Phân tích các hình tượng dựa trên cơ sở của trường nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy – học đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường, ngữ văn lớp 12 tập 1 (Trang 64)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

2.3. Phân tích các hình tượng dựa trên cơ sở của trường nghĩa

Khám phá văn bản “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” theo chúng tôi cần làm nổi bật hai hình tượng: Hình tượng sơng Hương và Hình tượng tác giả. Tuy nhiên, giáo viên cần đinh hướng học sinh khai thác hình tượng tác giả - phần trọng tâm của bải học. Bởi lẽ đọc văn bản dễ nhận thấy: tác giả của nó – nhà văn Hồng Phủ Ngọc Tường đã dành hết tâm sức và tình cảm của mình, thậm chí cả tinh hoa và tâm huyết của một đời văn để say sưa khám phá và miêu tả vẻ đẹp của Hương Giang. Dựa trên sự khai thác khám phá về hình tượng sơng Hương để khắc họa hình tượng tác giả.

Văn chương bao giờ cũng bắt nguồn từ cuộc sống. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng vậy, mỗi trang viết của nhà văn luôn thấm đượm tình yêu thiên nhiên và con người. Thiên nhiên Huế sinh ra vốn đã có một sự quyến rũ đầy thơ mộng. Đó là một quần thể văn hóa với những đền đài lăng tẩm, những kiến trúc nguy nga tráng lệ và kết hợp sự hài hòa, cân bằng độc đáo của những nét đẹp văn hóa cổ truyền. Có lẽ, bởi thế mà một phần làm nên nét đẹp tuyệt vời ấy chính là nhờ dịng sông Hương. Con sông đã đi vào thơ ca với vẻ đẹp quyến rũ, lạ kỳ: “Cầu cong như chiếc lược ngà

Sơng dài mái tóc bung nga bng hờ”

Dịng sơng Hương từ lâu luôn là cảm hứng của rất nhiều nghệ sĩ, và dưới ngịi bút của Hồng Phủ Ngọc Tường, sông Hương đã trở thành một con người, một người con gái đẹp có tâm hồn, có cá tính, dịu dàng một vẻ đẹp mê đắm, đằm thắm một vẻ đẹp văn hóa. Và đằm sâu dưới lịng sơng ấy là cả một chiều dài lịch sử.

Cũng giống mạch văn mà nhà văn Nguyễn Tuân viết về sông Đà, miêu tả con sơng dọc theo dịng chảy của nó, nhưng với cá tính dịu dàng của người con xứ Huế, cách viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường lại gợi cho người đọc một cảm giác khác, một cảm giác về một cái gì đó dịu nhẹ cứ len lỏi miên man, rồi từ đó thấm vào hồn người làm trỗi dậy một cách trầm tĩnh cái tình u say đắm đối với dịng sơng mang nét đẹp văn hóa xứ sở.

Thiên bút kí là cuộc hành trình đi tìm cội nguồn sơng Hương thơ mộng. Đồng hành cùng nhân vật “tôi” trong tác phẩm người đọc mới biết những thăng trầm của dịng sơng Hương trong hành trình đầy gian trn của nó.

Ban đầu mới khi tiếp cận tác phẩm, người đọc dễ dàng nhận thấy ngay cái cách mà tác giả gọi tên dịng sơng cũng đủ để gây ấn tượng. Chỉ với cách gọi tên thôi cũng cho chúng ta thấy được sự ưu ái của tác giả đối với nó. Cái tên “sơng Hương” được xuất hiện hàng loạt với các trường nghĩa về tên gọi: Khi ở thượng

