Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy – học đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường, ngữ văn lớp 12 tập 1 (Trang 38)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực tiễn dạy học đọc hiểu văn bản văn học ở trường THPT Nguyễn Đăng Đạo – Tiên Du – Bắc Ninh Đăng Đạo – Tiên Du – Bắc Ninh

- Địa điểm trường khảo sát: Trường THPT Nguyễn Đăng Đạo – Tiên Du – Bắc Ninh.

- Đối tượng khảo sát: Toàn bộ giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn ngữ Văn tại trường THPT Nguyễn Đăng Đạo – Tiên Du- Bắc Ninh (gồm 18 GV).

- Nội dung khảo sát: hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản văn học.

- Cách thức khảo sát: Sử dụng phiếu câu hỏi trắc nghiệm về hoạt động dạy – học đọc hiểu văn bản văn học.

- Tiến trình khảo sát: Phỏng vấn trực tiếp từng giáo viên trong trường. Phát phiếu trắc nghiệm cho 18 giáo viên dạy bộ môn ngữ Văn.

Sau đây là bảng phỏng vấn và kết quả phỏng vấn cụ thể giáo viên trường THPT Nguyễn Đăng Đạo – Tiên Du – Bắc Ninh:

+ Nội dung phiếu phỏng vấn:

Bảng 1.1 Hệ thống câu hỏi phỏng vấn

Stt Hệ thống câu hỏi Khả năng

Khơng

1 Anh (chị) có thường xuyên vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học không?

hiểu văn bản không ?

3 Khi dạy học văn bản văn học anh (chị) có xuất phát từ cơ sở ngôn ngữ học không ?

4 Trong q trình phân tích văn bản, anh (chị) có phân tích mối quan hệ giữa văn bản và ngôn ngữ không ? 5 Nắm được trường nghĩa thì có nắm được chủ đề, đề tài,

nhân vật không?

6 Học sinh có cảm thấy hứng thú khi được vận dụng lí thuyết trường vào dạy tác phẩm khơng?

7 Có nhiều lớp dạy học theo kiểu trường nghĩa (vận dụng ngơn ngữ học vào việc phân tích) khơng?

8 Anh (chị) có thường xuyên vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học tất cả các loại văn bản không?

Sau khi chúng tôi trực tiếp phỏng vấn và đưa ra phiếu hỏi, chúng tôi đã nhận được kết quả như sau:

Có tới 18/18 (chiếm 100%) GV cho rằng trường nghĩa rất có ích đối với việc dạy học văn bản văn học và nắm được lí thuyết trường nghĩa thì học sinh sẽ nắm được chủ đề, đề tài, nhân vật, hình tượng tiêu biểu trong tác phẩm văn học. Họ cho rằng: việc phân tích văn bản văn học cũng đồng nghĩa với việc đi tìm hiểu từng từ ngữ trong văn bản, khi đã khai thác được hệ thống từ ngữ trong văn bản, chúng ta có thể tập hợp chúng thành các nhóm và từ đó khái quát thành các nội dung chính của bài như vậy học sinh có thể hiểu bài một cách dễ dàng, hơn thế nữa, khi phân tích văn bản dưới góc độ trường nghĩa học sinh có thể dễ dàng nhận ra ngay chủ đề của văn bản, đề tài, đặc điểm cụ thể của từng nhân vật do dựa vào các từ ngữ có liên quan, và hệ thống với nhau. Do vậy mà hầu hết mọi

người đều thống nhất cho rằng việc áp dụng trường nghĩa đều có ích trong dạy học văn bản văn học.

Có tới 16/18 GV (chiếm 88.9%) cho rằng, khi dạy học văn bản văn học, họ có xuất phát từ cơ sở ngơn ngữ học. Cụ thể như: phân tích từ ngữ, tập hợp từ ngữ, họ thường xun sử dụng trong q trình phân tích văn bản, đặc biệt là các văn bản thơ trữ tình. Cịn lại 11.1% GV rất ít xuất phát từ cơ sở ngơn ngữ học.

