những trang viết tài hoa, tài tử, tài tình...” Nhà thơ Hồng Cát khẳng định: “Hồng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút ký văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử, địa lý sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ơng vẫn có thể tung hồnh thoải mái ngòi bút được”. Nhà văn Tơ Hồi, một trong những bậc thầy về nghệ thuật ngôn từ, khi giới thiệu tập ký của Hồng Phủ Ngọc Tường đã khơng viết gì thêm ngồi chính những dịng văn của Hồng Phủ Ngọc Tường, để rồi cuối cùng

bật thốt lên: " Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trằm cả tâm hồn trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời, sông nước của Huế". Nhiều người đã đề cập đến chất hiện thực, chất thơ, chất trữ tình, chất trí tuệ... trong những thiên bút ký nổi tiếng của Hồng Phủ, như: Ai đã đặt tên cho dịng sơng, Rừng hồi, Hoa trái quanh tơi... Có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy – học đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường, ngữ văn lớp 12 tập 1 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)