nguồn, Sông Hương với những tên gọi: “bản trường ca của rừng già”, “cơ gái di- gan phóng khống và man dại”; “người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”. Khi ở ngoại vi thành phố Huế với những tên gọi: “người gái đẹp”. Rồi khi ở lòng thành phố Huế với tên gọi là “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”; “người tình dịu dàng và thuỷ chung”. Mỗi tên gọi khác nhau, sông Hương như vô cùng hãnh diện trước thiên nhiên rộng lớn bằng những danh hiệu tuyệt vời này. Mỗi cái tên như là mỗi ấn tượng mà tác giả muốn gắn cho nó, nào là “bản trường ca của rừng già” – sông Hương hội tụ trong Huế để rồi khắc lên đó là những bản nhạc trong trẻo kết tinh từ thanh âm của nước, của Huế, của dòng chảy tâm hồn. Nào là “Cơ gái di-gan phóng khống và man dại” – Hoàng Phủ Ngọc Tường ln nhìn sơng Hương như nhìn một con người mà cụ thể là một cô gái đẹp trong mối liên hệ với tự nhiên. Di-gan cịn có tên gọi khác là Bơ-hê-miêng chỉ những người ln thích sống tự do, lang thang và thích ca hát, họ mang trong mình vẻ đẹp nguyên sơ, bản năng đầy quyến rũ. Đặc tính của cơ gái di-gan cũng là đặc tính của dịng sơng Hương nơi rừng già, lang thang, tự do và ln ồn ào, hát múa. Ví sơng Hương như những “cơ gái di-gan”, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc vào tâm trí người đọc một ấn tượng mạnh về vẻ đẹp hoang dã nhưng cũng rất tình tứ của con sơng xứ Huế. Và rồi chảy giữa cánh đồng Châu Hóa, tác giả gọi dịng sơng như “người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng”. Không phải ngủ say mà chỉ là “mơ màng”, có lẽ, ở đây Hoàng Phủ Ngọc Tường như muốn người đọc liên tưởng với người con gái trong thơ của Xuân Quỳnh “cả trong mơ còn thức”- vẫn thao thức chảy, thao thức bên trong cái êm đềm, nhẹ nhàng, du dương. Khi về đến kinh thành, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gọi sông Hương bằng cái tên vô cùng đắm đuối “một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” ẩn chứa đầy tâm trạng. Với các cách gọi tên như vậy, tác giả như muốn khẳng định sông Hương giống như một thiếu nữ duyên dáng, sâu sắc, thủy chung trong hành trình tìm đến người tình đích thực của mình - đó là thành phố Huế.

Để người đọc hình dung dễ hơn về dịng chảy của sơng Hương, nhà văn đã phác họa lại địa đồ của dịng sơng với hàng loạt các địa danh nổi tiếng mà nó đã từng đi qua. Khởi nguồn từ “rừng già”, cường tráng và mãnh liệt vượt qua những cánh rừng “Trường Sơn”, uốn lượn quanh co qua miền “Châu Hóa”, theo hướng Nam Bắc qua “điện Hòn Chén”, “vấp Ngọc Trản”, vòng qua đất bãi “Nguyệt Biều” ôm lấy chân “đồi Thiên Mụ” rồi xuôi về Huế, gặp thành phố ở “cồn Giã Viên” rồi uốn sang “Cồn Hến”, ra khỏi kinh thành dịng sơng liền chếch về hướng Bắc trôi đi trong sắc màu “vùng ngoại ô Vĩ Giạ”, như „lưu luyến” với “kinh thành” mà nó lại rẽ theo hướng đơng tây để gặp thành phố Huế lần nữa ở “thị trấn Bao Vinh” rồi mới đi ra biển. Có thể thấy hàng loạt các địa danh văn hóa gắn liền với xứ Huế được xuất hiện trong bức tranh sông của nhà văn. Dường như tác giả muốn khẳng định: Sơng Hương chính là hiện thân, là bộ mặt, là linh hồn của xứ Huế.

Vẻ đẹp của sông Hương ln được nhìn nhận và khẳng định trong mối quan hệ với khơng gian địa lí. Dường như chính sự phong phú của đặc điểm địa lí ở vùng đất mà sơng Hương đi qua đã góp phần hình thành nên vẻ đẹp của dịng sơng. Vì vậy, để thấy được vẻ đẹp phong phú của sơng Hương cần xem xét nó trong sự gắn bó với khơng gian, với địa hình và cảnh thiên nhiên trong từng khoảng thời gian cụ thể.

Trước hết, để phác họa lại hình ảnh của sơng Hương khi còn ở thượng nguồn tác giả đã sử dụng hàng loạt các đơn vị từ vựng để chỉ không gian núi rừng Trường Sơn “bóng cây đại ngàn”, “ghềnh thác”, “rừng già”, “cơn lốc, “đáy vực bí ẩn”, “dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng” ... trước không gian núi rừng rộng lớn và vô cùng hiểm trở vậy mà trước khi về đến “vùng châu thổ” “êm đềm” sông Hương vẫn “rầm rộ”, vẫn “mãnh liệt”, vẫn “cuộn xốy”, phải chăng chính nơi đây mới là mơi trường để thử thách, rèn luyện và hình thành tính cách, tâm hồn cho dịng sơng Hương. Và khi ở giữa lịng Trường Sơn, đơi lúc nó lại