Tuy nhiên, khi hỏi anh (chị) có thường xuyên vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học văn bản cụ thể hay khơng thì chỉ có 2/18 GV (chiếm 11.1%) thường xuyên vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học văn bản văn học cụ thể. Lí do cụ thể mà họ đưa ra giải thích là bởi vì, họ cảm thấy rằng khi dạy học theo kiểu trường nghĩa này, GV phải chuẩn bị nhiều hơn, vất vả hơn cả với giáo viên và học sinh theo cách dạy thông thường. Do vậy mà họ vẫn ln lựa chọn cách dạy đó là vẫn bám vào hệ thống ngơn từ của văn bản tuy nhiên điểm xuất phát để phân tích khơng phải là từ ngôn ngữ mà dựa vào các ý của văn bản để khai thác và phân tích như vậy vừa khái quát được nội dung ngay mà đi phân tích cũng dễ dàng, không phải tốn nhiều khâu trong quá trình chuẩn bị bài. Khi được hỏi trong số 2 GV thường vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học phân tích tác phẩm văn học, anh (chị) có vận dụng lí thuyết này vào hấu hết văn bản khơng? Thì hầu như là khơng, chỉ vận dụng một số văn bản có hệ thống từ ngữ độc đáo và nổi bật như tác phẩm “Chí Phèo” hoặc một vài tác phẩm thơ nơm như “Truyện Kiều”...

Như vậy sau quá trình khảo sát và phỏng vấn chúng tôi rút ra những nhận xét về thực trạng dạy học tác phẩm dựa trên lí thuyết trường nghĩa như sau: Hầu hết mọi người đều cho rằng dạy học dựa trên lí thuyết trường nghĩa là rất có ích và đạt hiệu quả cao, tuy nhiên thì việc vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học một tác phẩm cụ thể thì hầu như cịn rất ít người áp dụng.

Do vậy, với việc đưa ra hệ thống lí thuyết này, chúng tơi mong rằng sẽ là định hướng cho việc vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu văn bản nhiều hơn nữa và đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy.

1.2.2. Khảo sát thực trạng dạy học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” ở trường THPT sơng?” ở trường THPT

1.2.2.1. Vị trí bút kí “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường ở trường THPT

“Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” là một tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam được lựa chọn đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn 12 tập 1 với thời lượng là 2 tiết. Tác phẩm bút kí này ra đời chính là sự tiếp nối của phần văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX. Tác phẩm thuộc loại hình kí, được giảng dạy cùng với tùy bút “Người lái đị sơng Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân với mục đích giúp cho học sinh có cái nhìn tồn diện về tất cả các thể loại văn học, trong đó có bút kí và tùy bút.

Lựa chọn tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” đưa vào chương trình Ngữ văn 12 là một lựa chọn tinh tế, bởi lẽ đây khơng chỉ là trang bút kí độc đáo và đặc sắc, tiêu biểu cho loại hình kí mà đây cũng là tác phẩm đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ về tư tưởng của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tiếp cận tác phẩm này người học khơng chỉ được tìm hiểu sự phong phú về nội dung và hệ thống ngơn ngữ độc đáo của nhà văn mà cịn có cơ hội hiểu biết thêm về phong cách và tư tưởng nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Về mặt tư tưởng, tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” với những trang viết rất đẹp về thiên nhiên và con người xứ Huế. Chúng đẹp và sinh động đến diệu kì, tất cả góp nhặt trong trang viết của ơng, người đọc có cảm giác mọi thứ trong tác phẩm của nhà văn như vừa được bóc ra từ cuộc sống . Chính bởi điều này mà người học sẽ càng thêm hứng thú và thêm lòng yêu mến quê hương đất nước xứ sở, trân trọng cảnh sắc đẹp, đáng quý đó.

Như vậy, lựa chọn tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dịng sơng” đưa vào chương trình ngữ văn lớp 12 THPT là hợp lí, vừa đảm bảo được tính logic, hệ thống của chương trình, vừa đảm bảo đặc thù nhiệm vụ của bộ môn ngữ văn là giáo dục, hướng đến hoàn thiện nhân cách người học một cách toàn diện. Đồng thời, giáo viên và học sinh THPT cũng có điều kiện tiếp cận, thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đặc sắc vừa giàu tính nghệ thuật vừa đậm chất nhân văn.