“dịu dàng”, “say đắm” bởi sắc đẹp quyến rũ của lồi “hoa đỗ qun rừng”, được ví như một cơ gái Di -gan “phóng khống” và “man dại” bởi chính khơng gian nơi đây, chính cái khắc nghiệt về địa hình đã tạo cho người con gái ấy một bản lĩnh rất người - đó là một bản lĩnh “gan dạ”, một tâm hồn “tự do” và “trong sáng”, một sắc đẹp “dịu dàng” và “trí tuệ”, ... Khi thì “êm đềm” trầm lắng khi thì “rầm rộ” “mãnh liệt” “cuộn xốy”, khi thì như ẩn chứa một điều gì vơ cùng huyền bí và đơi lúc lại “dịu dàng” “đằm thắm” thiết tha. Phần hồn riêng của dịng sơng được bộc lộ trong các hành trình của nó. Đó là phần hồn của một con người đã trải qua cả một quá trình trưởng thành từ “con gái” trở thành “bà mẹ”, vừa mang sức sống mãnh liệt và hoang dại, vừa có diện mạo dịu dàng trí tuệ, vừa có tâm hồn trong sáng thẳm sâu lại vừa dạt dào một khát vọng tự do. Có cảm tưởng Hồng Phủ Ngọc Tường là một ông chủ ngôn ngữ, nhà văn đã sử dụng một số lượng tính từ vừa giàu có vừa lấp lánh sắc màu, vừa ấm áp cảm xúc.

Chuyển tiếp từ vùng đồi núi sang vùng đồng bằng do vậy mà địa hình ở đây khác hẳn. Nếu như khơng gian đại ngàn hình thành cho dịng sơng Hương những tính cách mãnh liệt, và mạnh mẽ thì xuống đến vùng Châu Hóa sơng Hương lại được tô điểm nhẹ nhàng hơn, uyển chuyển hơn sâu lắng và thầm kín hơn. Hàng loạt các từ ngữ, đặc biệt là các danh từ có liên quan đến khơng gian ở đây như: “vực sâu”, “dãy đồi”, “thành quách”, “sắc nước”, “đồi núi trùng điệp”, “thềm đất bãi”, “ngon đồi”, “mảng phản quang”, “đám quần sơn”, “rừng thông”, “lăng tẩm” , “mây”, “trời”…

Tiếp đó, nhà văn vẽ lên hình tượng sơng Hương bằng hệ thống ngơn ngữ của nghệ thuật tạo hình với hàng loạt các động từ chỉ sự di chuyển: “Ngay từ đầu, vừa ra khỏi vùng núi, sơng Hương đã chuyển dịng một cách liên tục. Từ ngã ba tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hịn Chén, vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật trịn về phía đơng bắc, ơm lấy chân đồi Thiên

Mụ xuôi dần về Huế. Tứ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trơi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”. Để đến được với Huế, sông Hương đã phải băng qua một hành trình, phải chuyển dịng liên tục như một cuộc kiếm tìm thiết tha và rạo rực. Mỗi sự chuyển mình của dịng sơng được gắn liền với những địa danh khác nhau của xứ Huế đã được nhà văn dành tặng bằng những cách diễn đạt riêng. Chính nhờ điều này mà hành trình xi về thành phố của sơng Hương khơng hề đơn điệu, nhàm chán, mà trái lại nó khiến cho người đọc đi từ ngạc nhiên thú vị này đến bất ngờ thú vị khác.

Thêm vào đó, chúng ta thấy bài kí chật ních những so sánh, khơng chỉ mơ tả hình dáng dịng sơng bằng những từ ngữ giàu tính hình tượng mà cái đặc biệt tạo nên phong cách kí của Hồng Phủ Ngọc Tường, góp phần tạo nên bản “đại hợp xướng ngơn từ” chính là sự sáng tạo nên những phương thức so sánh rất đắc địa bất ngờ vầ đầy chất thơ, thể hiện đỉnh cao cảm xúc trữ tình của tác giả. Để gợi tả dịng sơng trong hành trình về với Huế, hàng loạt các hình ảnh so sánh với những cấp độ khác nhau. Cái dữ dội của sông Hương nơi đại ngàn đã được tác giả lựa chọn bằng một hình ảnh so sánh hết sức độc đáo, sống động, gợi cảm, đầy màu sắc văn hóa “sơng Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cơ gái di-gan phóng khống và man dại” rồi đến cách miêu tả những khúc uốn lượn của dịng sơng với một hệ thống các hình ảnh so sánh rất mềm, rất dun: “Nó trơi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”, “những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lưu bảo”, “dịng sơng mềm như tấm lụa”, “những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi”…Có những so sánh tạo hình “đường cong ấy làm cho dịng sơng mềm hẳn đi, như một tiếng vâng khơng nói ra của tình yêu”, “qua Huế bống ngập ngừng như muốn đi, muốn ở chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của những nỗi lịng. Có cả những so sánh với