1.2.2.2. Khảo sát thực trạng dạy học đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dịng sơng? ở trường THPT

“Ai đã đặt tên cho dịng sơng ?” là một trong những áng văn xuất sắc nhất của Hồng Phủ Ngọc Tường nói riêng và của thể loại bút kí trong nền văn học Việt Nam nói chung, từng được nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá là “một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay”.Đây là tác phẩm lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy trong trương trình ngữ Văn 12 THPT, đã được sự hưởng ứng, thích thú khơng nhỏ của các giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học tác phẩm này ở trường phổ thơng hiện nay vẫn cịn gặp phải rất nhiều khó khăn, lúng túng bởi vì tác phẩm đưa vào chương trình đều là những bài văn hay độc đáo, nhưng không dễ dạy. Phần lớn học sinh các em chưa tìm thầy tiếng nói đồng điệu với nhà văn – bởi tác phẩm là một văn bản kí thuộc thể bút kí mà các em chưa thành thạo với việc tìm hiểu tác phẩm bút kí trước đó. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong suốt một q trình dài trước đó, các em chủ yếu được học các tác phẩm văn xuôi chủ yếu thiên về tự sự như truyện ngắn, tiểu thuyết và các tác phẩm thiên về trữ tình như thơ trữ tình. Do vậy mà cảm xúc và nhận thức của các em đã quen dần với hướng tìm hiểu cốt truyện, nhân vật, tình tiết,…đối với truyện ngắn, tiểu thuyết. Cịn đối với tác phẩm trữ tình thì quen với việc khám phá chủ yếu theo nhân vật trữ tình, cái tơi trữ tình, mạch cảm xúc chủ quan, phương thức và giọng điệu trữ tình... Nhưng riêng đối với tác phẩm văn học viết theo thể loại

bút kí thì ngược lại. Đây là một thể loại còn khá mới mẻ đối với các em. Giảng dạy một tác phẩm bút kí địi hỏi người giáo viên phải bám chắc đặc điểm cơ bản của thể loại. Vì thế để giảng một bài kí, người giáo viên phải chuẩn bị rất chu đáo về giáo án và phương pháp, địi hỏi một sự dày cơng tìm hiểu các tài liệu về văn bản và thể loại của nó. Tuy nhiên, khơng phải giáo viên nào cũng có đủ năng lực để làm được điều đó. Bởi hiểu cặn kẽ văn bản tác phẩm kí, người giảng phải hiểu được bản chất của nó, trong thể loại bút kí, sức hấp dẫn của tác phẩm khơng chỉ phụ thuộc vào những ghi chép của tác giả với lượng tri thức phong phú, thông tin mới mẻ mà còn phụ thuộc vào “duyên ngầm” của cái “tôi” nhà văn. Bút kí nhằm ghi lại những sự việc, cảnh vật mà nhà văn đã mắt thấy, tai nghe cũng như cảm xúc, suy nghĩ của họ qua một chuyến đi. Trong tác phẩm, những sự việc luôn xen kẽ với những yếu tố liên tưởng, tưởng tượng, cảm xúc gắn với cái tơi của nhà văn để qua đó khắc họa những tư tưởng, cảm xúc và những suy nghiệm sâu sắc về con người, về cuộc sống của nhà văn. Vì vậy, bút kí ln kết hợp giữa yếu tố tự sự và sắc thái trữ tình, chính vì thế mà người học sẽ khó tiếp nhận hơn. Mặt khác, tùy bút có lối diễn đạt tinh tế, thiên nhiều về những cảm nhận trực giác nên đòi hỏi người đọc phải kiên trì, phải nhập tâm cùng dịng tâm tư của nhà văn. Với đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 12, lứa tuổi mới lớn, tính tình thường hiếu kì và nóng vội thì đây là một khó khăn. Giáo viên phải tìm cách giới thiệu sao cho hấp dẫn để đánh thức nhu cầu khám phá và hứng thú của học sinh đối với tác phẩm.

Hơn nữa, thực trạng người học chưa thấy được cái hấp dẫn của tác phẩm cũng một phần là do cách dạy của giáo viên cịn khơ khan chưa khuấy động được đặc trưng của thể loại kí trong sâu thẳm tâm hồn các em, dạy bút kí nhưng vẫn chú trọng về phân tích nội dung tư tưởng khơng giúp các em thấy được những đặc sắc nghệ thuật, sáng tạo trong cách sử dụng ngơn từ của tác giả, mà đó mới là cơng phu và tâm huyết của nhà văn.

Khi tìm hiểu một số cách tiếp cận văn bản của những giáo viên trong trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy phần lớn giáo viên khám phá và khai thác tác phẩm này theo đặc trưng thể loại. Tác phẩm thuộc thể loại bút kí nằm trong thể loại kí, bên cạnh chất tùy bút được bộc lộ rất rõ ở cách viết tự do, phóng khống, những liên tưởng ngẫu hứng bất ngờ, tác phẩm cịn đậm chất kí thể hiện ở sự tìm tịi nghiên cứu rất mực cơng phu ở rất nhiều góc độ: địa lý, văn hóa, lịch sử, thi ca, âm nhạc…Chính qua sự khám phá đó, học sinh nhận ra được cái tài hoa, uyên bác của nhà văn. Dạy học theo thể loại là con đường tiếp cận tác phẩm bằng phương pháp văn học dưới góc độ thi pháp. Con đường này cũng giúp giáo viên và học sinh khắm phá những nét đẹp của tác phẩm, những giá trị nghệ thuật tinh vi và toàn bộ tư tưởng chủ đề của bài văn. Tuy nhiên cũng như nhiều phương pháp văn học khác, sự tiếp cận từ góc độ loại thể cũng không tránh khỏi việc coi những giá trị tư tưởng của tác phẩm là những điểm tương đối trọn vẹn và gần như không muốn bị chia cắt, theo hướng này, người phân tích cũng bám vào ngơn từ của văn bản nhưng điểm xuất phát để phân tích khơng phải là từ ngữ mà dựa vào các ý của văn bản mà đi phân tích, đối chiếu, chứ không tuần tự chỉ ra các lớp nội dung của tác phẩm. Các làm này linh hoạt, nhạy bén nhưng không tránh khỏi sự suy diễn, gán ghép.

Dạy học từ hệ thống lý thuyết trường nghĩa là việc tiếp cận tác phẩm từ góc độ ngơn ngữ học, có thể coi là hướng đi từ nghệ thuật đến nội dung tư tưởng. Với phương pháp này, người học bao giờ cũng phải bắt đầu từ hệ thống từ ngữ với những ý nghĩa rõ ràng của nó, trên cơ sở đó mới tuần tự chỉ ra các lớp nghĩa có được do sự phối hợp hay đối lập với ngữ cảnh. Với phương pháp này, tác phẩm được khám phá như một cấu trúc có hệ thống rõ ràng, có thể lí giải một cách logic.

Ví như, khi giáo viên tìm hiểu hình tượng sơng Hương khi cịn ở thượng nguồn, để khẳng định, sông Hương không chỉ là một con sông thuần túy, vô tri nữa mà

đã trở thành một người con gái với nhiều tính cách khác nhau, khi thì dịu dàng, say đắm, khi thì phóng khống man dại, khi thì bí ẩn khơng muốn bộc lộ. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh bắt đầu khai thác từ những đơn vị từ vựng (danh từ, động từ, tính từ) với nghĩa gốc của nó: “dịu dàng, say đắm, bí ẩn, gan dạ, tự do, trong sang”…Đây vốn là những từ được dùng để chỉ người, nay phối hợp với nhau trong ngữ cảnh đã đem đến cho dịng sơng Hương (vốn là vật vơ tri) có những tính cách của con người.

Như vậy, so với phương pháp văn học, phương pháp ngôn ngữ học cụ thể là tiếp cận tác phẩm dưới hệ thống lý thuyết trường nghĩa, sẽ giúp cho giáo viên và học sinh bóc tách lớp nghĩa của tác phẩm một cách dẽ dàng, logic, chính xác. Mặt khác, do xuất phát từ chính các đơn vị ngơn ngữ nên giáo viên có cơ hội chỉ rõ cho người học thấy rõ được những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm, những cái đặc trưng về nội dung cái hay, cái lạ trong việc dùng từ và kết hợp từ ngữ của nhà văn. Tuy nhiên, dạy học theo phương pháp này cũng không thể tách ra khỏi việc phải định hướng tác phẩm thuộc thể loại nào, kết hợp các biện pháp và thủ pháp dạy học khác như tích hợp, sử dụng các hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, khơi gợi, hoặc chia nhóm họ sinh để làm việc..

Trong luận văn này, kế thừa những thành quả về phương pháp dạy học hiện đại nói chung và phương pháp dạy học văn nói riêng, chúng tơi định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy – học đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường, ngữ văn lớp 12 tập 1 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)