những cái trừu tượng để khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc về dịng sơng Hương cổ kính “…như triết lí, như cổ thi”…Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, sắc nước của sơng xanh thẳm khi qua lịng vực, phản chiếu màu sắc của đồi núi, mây trời khi qua những quả đồi “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”, hình thế của sơng thay đổi theo hình thể của địa hình, lúc uốn khúc quanh co, lúc lại mềm như tấm lụa. Có thể nói bước chuẩn bị để dịng sơng đi vào lịng thành phố đã được tác giả miêu tả rất kĩ càng tới một cảm xúc ở độ cao trào, một loạt hình ảnh so sánh được sử dụng để khắc họa vẻ đẹp dịng sơng một cách hồn mĩ. Với những cách so sánh độc đáo sống động ấy, sông Hương đã thành một con người, một người con gái đầy tình cảm trong cái nhìn yêu mến của nhà văn Hồng Phủ Ngọc Tường.

Sơng Hương – dịng sơng thuộc về một thành phố duy nhất đã rời cuộc sống hoang dã của rừng già để đến với Huế và chỉ với Huế mà thôi. Để miêu tả không gian kinh thành Huế, tác giả đặc tả nó bằng các danh từ, tính từ đầy hoa mĩ với những “chiếc cầu trắng”, “đô thị cổ”, “hai bờ sông”, “nhánh sông đào”, “biền bãi”, “cồn đảo”, “cây đa”, “cây cừa”, “xóm thuyền”, “thuyền chài”, “linh hồn mô tê”, “thành phố hiện đại”. Tất cả được thêu dệt nên bởi một không gian vô cùng tươi đẹp, vô cùng hấp dẫn. Và rồi được gặp lại thành phố yêu quý của mình, sơng Hương đã thay đổi trong tâm trạng của nó “Sơng Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đơng bắc. Nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vầng trăng non. Sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn hến, dịng sơng mềm hẳn đi , như một tiếng “vâng” khơng nói ra của tình u” – cái phút ban đầu để đến với người tình của sơng Hương là như thế. Ở đây trong cái nhìn của nhà văn, có sự hòa trộn giữa các động từ chỉ cảm xúc “vui tươi” hẳn lên, động từ chỉ hoạt động “kéo”, “uốn” cùng với các tính từ chỉ màu sắc “xanh biếc”, tính từ chỉ mức

độ “nhỏ nhắn”, “mềm” đã tạo nên một dịng song vơ cùng dun dáng và gợi cảm. Sông Hương đã tự làm mới mình để hiến tặng những gì đẹp nhất cho người tình của mình. Nhờ sự hồ sắc của ngơn ngữ mà dịng sơng như sống động hẳn lên, tươi vui, ấm áp. Sông Hương giờ đây càng trở nên mềm mại và đa cảm hơn.

Để rồi tiếp đó, tác giả miêu tả vị trí của sơng Hương “nằm giữa lòng thành phố yêu quý của mình”, trải dọc hai bên bờ sơng đó là hình ảnh của Huế: “ Những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị …tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít, từ những nơi ấy vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ”, “chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó”, “ánh hoa đăng ngập ngừng”, “chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của nỗi lịng”. Nhà văn đã huy động hàng loạt các tính từ có liên quan để miêu tả dịng sơng. Việc sử dụng nhiều từ láy như vậy khiến cho tác phẩm trở nên luyến láy hơn, sinh động và hấp dẫn hơn.

Nói về các bộ phận và yếu tố thuộc và liên quan đến hình tượng sơng Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã huy động một lượng từ vựng khá phong phú, từ thượng nguồn đến vùng ngoại vi thành phố rồi khi ở trong lòng thành phố cũng được nhà văn phác họa vơ cùng tinh tế. Có nhiều danh từ chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy – học đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường, ngữ văn lớp 12 tập 1 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)